1.3.3 .Một số mô hình đánh giá rủi ro tín dụng
3.2. Thực tra ̣ng quản trị rủi ro tín dụng ta ̣i Vietinbank– Chi nhánh Đông
3.2.1. Khái quát hoạt động tín dụng của chi nhánh
- Tập trung tín dụng theo đối tượng khách hàng : Khách hàng tổ chức của Chi nhánh 100% là Khách hàng doanh nghiệp , Chi nhánh không có đơn vị sự nghiệp phải thu . Tỷ trọng cho vay như đã đề cập ở mục trên , dư nợ cho vay Khách hà ng cá nhân tăng từ 20% tổng dư nợ năm 2012 lên mức 35% trong năm 2018. Do đi ̣nh hướng chung của ngành Ngân hàng cũng như Vietinbank, xu hướ ng các Ngân hàng đẩy ma ̣nh viê ̣c cho vay các khách hàng
cá nhân, viê ̣c này giúp giảm thiểu rủi ro tín du ̣ng vào mô ̣t số khách hàng. Viê ̣c cho vay KHDN hiê ̣n nay gă ̣p nhiều khó khăn do biên lợi nhuâ ̣n mỏng, tỷ lệ tín chấp cao, tài sản đảm bảo chủ yếu là nhà xưởng , máy móc thiết bị , vì vậy khi rủi ro xảy ra việc thu hồi nợ gă ̣p nhiều khó khăn.
- Tập trung theo ngành nghề kinh tế : Trong năm 2012 tỷ lệ cho vay của Chi nhánh tập trung chủ yếu vào công nghiệp chế biến chế tạo và thương nghiê ̣p di ̣ch vu ̣, kinh doanh bất đô ̣ng sản chỉ chiếm khoảng 9% tổng dư nợ toàn Chi nhánh.
Hình 3.4 Tỷ lệ cho vay của Vietinbank – chi nhánh Đông Hà Nội giai đoạn 2012 - 2018
Đến năm 2018, tỷ lệ cho vay trong lĩnh vực BĐS và xây dựng tiếp tục giảm xuống còn 7%, tỷ lệ cho vay về công nghiệp chế biến , chế ta ̣o và hoa ̣t đô ̣ng thương nghiê ̣p, dịch vụ vẫn chiếm 76% dư nợ toàn Chi nhánh , cho thấy Chi nhánh Đông Hà Nô ̣ i tâ ̣p trung chủ yếu vào viê ̣c cho vay trong lĩnh vực sản xuất và thương mại , dịch vụ, không dồn quá nhiều nguồn lực vào BĐS , xây dựng. Điều này sẽ giúp Chi nhánh ha ̣n chế rủi ro khi thi ̣ trường BĐS gă ̣p nhiều khó khăn.
7% 42% 27% 9% 15% 2012
Nông lâm ngư nghiệp Công nghiệp chế biến, chế tạo Thương nghiệp, dịch vụ Kinh doanh BĐS, xây dựng Hoạt động khác
-Cho vay theo kỳ hạn : Cho vay theo kỳ ha ̣n ngắn ha ̣n thường ít rủi ro hơn so với cho vay trung dài ha ̣n , nhất là trong các giai đoa ̣n nền kinh tế biến đô ̣ng và gă ̣p nhiều khó khăn. Thêm vào đó, theo thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 và các văn bản bổ sung liên quan quy định tỷ lệ dùng nguồn vốn cho vay trung dài ha ̣n của các TCTD giảm xuống mức 40%. Vì vậy xu hướng các Ngân hàng đang cơ cấu danh mu ̣c cho vay chuyển đổi sang các khoản cho vay ngắn hạn . Trước thực trạng này, Chi nhánh luôn giữ tỷ lê ̣ vay ngắn ha ̣n chiếm phần lớn danh mu ̣c tín du ̣ng . Theo đó, năm 2012 tỷ lệ vay ngắn ha ̣n của Chi nhánh là 80%, mă ̣c dù có sự su ̣t giảm vào năm 2013 và 2014 vớ i tỷ lê ̣ lần lượt là 67% và 65%, Chi nhánh đã tăng tỷ lê ̣ cho vay ở các năm tiếp theo đó và đa ̣t mức 82% vào năm 2018.
Bảng 3.4.Cho vay theo kỳ hạn tại VietinBank – chi nhánh Đông Hà Nội giai đoạn 2012 – 2018 Đơn vi ̣: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Dư nợ 2,398 2,607 2,943 3,256 4,029 4,779 5,548 Trong đó Nợ ngắn ha ̣n 1,919 1,753 1,919 2,317 2,989 3,798 4,527 Nợ trung dài ha ̣n 480 854 1,024 939 1,040 981 1,021
Tỷ lệ cho vay ngắn hạn 80% 67% 65% 71% 74% 79% 82%
-Tập trung theo khu vực đi ̣a lý : Do các phòng giao di ̣ch của Chi nhánh hoạt động rộng khắp trên địa bàn thành phố Hà Nội vì vậy RRTD theo mức đô ̣ tâ ̣p trung theo khu vực đi ̣a lý không cao , luâ ̣n văn sẽ không phân tích nô ̣i dung này.
3.2.2. Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank – Chi nhánh Đông Hà Nội
Tại chi nhánh, việc quản trị RRTD được thực hiện bởi 2 bộ phận chính là phòng khách hàng/phòng giao dịch và phòng Tổng hợp. Trong đó, vai trò và chức năng tại các phòng nghiệp vụ cho bởi bảng sau:
Bảng 3.5. Thực hiện quản trị rủi ro tín dụng tại các phòng nghiệp vụ
Phòng Nội dung thực hiện về quản trị RRTD
Phòng khách hàng/phòng giao dịch
- Tìm kiếm khách hàng
- Thực hiện thẩm định, trình các cấp phê duyệt (Giám đốc Chi nhánh hoă ̣c Phòng Phê duyê ̣ tín du ̣ng – Trụ sở chính) về viê ̣c cấp ha ̣n mức vay vốn
- Giám sát về tình hình hoạt động SXKD, mục đích vay vốn của khách hàng.
Phòng Tổng hợp
- Theo dõi, đôn đốc và cùng phòng khách hàng/phòng giao dịch xử lý các khoản nợ có vấn đề
- Lập báo cáo về rủi ro tín dụng như báo báo trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
(Nguồn: Vietinbank – Chi nhánh Đông Hà Nội)
3.2.3. Phân tích đánh giá khách hàng
Việc phân tích đánh giá khách hàng để quyết định cấp tín dụng cho khách hàng, hiện tại chi nhánh vừa sử dụng phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Phương pháp định tính đó là nội dung tờ trình thẩm định khách hàng được thiết kế trên cơ sở mô hình 6C. Tờ trình thẩm định này của chi nhánh bao gồm thẩm định 6 nội dung về khách hàng gồm: Thẩm định tính pháp lý, thẩm định tình hoạt động sản xuất kinh doanh, thẩm định tình hình tài chính, thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay, thẩm định về dòng tiền của khách hàng. Sau khi cấp tín dụng, CBTD phải kiểm tra kiểm soát khách hàng, định kỳ kiểm tra phải lập thành văn bản.
Phương pháp định lượng đó là hệ thống XHTD nội bộ, tuy nhiên hiện nay chi nhánh mới chỉ coi đây là một công cụ tham khảo, chưa thực sự sử dụng nhiều kết quả chấm điểm của hệ thống XHTD để quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. Hiện nay, chi nhánh mới sử dụng hạng khách hàng để quyết định cấp tín dụng hay không, nếu cấp thì cấp tín dụng có TSBĐ hay cấp tín dụng không có TSBĐ.
Bảng 3.6: Mối quan hệ hạng khách hàng và quyết định cấp tín dụng tại Vietinbank – Chi nhánh Đông Hà Nội
Cấp tín dụng không có TSBĐ Cấp tín dụng Cấp tín dụng có TSBĐ cấp tín dụng Không Hạng khách hàng Từ A trở lên Từ BB trở lên Từ B trở xuống
(Nguồn: Vietinbank – Chi nhánh Đông Hà Nội)
Việc xếp hạng KHDN của Vietinbank – Chi nhánh Đông Hà Nội căn cứ vào: -Khách hàng mới hay cũ, trong đó khách hàng mới là khách hàng chưa từng có quan hệ tín dụng tại Vietinbannk. Chỉ tiêu này ảnh hưởng tỷ trọng từng chỉ tiêu thành phần trong bộ chỉ tiêu phi tài chính.
-Lĩnh vực hoạt động kinh doanh, hiện tại chia làm 34 ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Với từng ngành nghề sẽ có một bộ chỉ tiêu tài chính, phi tài chính riêng.
-Quy mô khách hàng: lớn, vừa, nhỏ. Quy mô sẽ chỉ ảnh hưởng tới nhóm chỉ tiêu tài chính.
-Hình thức sở hữu: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp khác. Chỉ tiêu này sẽ ảnh hưởng tới tỷ trọng từng nhóm chỉ tiêu cấu thành điểm cho khách hàng.
-Chất lượng BCTC có kiểm toán hay không sẽ ảnh hưởng tới cơ cấu giữa điểm tài chính và điểm phi tài chính.
Như vậy đối với một KHDN sẽ có 3 x 34 = 102 bộ chỉ tiêu tài chính, 34 bộ chỉ tiêu phi tài chính. Đối với từng loại sở hữu, KH mới hãy cũ, chất lượng BCTC có tỷ trọng điểm về từng chỉ tiêu, nhóm chỉ tiêu khác nhau =>Bộ chỉ tiêu áp dụng cho KHDN tương đối phong phú.
Việc xếp hạng KHCN/hộ, bộ chỉ tiêu chỉ căn cứ vào loại khách hàng mới hay cũ mà tỷ trọng các chỉ tiêu sẽ thay đổi, với khách hàng mới, nhóm chỉ tiêu quan hệ với ngân hàng sẽ giảm tỷ trọng, phân bổ phần tỷ trọng giảm đó vào các nhóm chỉ tiêu khác. Như vậy bộ chỉ tiêu đối với nhóm khách hàng này
tương đối đơn giản chưa đánh giá được nhiều yếu tố ảnh hưởng lớn tới khả năng trả nợ của khách hàng ví dụ như: tính ổn định của nguồn thu nhập để trả nợ, mục đích vay vốn, sản phẩm vay,… Vì với vay cầm cố GTCG sẽ ít rủi ro hơn so với vay kinh doanh BĐS, nguồn thu nhập trả nợ từ lương sẽ ổn định hơn nguồn thu nhập từ kinh doanh,…
Tuy nhiên, hệ thống xếp hạng tín dụng này chưa tính đến yếu tố rủi ro TSBĐ trong phần quyết định hạng của khách hàng trong khi đây là nguồn thu thứ 2 để thu hồi nợ.
Vietinbank nói chung và chi nhánh nói riêng mới chỉ dừng lại việc sử dụng kết quả xếp hạng của khách hàng cho việc quyết định cấp tín dụng hay không mà chưa sử dụng vào được việc đo lường rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, đây là một trong các yếu tố quan trọng để ngân hàng sau này có thể thiết kế đo lường rủi ro tín dụng theo Basel II.
Hiện tại, toàn bộ khoảng 2500 khách hàng của chi nhánh đều thực hiện chấm điểm và phân loại khách hàng. 80% khách hàng xếp hạng từ A trở lên, 20% hạng khách hàng là BBB, BB, chi nhánh không thực hiện cấp tín dụng với khách hàng có hạng B trở xuống.
3.2.4.Kiểm soát rủi ro tín dụng
Quy trình kiểm soát rủi ro tín dụng tại Vietinbank – Chi nhánh Đông Hà Nội dựa vào nội dung cơ bản của Basel II là đưa ra các phương pháp và nguyên tắc về quản lý rủi ro tín dụng, kiểm soát nợ xấu, bao gồm:
– Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp: Yêu cầu xem xét đánh giá rủi ro tín dụng phải là chiến lược xuyên suốt trong hoạt động ngân hàng (mức độ chấp nhận rủi ro, tỷ lệ nợ xấu…), trên cơ sở đó phát triển các chính sách nhằm phát hiện, theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt động, đối với từng khoản cấp tín dụng cụ thể và nâng lên tầm soát rủi ro của cả danh mục đầu tư.
– Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh: Ngân hàng đã xác định rõ ràng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh (xác định thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng tiềm năng, điều kiện cấp tín dụng…) nhằm xây dựng các hạn mức tín dụng phù hợp cho từng loại khách hàng trên cơ sở các thông tin định lượng, định tính, kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng. Ngân hàng phải có quy trình rõ ràng trong đề xuất tín dụng, phê duyệt và sửa đổi tín dụng, có sự phân tách nhiệm vụ rạch ròi giữa các bộ phận có liên quan đến công tác tín dụng. Việc cấp tín dụng cần tuân thủ nguyên tắc cẩn trọng trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên.
– Duy trì quá trình quản lý và theo dõi tín dụng phù hợp: Tuỳ theo quy mô của từng ngân hàng để xây dựng hệ thống quản lý phù hợp, kịp thời nắm bắt các thông tin từ phía khách hàng như tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, mức độ thực hiện các cam kết… để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường, kiểm soát tốt các khoản vay có vấn đề. Ngân hàng cũng cần có các biện pháp quản lý và khắc phục các khoản nợ xấu. Vì thế, chính sách quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng phải chỉ rõ cách thức quản lý các khoản tín dụng có vấn đề.
Bám sát vào 03 trụ cột kiểm soát RRTD trên, Vietinbank có quy trình riêng về nội dung kiểm tra kiểm soát sau cho vay nhằm giảm thiểu RRTD khi cấp tín dụng cho khách hàng và chi nhánh thực hiện theo quy trình này.
-Đánh giá và theo dõi mục đích sử dụng vốn vay: việc theo dõi mục đích sử dụng vốn vay ngoài kiểm soát mục đích vay của khách hàng nó còn có ý nghĩa trong việc khách hàng tạo ra nguồn thu nhập để trả nợ ngân hàng. Với cho vay SXKD ngân hàng tài trợ cho khách hàng mua lô hàng, KH sẽ lấy nguồn thu từ việc bán lô hàng đó để thanh toán cho ngân hàng tuy nhiên nếu không kiểm soát được mục đích vay vốn, KH lấy số tiền đó đầu tư vào BĐS khi thị trường BĐS đóng băng như hiện nay khoản vay đến hạn không được
thanh toán, làm gia tăng nợ quá hạn. Vì vậy, chi nhánh tăng cường kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay đối với:
Giải ngân tiền mặt: kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày giải ngân;
Giải ngân chuyển khoản: nếu khách hàng giải ngân 1 món/tháng, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay trong vòng 15 ngày kể từ ngày giải ngân , nếu khách hàng giải ngân từ 2 món/tháng, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay trong vòng 1 tháng kể từ ngày giải ngân;
Đối với vay dự án đầu tư : Định kỳ 6 tháng/lần kiểm tra tình hình thực hiện dự án.
-Đối với bảo lãnh và LC, chi nhánh yêu cầu định kỳ kiểm tra tình hình thực hiện LC và thực hiện nghĩa vụ phát sinh bảo lãnh. Căn cứ vào từng loại bảo lãnh, LC mà chi nhánh quy định cụ thể. Như vậy, chi nhánh kiểm soát chặt chẽ mục đích cấp tín dụng và hơn so với các TCTD khác đó là thực hiện kiểm tra tình hình thực hiện LC và thực hiện nghĩa vụ phát sinh bảo lãnh. Ít ngân hàng quy định kiểm tra nội dung này, tuy nhiên việc ngân hàng bị thanh toán bắt buộc đối với bảo lãnh và LC ảnh hưởng trực tiếp tới việc chuyển nhóm nợ của khách hàn, do đó kiểm soát kỹ nội dung này là hợp lý. Nhiều KH sau khi mua về sử dụng luôn lô hàng mà chi nhánh tài trợ và việc giải ngân tiền mặt tương đối rủi ro do đó với thời gian kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay trong trường hợp giải ngân tiền mặt, chuyển khoản là hơi dài, khiến một số trường hợp chi nhánh không thể kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay.
-Kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng: theo quy định, định kỳ 6 tháng/lần chi nhánh phải kiểm tra tình hình tài chính, hoạt động SXKD của KHDN để từ đó có đề xuất tín dụng phù hợp với khách hàng. Trong tình hình kinh tế biến động như hiện nay, việc yêu cầu định kỳ 6 tháng/lần là tương đối dài, trong vòng 6 tháng đủ để nhiều doanh
nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, di chuyển địa điểm kinh doanh,… Ngoài ra, nguồn thu nhập của KHCN ảnh hưởng lớn tới khả năng trả nợ của khách hàng thì chi nhánh chưa quy định cụ thể việc định kỳ kiểm tra nguồn thu nhập của KHCN. Ngoài ra, CBTD chưa nghiêm túc trong việc kiểm tra hoạt động SXKD, tài chính của khách hàng, điển hình là CBTD không kiểm tra và nếu có kiểm tra nội dung sơ sài chưa đáp ứng được yêu cầu.
3.2.5. Công tác báo cáo quản trị rủi ro tín dụng
Định kỳ hàng tháng, chi nhánh họp để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh đặc biệt là hoạt động tín dụng. Nội dung họp chỉ mới dừng lại ở doanh số tín dụng, dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, thu hồi xử lý RRTD,… mà chưa lập các báo cáo phân tích thực trạng RRTD tại chi nhánh. Phòng thẩm định và quản lý rủi ro tại chi nhánh sẽ thực hiện lập báo cáo này để trình ban lãnh đạo chi nhánh. Cuộc họp sẽ có đầy đủ ban lãnh đạo chi nhánh, lãnh đạo phòng khách hàng, phòng giao dịch, phòng thẩm định và quản lý rủi ro.
Định kỳ hàng quý, hàng năm, chi nhánh lập báo cáo phân tích thực trạng RRTD tại chi nhánh, nêu từng trường hợp cụ thể gây nợ quá hạn, nợ xấu để tìm hướng xử lý và rút kinh nghiệm trong quá trình cấp tín dụng. Nội dung báo cáo này bao gồm, tình hình nợ quá hạn, nợ xấu, trích lập dự phòng RRTD, thu hồi xử lý RRTD; mức độ tập trung tín dụng; vi phạm trong quá trình cấp tín dụng, giám sát sau cho vay,… Tuy nhiên, hiện nay báo cáo trích