Phân loại nợ và thực hiện trích lập dư phòng RRTD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh đông hà nội (Trang 63)

3.2.6 .Chất lượng tín dụng của chi nhánh

3.2.7. Phân loại nợ và thực hiện trích lập dư phòng RRTD

Vietinbank. Hiện nay, chi nhánh thực hiện trích lập dự phòng RRTD theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, quyết định 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi quyết định 493/1005/QĐ-NHNN. Theo đó, tỷ lệ dự phòng chung là 0,75% tổng dư nợ tại chi nhánh. Mức dự phòng cụ thể căn cứ vào mức độ rủi ro của từng khoản vay theo nguyên tắc khoản vay càng rủi ro thì tỷ lệ trích lập dự phòng càng cao, chi tiết như sau:

Bảng 3.8. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể tại Vietinbank – Chi nhánh Đông Hà Nội Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể Nhóm nợ Thành phần chính nhóm nợ

0% 1 Các khoản nợ trong hạn/quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi.

5% 2

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày - Các khoản điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu

- Các khoản nợ phân loại vào nhóm 2 theo chỉ tiêu định tính

20% 3

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày - Các khoản nợ gia hạn thời hạn trả nợ lần đầu

- Các khoản miễn/giảm nợ lãi do KH không đủ khả năng trả nợ đầy đủ lãi đúng hạn

- Các khoản nợ phân loại vào nhóm 3 theo chỉ tiêu định tính

50% 4

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá

hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai - Các khoản nợ phân loại vào nhóm 4 theo chỉ tiêu

định tính

100% 5

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 2 quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

Tỷ lệ trích lập dự phòng

cụ thể

Nhóm

nợ Thành phần chính nhóm nợ

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; - Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;

- Các khoản nợ phân loại vào nhóm 5 theo chỉ tiêu định tính

(Nguồn Vietinbank – Quy định về phân loại nợ)

Như vậy, việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của chi nhánh mới mang tính chất định tính. Việc này sẽ làm chất lượng tín dụng của toàn chi nhánh không được đánh giá đồng đều vì phụ thuộc nhiều vào quan điểm cá nhân của từng cán bộ. Số tiền trích lập dự phòng RRTD của chi nhánh hiện nay đảm bảo theo quy định trên. Vì khi tăng trích lập dự phòng RRTD đồng nghĩa lợi nhuận của chi nhánh giảm, ảnh hưởng tới lợi nhuận theo kế hoạch của chi nhánh. Việc trích lập dự phòng RRTD sẽ giúp chi nhánh tăng cao khả năng chống đỡ rủi ro, do đó chi nhánh nên phối hợp hiệu quả với trụ sở chính để chuyển trích lập dự phòng RRTD theo định tính chuyển sang trích lập dự phòng RRTD theo định lượng (hệ thống XHTD nội bộ).

Hiện nay, chi nhánh có áp dụng phần mềm XHTD nội bộ để phân loại khách hàng khi cấp tín dụng và kiểm soát sau cho vay nhưng chưa sử dụng kết quả này để phân loại nợ. Hiện nay, các ngân hàng đều hướng tới sử dụng kết quả chấm điểm từ hệ thống XHTD nội bộ để phân loại nợ nhằm tăng cường chất lượng tín dụng. Hệ thống XHTD nội bộ gồm nhiều bộ chỉ tiêu cho từng loại đối tượng khách hàng: KHCN, KHDN, doanh nghiệp mới thành lập, bộ chỉ tiêu cho sản phẩm đặc thù. Đối với KHDN, hệ thống này phân loại bộ chỉ tiêu theo loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh tế, quy mô doanh nghiệp,… từ đó bộ chỉ tiêu rất đa dạng. Nếu chi nhánh khai thác được tối đa tiện ích của hệ thống XHTD nội bộ thì kết quả chấm điểm này sẽ phù hợp hơn trong việc đánh giá khách hàng từ đó giúp chi nhánh nâng cao chất lượng tín

dụng. Đồng thời khi Vietinbank áp dụng hệ thống này để trích lập dự phòng RRTD, chi nhánh sẽ không gặp khó khăn trong công tác này.

3.3. Đánh giá chung v ề quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank – Chi nhánh Đông Hà Nội

3.3.1. Những kết quả đạt được

+ Công tác huy động vốn: Tổng nguồn vốn tiếp tục tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2019 đạt 8.628 tỷ đồng, tiếp tu ̣c tăng trưởng 260 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2018. Nguồn vốn tăng trưởng đều ở cả mảng huy đô ̣ng KHCN và KHDN, cụ thể KHCN tăng 156 tỷ lên mức 5.819 tỷ đồng, KHDN tăng 104 tỷ lên mức 2.809 tỷ đồng.

+ Dư nợ tín dụng tăng: Trong 6 tháng đầu năm 2019, dư nợ của Chi nhánh Đông Hà Nội đạt 5.780 tỷ đồng, tăng trưởng 4%. Do hiện tại hệ thống Ngân hàng Công Thương ưu tiên viê ̣c đẩy ma ̣nh hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng, tâ ̣p trung giải quyết các khoản nợ khó đòi vì vậy việc cho vay chỉ tiêu giao ở mức thấp . Vì vậy việc dư nợ vay của Chi nhánh Đông Hà Nội ở mứ c 4% là phù hợp với đi ̣nh hướng hoa ̣t đô ̣ng hiê ̣n ta ̣i của NHCT. Viê ̣c thành lâ ̣p Phòng tổng hợp của NHCT với mu ̣c đích hỗ trợ các Phòng khách hàng /Phòng giao dịch trong công tác thu hồi nợ giúp viê ̣c xử lý các khoản nợ được tâ ̣p trung và chuyên trách, vì vậy các cán bộ tín dụng có thể tập trung hơn vào việc phát triển kinh doanh. Việc thẩm đi ̣nh và quyết đi ̣nh cho vay của Chi nhánh Đông Hà Nôi luôn đảm bảo thực hiê ̣n đúng các nguyên tắc thẩm đi ̣ nh cấp tín du ̣ng đối với các khoản vay ngắn hạn cũng như trung dài ha ̣n theo quy đi ̣nh của NHCT theo quyết đi ̣nh số 550/QĐ - TGĐ/NHCT35 về cho vay KHDN và 551/QĐ - TGĐ/NHCT35 về cho vay KHCN

+ Ổn định mạng lưới tín dụng: Hiện ta ̣i ma ̣ng lư ới của Chi nhánh khá ổn định, không có sự mở rô ̣ng . Tuy nhiên trong giai đoa ̣n 2012 – 2018, có nhiều Phòng giao di ̣ch của Chi nhánh được nâng cấp từ phòng loa ̣i 2 (chỉ

chuyên huy đô ̣ng vốn ) sang phòng loa ̣i 1 (bao gồm chỏ cho vay và huy đô ̣ng vốn) để phát triển kinh doanh như PGD Đông Đô (năm 2016) và PGD Phú Thịnh (cuối năm 2017). Sau thời gian hoa ̣t đô ̣ng , PGD Đông Đô hiê ̣n có quy mô tín du ̣ng khoảng 150 tỷ đồng và PGD Phú thịnh là khoảng 50 tỷ đồng, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của toàn Chi nhánh . Đến 30/06/2019, tổng thu phí di ̣ch vu ̣ của Chi nhánh là 36.652 triê ̣u đồng, tăng trưởng 54% so với cùng kỳ . Do chi nhánh hiê ̣n tâ ̣p trung vào nâng cao hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng , tâ ̣p trung tăng thu phí, tăng lợi nhuâ ̣n, giảm thiểu rủi ro từ hoạt động tín dụng.

+ Nợ xấu ở mức kiểm soát tốt: Chi nhánh luôn tập trung, cương quyết trong công tác thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro, áp dụng các biện pháp mạnh mẽ nhằm hạn chế việc phát sinh tăng nợ nhóm 2, nợ xấu, Đông thời tuận thủ hoạt động của quy trình phân loại nợ và trích lập dự phòng ban hành kèm theo quyết định số: 2186//2012/QĐ- NHCT37. Trong năm 2018 đã đạt được kết quả như sau:

- Thu hồi nợ xấu đạt: 1.031 triệu đồng. - Thu hồi nợ nợ XLRR là: 5.550 triệu đồng. - Nợ nhóm 2: 22.468 triệu đồng.

- Nợ xấu: 69.329 triệu đồng

Trong 6 tháng đầu năm 2019, hoạt động xử lý nợ hiện chưa cho kết quả cụ thể, do mô ̣t số khoản vay được xử lý thông qua viê ̣c khởi kiê ̣n ta ̣i các c ấp tòa án có thẩm quyền , các hồ sơ mới được thụ lý và đóng án phí vào cuối

tháng 6/2019, vì vậy kết quả thu hồi nợ sẽ phản ánh vào cuối năm 2019 và

đầu năm 2020. Về tỷ lê ̣ nợ xấu , đến 30/06/2019, tỷ lệ nợ xấu là 1.3% trên tổng dư nợ, so với mức 3% của toàn hệ thống NHCT cho thấy công tác quản trị rủi ro của Chi nhánh vẫn ở mức tốt.

Ngoài ra, Vietinbank – Chi nhánh Đông Hà Nội chỉ đạo tăng cường công tác kiểm trả, kiểm soát sau khi cấp tín dụng, bám sát hoạt động kinh doanh

của khách hàng để có những biện pháp tín dụng phù hợp, giảm thiểu RRTD đồng thời Vietinbank tăng cường các sản phẩm tín dụng phù hợp với từng đối tường khách hàng nhằm tháo gỡ khó khăn trong giai đoạn hiện nay, đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn hiệu quả, hạn chế mức thấp nhất rủi ro tín dụng.

3.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

Nợ xấu vẫn tăng dần qua các n ăm gần đây , từ mức đáy là 0.1% năm 2015 lên mứ c 1.3% năm 2018.

-Các khoản nợ xấu đa phần tập trung ở các khoản vay trung dài hạn (chiếm 70%) cho thấy v iệc thẩm định các dự án vay vốn dài hạn vần còn nhiều ha ̣n chế như : mọi tính toán thẩm định đều thực hiện trong môi trưởng giả định, chưa xem xét cụ thể hay phân tích ký các yếu tố ảnh hưởng đến dòng tiền của dự án như tỷ giá, lãi suất…. chưa xem xét cụ thể các yếu tố kinh tế xã hội, các yếu tốc có tính chất vùng, miền, các chính sách xã hội, chỉ nêu một cách chung chung, các yếu tố phân tích hoàn toàn dựa vào những đánh giá chủ quan của người thẩm định , tư cách người vay được thẩm đi ̣nh sơ sài chưa nắm rõ các tiểu sử cũng như các khó khăn tiềm ẩn của khách hàng vay.

+ Những tồn tại

TSĐB chưa được phân loại: Việc quy định kiểm tra , định giá lại TSBĐ mới quy định chung cho toàn bộ TSBĐ mà chưa phân theo loại TSBĐ vì nhiều TSBĐ rủi ro cao như hàng tồn kho, khoản phải thu, máy móc thiết bị… cần có tần suất kiểm tra, định giá cao hơn.

Việc kiểm tra vốn vay sau khi giải ngân còn thực hiê ̣n sơ sài , nguồn thông tin chủ yếu do khách hàng cung cấp mà thiếu các kênh thông tin khác tham khảo, bổ sung.

Tỉ lệ cho vay TSĐB còn thấp: Mặc dù chi nhánh chủ trương tăng cường cho vay KHCN và cho vay có TSBĐ tuy nhiên các tỷ lệ này của chi nhánh vẫn là thấp so với các chi nhánh khác trên địa bàn, làm rủi ro của chi nhánh gia tăng.

Về quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng:

- Việc xác định mức độ rủi ro hiện tại mới chỉ căn cứ vào số ngày quá hạn thực tế của khách hàng, chưa dựa nhiều vào kết quả phân tích và đánh giá về khách hàng. Từ đó làm việc đánh giá chất lượng tín dụng của khách hàng phụ thuộc nhiều vào quan điểm cá nhân đồng thời chưa có đo lường cụ thể về mức độ rủi ro của một khoản vay.

- Hệ thống XHTD nội bộ chưa tính đến yếu tố về TSBĐ trong mức xếp hạng trong khi đây là nguồn thu thứ 2 của ngân hàng và thật sự cần thiết trong thời kỳ tín dụng rủi ro cao như hiện nay.

- Nhiều CBTD chưa nghiêm túc trong việc thực hiện chấm điểm xếp hạng khách hàng làm ảnh hưởng tới kết quả XHTD, chi nhánh chưa sử dụng nhiều tới kết quả này trong quá trình quản trị RRTD.

- Số tiền trích lập dự phòng mới tính mức tối thiểu theo quy định của NHNN và Vietinbank, việc tính toán này vẫn còn được thực hiện thủ công. Chi nhánh chưa dự phòng rủi ro theo phương pháp xác định mức tổn thất dự kiến và tổn thất ngoài dự kiến.

+ Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan

Hoạt động tín dụng của chi nhánh chịu ảnh hưởng từ khó khăn chung từ nền kinh tế. Khủng hoảng kinh tế làm Việt Nam giảm GDP, tăng CPI, thất nghiệp gia tăng,… làm cho khả năng trả nợ của các khách hàng trong nền kinh tế bị sụt giảm

Chịu ảnh hưởng từ chính sách của chính phủ, nhà nước: chính sách của chính phủ, nhà nước là khuyến khích hay không khuyến khích sẽ ảnh hưởng nhiều tới sự tồn tại và phát triển của nhóm khách hàng đó. Nếu chính sách hạn chế thì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đó gia tăng khó khăn từ đó dẫn đến việc khách hàng gia tăng khả năng không trả được nợ. Thật vậy, với

chính sách các đối tượng tham gia giao thông phải đi xe chính chủ đã làm nhiều khách hàng kinh doanh xe cũ gặp khó khăn đặc biệt là kinh doanh xe máy , ôtô cũ.

Chịu ảnh hưởng từ môi trường tự nhiên, vì yếu tố tự nhiên như dịch bệnh, hạn hán,… sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cung và cầu của sản phẩm từ đó dẫn điến việc thút đẩy hoặc làm giảm khả năng phát triển của khách hàng, nếu làm giảm khả năng phát triển thì tỷ lệ nợ quá hạn tiềm tàng của chi nhánh sẽ gia tăng. Tuy nhiên, các khách hàng của chi nhánh ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố này.

Chịu ảnh hưởng từ yếu tố xã hội: với đặc điểm người tiêu dùng Việt Nam quen sử dụng tiền mặt, thanh toán bằng tiền mặt do đó ngân hàng khó có thể kiểm soát mục đích vay vốn của khách hàng dễ dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.

Một số khách hàng không thiện chí trả nợ: có thời kỳ nền kinh tế thiếu vốn trầm trọng, các ngân hàng hạn chế cho vay, các khoản vay đến hạn trả nợ nhưng ngân hàng không giải ngân ra luân chuyển vốn vì vậy nhiều khách hàng sẵn sàng để nợ quá hạn vì lãi suất quá hạn của ngân hàng vẫn thấp hơn lãi suất thị trường chợ đen;

Khách hàng sử dụng vốn sai mục địch, mục đích vay vốn phục vụ hoạt động SXKD, tuy nhiên khi kiểm tra thực tế sau khi cho vay không thấy khách hàng SXKD gì cả, số tiến vay sử dụng vào mục đích khác, hoặc vay ké, vay hộ…., chính vì vậy khi đến hạn khách hàng không có nguồn để trả nợ ngân hàng, nguyên nhân chỉ được phát hiện khí kiểm tra giám sát, so ngân hàng vẫn phải gánh chịu rủi ro khí khoản vay bị chuyển nợ xấu.

Khách hàng chủ ý lừa ngân hàng, tạo hồ sơ giả mạo đến vay ngân hàng , hoă ̣c nhóm Khách hàng liên quan ta ̣o nhiều pháp nhân và vay vốn ta ̣i nhiều TCTD, luân chuyển vốn lòng vòng , gây khó khăn cho công tác thẩm đi ̣nh , cho vay và kiểm soát sau vay. Hành vi lừa đảo của khách hàng ngày càng tinh

vi do đó CBTD cần nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng như độ nhạy nghề nghiệp để giảm thiểu rủi ro này.

Do trình độ quản lý yếu kém, người vay không hoạch định được chính xác các khoản đầu tư, thu nhập , thời gian thu hồi vốn, hơn nữa phần vốn tham gia trực tiếp của người vay chiếm tỷ lệ nhỏ, song thường được tính vào công lao động… quy ra tiền, trong khi đó thu nhập lại được tính ở mức giá tại thời điểm vay vốn để phương án sao cho có lãi, mà không lường đến sự biến động vật tư đầu vào, chất lượng sản phảm…..nên khả năng tiêu thu và giá tiêu thụ không được như dự kiến, hiệu quả kinh doanh thua lỗ, vốn ngân hàng bị tồn đọng.

Nguyên nhân chủ quan

Cơ cấu tổ chức thường xuyên thay đổi làm hoạt động ngân hàng thiếu ổn định. Cơ cấu tổ chức ổn định mới có thể theo đuổi được mục tiêu tín dụng ban đầu và CBNV yên tâm làm việc.

Chi nhánh chưa có chế tài xử phạt CBTD không đảm bảo quy định, quy trình cấp tín dụng, từ đó dẫn đến việc kiểm tra kiểm soát sau cho vay, chấm điểm XHTD nội bộ,… của CBTD chưa thực hiện nghiêm túc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh đông hà nội (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)