5. Bố cục đề tài
1.3. Tổng quan về xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học
1.3.1. Khái niệm xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học
Xuất khẩu là hoạt động bán những sản phẩm sản xuất trong nước ra nước ngoài nhằm thu ngoại tệ, tăng tích luỹ cho ngân sách Nhà nước, phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống cho nhân dân.
Như vậy, có thể hiểu ngắn gọn: xuất khẩu dịch vụ giáo dục là việc cung cấp dịch vụ giáo dục của nước mình sang một nước thành viên khác theo 4 phương thức Quy định trong Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS) của WTO và kèm theo dòng ngoại tệ đi vào nước xuất khẩu.
Phương thức cung cấp qua biên giới (Phương thức 1): phương thức này được thực hiện thông qua các hình thức đào tạo trực tuyến (E-learning) hay đào tạo từ xa (distance – learning). Trong phương thức này, dịch vụ GDĐH được cung cấp từ lãnh thổ của một thành viên này sang lãnh thổ của một thành viên khác mà không có sự di chuyển của cả người cung cấp và người tiêu thụ dịch vụ sang lãnh thổ của nhau. Các dịch vụ xuất gồm: chương trình, sách giáo khoa, quy chế, quy định, những tư liệu giành cho người học…
Phương thức tiêu dùng ở nước ngoài hay tiêu dùng ngoài lãnh thổ (Phương thức 2): người tiêu dùng của một thành viên này sang lãnh thổ của một thành viên khác để tiêu dùng dịch vụ. Ví dụ: những ngày đầu sau năm 1945 khi giành được đất nước từ tay thực dân Pháp, Chính phủ Việt Nam bằng việc gửi các đoàn sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh đến các quốc gia phương Tây học tập có thời hạn.
Phương thức hiện diện thương mại (Phương thức 3): nhà cung cấp dịch vụ của một thành viên này thiết lập các hình thức hiện diện như doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, chi nhánh tại lãnh thổ của một thành viên khác để cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, một số quốc gia cho rằng các hiện diện thương mại dù vốn hay thương hiệu của nước ngoài nhưng đã là pháp nhân của quốc gia mình thì cũng chỉ cung cấp dịch vụ nội địa chứ không phải là xuất nhập khẩu dịch vụ. Ví dụ: một công ty viễn thông quân đội Viettel ra nước ngoài thành lập chi nhánh tại Campuchia, Haiti, Lào…cung cấp dịch vụ viễn thông.
Phương thức hiện diện của thể nhân (Phương thức 4): thể nhân cung cấp dịch vụ của một thành viên này sang lãnh thổ của một thành viên khác để cung cấp dịch vụ. Ví dụ: Bác sĩ nước ngoài sang Việt Nam chữa bệnh,…
Cụ thể hơn, giống như các hoạt động thương mại dịch vụ khác, các hoạt động xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học có thể được nhận diện theo 4 phương thức xuất khẩu dịch vụ theo GATS/WTO như hình dưới đây:
Bảng 1.1. Nhận diện hoạt động xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo 4 phƣơng thức cung cấp dịch vụ của GATS/WTO
Phƣơng thức Nhận diện các hoạt động xuất khẩu
Quy mô/ Xu hƣớng phát triển
Phương thức 1: Cung cấp qua biên giới
- Đào tạo từ xa
- Đào tạo trực tuyến – Nhượng quyền thương hiệu Đào tạo qua hình thức trường đại học ảo
- Hiện chiếm thị phần nhỏ;
- Có tiềm năng lớn trong tương lai nhờ sự phát triển của CNTT và Internet.
Phương thức 2: Tiêu dùng ở nước ngoài
Thu hút học sinh, sinh viên nước ngoài tới nước mình học tập
Hiện chiếm tỷ trọng lớn nhất trên thị trường dịch vụ giáo dục toàn cầu.
Phương thức 3: Hiện diện thương mại
- Thành lập hiện diện thương mại tại nước ngoài để cung cấp dịch vụ
- Chi nhánh
- Văn phòng đại diện; Hợp đồng liên kết đào tạo; Thành lập trường liên doanh; Thành lập trường 100% vốn nước ngoài
- Tiềm năng và được công chúng quan tâm ngày càng lớn;
- Gây nhiều tranh cãi vì liên quan đến các quy định về đầu tư nước ngoài.
Phương thức 4:
Hiện diện của thể nhân
Giảng viên, chuyên gia giáo dục ra nước ngoài giảng dạy.
Có nhiều tiềm năng phát triển nhưng bị phụ thuộc vào các quy định về di chuyển thể nhân (như visa, cấp phép...)
Nguồn: GS.TS. Hoàng Văn Châu (2011), Xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Việt Nam, NXB Thông tin và Truyền thông
Ngày nay, theo xu hướng phát triển của thế giới, mở cửa dịch vụ giáo dục dần trở nên quen thuộc hơn với các quốc gia. Trong đó, mỗi phương thức cung cấp dịch vụ giáo dục có những ưu, nhược điểm riêng biệt:
Phương thức 1 hiện có quy mô tương đối nhỏ nhưng kèm theo sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông, chắc chắn việc cung cấp dịch vụ giáo dục qua biên giới sẽ nhanh chóng được chú ý và đầu tư mở rộng hơn nữa.
Phương thức 2 đang chiếm giữ tỷ trọng lớn nhất trên thị trường dịch vụ giáo dục toàn cầu và còn tiếp tục phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu giáo dục chất lượng cao kết hợp nhu cầu tìm kiếm cuộc sống văn minh, phát triển hơn. Bản chất của phương thức 2 là thu hút sinh viên từ nước ngoài vào học tập và nhằm thu ngoại tệ cho đất nước.
Phương thức 3 mặc dù có tiềm năng và được các quốc gia quan tâm nhưng đây cũng là phương thức tạo ra tranh cãi mâu thuẫn về các quy định đầu tư nước ngoài.
Phương thức 4 chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ và cũng có tiềm năng để phát triển nhưng thông thường các giảng viên, chuyên viên muốn ra nước ngoài công tác phải phụ thuộc nhiều vào các quy định về di chuyển thể nhân như: cấp phép, visa,…
Xuất khẩu dịch vụ theo phương thức 1, 3 và 4 còn tạo điều kiện cho các sinh viên có nhu cầu muốn học trong nước, có được chứng chỉ giáo dục nước ngoài mà vẫn tiết kiệm một phần chi phí đi lại, sinh hoạt và tránh cú sốc văn hóa khi đi du học.