Thực trạng hoạt động xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học Việt Nam theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ kinh nghiệm của một số nước và bài học cho việt nam (Trang 77)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học Việt Nam theo

theo phƣơng thức 2

4.2.1. Kết quả hoạt động xuất khẩu dịch vụ giáo dục Việt Nam theo phương thức 2 phương thức 2

Theo số liệu thống kê của Bộ GDĐT năm 2012 đến năm 2016 số lượng sinh viên quốc tế đến Việt Nam tăng 172,65%.

15.19% 46.23% 16.45% 11.86% 0.27% Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học, cao đẳng Chuyên khoa I và II Trình độ khác

Đơn vị: Sinh viên

Hình 4.4: Số lƣợng sinh viên quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2012-2016

Nguồn: Trung tâm Sinh viên Quốc tế, Cục Đào tạo với nước ngoài, Bộ GDĐT

Trong 5 năm 2012-2016, số lượng sinh viên quốc tế sang học ở Việt Nam liên tục tăng nhanh, đặc bệt năm 2016 tăng gần gấp 03 lần so với năm 2012. Điều đó chứng tỏ, Việt Nam đang đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ giáo dục. Thị trường nhập

khẩu dịch vụ GDĐH của Việt Nam chủ yếu là các quốc gia Đông Á – Thái Bình Dương (chiếm tới hơn 90% tổng số du học sinh tới Việt Nam mỗi năm).

7.560 9.290 11.275 13.733 20.612 0 5000 10000 15000 20000 25000 2012 2013 2014 2015 2016 Số lƣợng du học sinh Năm

Hình 4.5: Tỷ lệ sinh viên quốc tế phân theo khu vực theo học tại Việt Nam

Nguồn: Trung tâm Sinh viên Quốc tế, Cục Đào tạo với nước ngoài, Bộ GDĐT

Theo thống kê, có 02 nước nhập khẩu giáo dục Việt Nam lớn nhất là Lào và Campuchia. Năm 2016, số lượng lưu học sinh Lào đang học tập tại các cơ sở giáo dục và đào tạo tại Việt Nam là 12.187 du học sinh (tăng 37,57% so với năm 2015 (có 9.295 lưu học sinh)), trong đó có khối dân sự có 11.159 lưu học sinh, khối quân sự, công an có 1.028 lưu học sinh và có hơn 39,22% là sinh viên thuộc diện học bổng của hai Chính phủ. Sinh viên từ Lào, Campuchia hay các quốc gia đang và kém phát triển tới Việt Nam để học một số ngành kinh tế, y khoa, kỹ thuật…Bên cạnh đó, một sluowngj nhỏ sinh viên từ các quốc gia lớn như Canada, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản…đến Việt Nam để học các lĩnh vực văn hóa Việt, lịch sử và tiếng Việt hoặc tìm hiểu về các ngành nghề thủ công, mỹ nghệ, các bản sắc văn hóa của đất nước có nghìn năm văn hiến và rất nhiều sắc thái dân tộc hoặc là để tích lũy kinh nghiệm học tập và làm việc.

Mặc dù, hiện nay số lượng du học sinh học tập tại Việt Nam đã có nhiều chuyển biển tích cực nhưng phần lớn sinh viên theo học các chương trình GDĐH ở

hơn nữa lượng sinh viên quốc tế mang lại nguồn thu không đáng kể cho các trường đại học, cao đẳng và gần như không góp thị phần vào thương hiệu của giáo dục Việt Nam. Bởi vậy, hiện nay trong bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới của QS vẫn chưa có trường đại học nào của Việt Nam được xếp vào trong top 100 trường hàng đầu thế giới

4.2.2. Đánh giá các nhân tố tác động tới hoạt động xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học Việt Nam theo phương thức 2 dục đại học Việt Nam theo phương thức 2

Nhìn chung hoạt động xuất khẩu dịch vụ giáo dục tại Việt Nam theo phương thức 2 còn hết sức non kém. Thực tế, bên cạnh một số ít lợi thế có thể góp phần thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ giáo dục, Việt Nam còn tồn đọng rất nhiều khó khăn, yếu điểm cần phải vượt qua.

4.2.2.1. Nhân tố tích cực

Chi phí học tập và sinh hoạt thấp

Mặc dù rất khó khăn để thống kê chi phí học tập, sinh hoạt của một sinh viên quốc tế tại Việt Nam nhưng theo Hoàng Văn Châu (2011), nhiều trường đặt mức học phí là 500 – 1000 đô la Mỹ. Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt gồm phòng ở ký túc xá, tiền ăn, giao thông,… tiết kiệm theo các thống kê không chính thức là khoảng 5 triệu đồng (220 USD).

Mặt khác, theo khảo sát về chi phí sinh hoạt của Tổ chức cố vấn quản lý toàn cầu (ECA International), thành phố Hồ Chí Minh nằm trong 20 thành phố có chi phí sinh hoạt rẻ nhất thế giới đối với người nước ngoài, đồng thời nếu lấy chỉ số cơ bản là 100 (theo giỏ hàng trong khảo sát của Tổ chức cố vấn quản lý toàn cầu và đánh giá thành phố đắt đỏ nhất cả nước) thì Việt Nam vẫn nằm trong vùng có chỉ số chi phí sinh hoạt 80 – 90, rẻ nhất khu vực Đông Nam Á (theo khảo sát toàn thế giới, chi phí sinh hoạt tại Việt Nam chỉ đắt hơn khu vực có chỉ số 0 – 80).

Như vậy, một lợi thế rất lớn của Việt Nam khi thu hút sinh viên quốc tế là chi phí sinh hoạt cùng học tập rẻ. Nhiều sinh viên quốc tế cũng vì lý do này mà chọn Việt Nam để học tập tạm thời. Trong 1 – 2 năm học tập, sinh viên quốc tế có thêm kinh nghiệm về một quốc gia với chi phí thấp là “điểm cộng” cho họ khi quay về

nước xin việc hoặc nắm bắt các cơ hội thăng tiến khác liên quan tới mở rộng thị trường kinh doanh tại Việt Nam của công ty đa quốc gia.

Thế mạnh về du lịch và văn hóa

Trong những năm gần đây, lượng du khách nước ngoài tới Việt Nam tăng liên tục và tăng nhanh trong 5 năm gần đây.

Đơn vị: Lượt khách

Hình 4.6: Lƣợng khách quốc tế đến Việt Nam, giai đoạn 2012 – 2016

Nguồn: Tổng Cục Du lịch Việt Nam

Ngành du lịch Việt Nam hiện đang phát triển và thu hút được nhiều sự quan tâm của du khách nước ngoài. Ngành du lịch được xem là ngành tiềm năng, do vậy Việt Nam đang nắm giữ một lợi thế hết sức to lớn trong việc quảng bá hình ảnh đất nước nói chung và kết hợp giới thiệu dịch vụ giáo dục nói riêng. Với hơn 8 triệu lượt du khách quốc tế mỗi năm cùng số lượng những người tìm hiểu về du lịch Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể thông qua các tổ chức du lịch để quảng bá và thu hút sinh viên quốc tế đến với Việt Nam.

Ngoài ra, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, danh lam thắng cảnh hùng vĩ và có rất nhiều di sản văn hóa đặc sắc, đây là điểm mạnh khi Việt Nam phát triển ngành

6.847.678 7.572.352 7.874.312 7.943.651 10.012.735 0 2000000 4000000 6000000 8000000 10000000 12000000 2012 2013 2014 2015 2016 L ư ợ t k h á c h Năm

Nam học và tiếng Việt Đại học Quốc gia Hà Nội, từ năm 1968 đến nay, đã đào tạo hơn 7000 học viên nước ngoài thuộc trên 40 quốc tịch khác nhau. Như vậy, thế mạnh về văn hóa cần được tận dụng để thu hút sinh viên quốc tế.

Chính sách đầu tư giáo dục, học bổng và hỗ trợ sinh viên quốc tế được chú trọng

Giáo dục luôn là mối quan tâm của mọi công dân, là nền tảng phát triển các lĩnh vực khác vì thế ngân sách nhà nước dành một phần không nhỏ cho đầu tư nâng cao chất lượng, cơ sở hạ tầng giáo dục.

Bên cạnh đó, Việt Nam có nhiều chương trình đào tạo, liên kết, liên thông với các trường đại học quốc tế để đảm bảo điều kiện liên kết, các trường đại học Việt Nam buộc phải đạt đủ tiêu chuẩn mà đối tác đề ra về cơ sở vật chất, giáo trình đào tạo, trình độ giáo viên…Song song, với cơ sở vật chất hiện đại giảng viên các chương trình liên kết chủ yếu là giảng viên nước ngoài có trình độ cao hoặc là giảng viên Việt Nam có bằng cấp nước ngoài.

Đơn vị: Tỷ đồng

Hình 4.7: Chi ngân sách Nhà nƣớc cho giáo dục và đào tạo Việt Nam

Nguồn: Thống kê toàn ngành giáo dục 2016,Bộ GDĐT

151.200 170.349 194.416 203.464 224.826 211.422 0 50000 100000 150000 200000 250000 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Chi ngân sách (Tỷ đồng)

Từ năm 2013 đến nay, theo Thông tư số 99/2012/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013, đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghề, dự toán chi ngân sách Nhà nước (gồm: chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và chi cải cách tiền lương) chiếm tới 20% tổng chi ngân sách Nhà nước. Điều đó cho thấy trong 14 năm gần dây, chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo liên tục tăng từ 20.624 tỷ đồng năm 2002 lên tới 211.422 tỷ đồng năm 2016 (tăng khoảng 10,25 lần). Hơn nữa, khu vực giáo dục đại học còn được nhận nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức lên tới hàng trăm triệu đô la Mỹ. Rõ ràng một quốc gia rất chú trọng đầu tư giáo dục và tìm kiếm được những nguồn đầu tư cho giáo dục sẽ là lợi thế thu hút sinh viên quốc tế đến Việt Nam.

Đối với 2 đối tác lớn nhập khẩu dịch vụ giáo dục Việt Nam là Lào và Campuchia, các loại học bổng cũng như các chương trình hỗ trợ lưu học sinh tại Việt Nam liên tục được quan tâm và thay đổi phù hợp. Mỗi năm Chính phủ Việt Nam sẽ cấp hàng trăm học bổng hệ dài hạn, ngắn hạn, thực tập sinh và theo trình độ đào tạo cho sinh viên Lào, Campuchia và Myanmar. Theo Thông tư số 140 /2014/TT-BTC sửa đổi một số điều của Thông tư số 120/2012/TT-BTC ngày 24/7/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn suất chi đào tạo học sinh Lào và học sinh Campuchia (diện Hiệp định) học tập tại Việt Nam chi phí và hỗ trợ khác dành cho lưu học sinh được điều chỉnh tăng lên khoảng 30% đối với phần do nhà trường quản lý và tăng khoảng 50% đối với phần do sinh viên chi phục vụ cho học tập và sinh hoạt cá nhân. Ngoài ra, tại Việt Nam các lưu học sinh có thể tham gia làm thêm dễ dàng các công việc như phiên dịch, biên dịch, hướng dẫn du lịch,...

Sự phát triển về kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế

Việt Nam đang từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế đang phát triển vượt bậc và nhiều tiềm năng; điều đó, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài mở rộng thị trường. Từ đó, tranh thủ quảng bá nền giáo dục qua các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tạo cơ hội cho Việt Nam phát triển vị

4.2.2.2. Nhân tố tiêu cực

Tư duy kinh tế trong giáo dục chưa rõ ràng

Hiện nay, nhiều người vẫn cho rằng giáo dục là một phúc lợi xã hội; quan niệm giáo dục là một ngành dịch vụ tiềm năng chưa được chấp nhận rộng rãi. Một nghịch lý xuất hiện, đặc biệt trong GDĐH, là xã hội cần hệ thống trường chất lượng, cung cấp nguồn nhân lực có trình độ, sinh viên đi học mong môi trường học đẳng cấp nhưng chi phí đào tạo thì nhà nước phải gánh phần nhiều. Nhà nước phải chi trả phần nhiều vừa không thể đáp ứng được hết chi phí xây dựng, đào tạo giáo dục một cách tốt nhất vừa không tạo được động lực thúc đẩy sinh viên và nhà trường cố gắng đóng góp cho môi trường và cơ sở học tập. Hơn nữa, giáo dục dựa nhiều vào nhà nước khiến sinh viên quốc tế tại Việt Nam không được thỏa mãn nhu cầu học tập cá nhân rất đa dạng, có ít cơ hội phản hồi, góp ý về chất lượng trường.

Như vậy, một yếu điểm rõ ràng trong việc thu hút sinh viên quốc tế là nền giáo dục Việt Nam chưa tìm được triết lý trong thời đại mới (Việt Nam có triết lý giáo dục dạy làm người nhưng quá mờ nhạt), dở dang giữa tư duy “giáo dục – phúc lợi xã hội” và “phát triển kinh tế giáo dục”.

Chất lượng học tập kém

Chất lượng học tập cùng môi trường học tập nghiên cứu tại Việt Nam còn quá yếu kém khiến nhiều sinh viên quốc tế không biết tới Việt Nam hoặc không muốn tới Việt Nam để học tập. Kết quả nghiên cứu năm 2008 của PGS.TS Nguyễn Công Khanh đã thể hiện rõ vấn nạn của Việt Nam: 50% sinh viên không thực sự tin vào các năng lực, khả năng học của bản thân; 40% sinh viên cho rằng bản thân không có năng lực tự học; 70% sinh viên cho rằng bản thân không có năng lực tự nghiên cứu, 64% sinh viên mơ hồ về phương pháp học và 55% sinh viên cho rằng bản thân không thực sự hứng thú học tập. Thực trạng từ chính những sinh viên đang học tập đã thể hiện rõ chất lượng yếu kém của giáo dục. Thậm chí, có những trường đại học cấp bằng cử nhân, thạc sĩ mà tấm bằng đó không được chính các doanh nghiệp tại Việt Nam coi trọng thì nền giáo dục khó mà cạnh tranh trên trường quốc tế.

Phương pháp dạy học cũng như chương trình học tập còn rập khuôn cứng nhắc và nặng về lí thuyết. Mặc dù giáo dục được cải cách nhiều năm nhưng nhiều học sinh, sinh viên vẫn phải chịu kiểu học lý thuyết thiếu tính vận dụng hay không có môi trường phát triển khả năng, cá tính riêng. Nội dung chương trình, sách giáo trình tại một số trường vẫn chưa được cập nhật với thực tế.

Ngoài ra, đội ngũ giảng viên còn thiếu và yếu chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của mọi người. Dù số lượng giảng viên đại học, cao đẳng tăng liên tục qua các năm nhưng đến năm 2013, tỷ số giáo viên trên sinh viên là khoảng 1/28 trong khi tỷ lệ chuẩn thế giới là 1/8.

Mặt khác, cơ sở hạ tầng các trường vẫn chưa thể so sánh cùng các trường đại học nước ngoài. Tình trạng thiếu phòng học, phòng tự học, thư viện và phòng thí nghiệm dường như đã trở thành điều bình thường với các sinh viên. Trong báo cáo về sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hệ thống giáo dục khu vực châu Á – Thái Bình Dương, UNESCO xếp Việt Nam vào những nước mới bắt đầu và hiện chưa đủ nguồn lực thực hiện chính sách và chương trình công nghệ thông tin và truyền thông.

Hệ thống quản lý các vấn đề liên quan đến giáo dục yếu kém

Thứ nhất là hệ thống kiểm định chất lượng tại Việt Nam không thể thu hút được sinh viên quốc tế. Hiện tại, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục hoạt động cùng mạng lưới đảm bảo chất lượng khu vực và quốc tế nhưng nhiều trường đại học ra đời mà không thể tuyển đủ chỉ tiêu, thậm chí lấy sinh viên thấp hơn điểm sàn. Hơn nữa, tất cả các trường đại học đã được công nhận đều cấp bằng đại học và chất lượng bằng như nhau trên cả nước nhưng lại không có giá trị khi ra nước ngoài (trừ một số rất ít quốc gia đã chấp nhận bằng Việt Nam).

Tiếp theo là việc tổ chức quản lý được giao về từng trường nhưng thực tế, tính tự chủ của các trường đại học Việt Nam vẫn còn hạn chế. Cơ chế quản lý hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng không đồng bộ gây nguy cơ xa rời mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của mỗi trường. Hơn nữa, việc quản lý tài chính trong ngành

nước chi cho giáo dục mà lại không có cơ chế cụ thể về báo cáo tình hình hiệu quả cũng như đánh giá kiểm định quá trình chi ngân sách khiến lượng tiền đầu tư không phải ít nhưng giáo dục không được nâng cao. (Hoàng Văn Châu (2011).

Tiếng Anh chưa phổ cập

Thực tế, các sinh viên quốc tế đến Việt Nam được hỗ trợ học tiếng Việt hoặc tham gia một số khóa học bằng tiếng Anh nhưng điều này là chưa đủ với một đất nước muốn xuất khẩu dịch vụ giáo dục. Các học viên từ những nước không dùng tiếng Anh chắc chắn đề cao các quốc gia phát triển mạnh thứ ngôn ngữ quốc tế này hơn. Nắm bắt được tiếng Anh là cánh cửa hội nhập giáo dục, tiếng Anh được giới thiệu trong các trường đại học Việt Nam nhưng trình độ tiếng Anh thực tế của các sinh viên còn kém. Một quốc gia có nhiều sinh viên không dùng được tiếng Anh như vậy khó mà hội nhập được với thế giới. Bên cạnh đó, vì tiếng Anh chưa được phổ cập nên khả năng quảng bá, giao lưu và giới thiệu nền giáo dục Việt Nam cũng không được thực hiện một cách toàn diện và lan rộng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ kinh nghiệm của một số nước và bài học cho việt nam (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)