CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Khái quát nền giáo dục đại học Việt Nam
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, cộng với sự phát triển năng động của kinh tế và xã hội, sự bùng nổ của nền kinh tế tri thức, vai trò của giáo dục ngày càng trở nên quan trọng, là ngành trực tiếp tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. GDĐH Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn, đồng thời cũng gặp phải những thách thức gay gắt của xu thế thương mại toàn cầu. Tham gia vào WTO, một "sân chơi" mới và rộng lớn với nhiều quan hệ và quy định đa phương của GATS, một bài toán được đặt ra đối với GDĐH Việt Nam là phải làm gì? làm như thế nào? và phát triển ra sao? trong cơ chế thị trường và HNQT của thời kỳ hậu gia nhập WTO? Một trong các đáp án là sự lựa chọn chính sách đổi mới QLGD Việt Nam nói chung và GDĐH Việt Nam nói riêng.
Mới chỉ có 53/159 nước thành viên WTO cam kết thực hiện GATS trong dịch vụ giáo dục, chủ yếu là các nước thuộc khối OECD với tư cách là các nước xuất khẩu giáo dục. Các nước đang phát triển ở châu Á: Trung Quốc và Thái Lan đã có những bước đi chủ động, nhưng là các nước nhập khẩu giáo dục (tuy rằng cả hai nước này, về lâu dài, đều có chiến lược xuất khẩu giáo dục). Ngược lại Singapore và Malaysia chưa có cam kết nào về GATS trong lĩnh vực giáo dục; cả hai nước chủ trương đẩy mạnh đàm phán và ký kết các hiệp định tự do tương mại song phương chủ động tìm đến các trường đại học danh tiếng nước ngoài, đồng thời bảo vệ sự phát triển của trường đại học tư thục trong nước. Ngoài ra, một số nước thu nhập thấp ở châu Phi đã có những cam kết mạnh mẽ thu hút đầu tư nước ngoài vào giáo dục.
Vấn đề đặt ra Việt Nam là sau khi gia nhập WTO, thì bao giờ? như thế nào? và với điều kiện gì? Việt Nam sẽ có cam kết về tự do hóa thương mại dịch vụ giáo dục.
Giai đoạn chuẩn bị nhằm rà soát, hoàn thiện về luật pháp, chính sách và con ngườii để nâng cao hiệu lực bộ máy, năng lực quản lý và tiềm lực hệ thống, đảm bảo thành công khi hội nhập quốc tế. Đây cũng là giai đoạn làm rõ các đặc trưng cần thiết
của thị trường GDĐH ở Việt Nam, sự can thiệp của nhà nước để phát huy mặt tích cực của thị trường, giảm thiểu mặt tiêu cực, bảo đảm yêu cầu công bằng xã hội trong giáo dục. Thị trường giáo dục là ở đó các nhà cung ứng giáo dục không theo đuổi lợi nhuận tối đa nhưng vẫn buộc phải cạnh tranh với nhau để có thu nhập và nâng cao chất lượng, hiệu quả, tạo được nhiều cơ hội hơn cho người học trong việc lựa chọn chương trình, trường học.
Thị trường GDĐH Việt Nam được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là một thị trường giàu tiềm năng do hệ thống các trường đại học hiện nay, hoàn toàn không có đủ khả năng để đáp ứng yêu cầu đại chúng hóa và nâng cao chất lượng GDĐH.
Dưới đây là sơ đồ hệ thống giáo dục nước Việt Nam:
Hình 4.1: Sơ đồ hệ thống giáo dục Việt Nam
như sau:
Thứ nhất, mạng lưới cơ sở GDĐH
Trong thời kỳ đổi mới đất nước, hệ thống giáo dục nói chung và hệ thống GDĐH nói riêng đã cung cấp nguồn nhân lực cần thiết cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đóng góp rất quan trọng vào thành tựu của đất nước: vượt qua khủng hoảng kinh tế, thoát khỏi tình trạng nghèo, chủ động hội nhập quốc tế ngày càng hiệu quả.
Cùng với việc đổi mới cơ chế kinh tế, hệ thống giáo dục quốc dân đã được hình thành khá hoàn chỉnh và thống nhất; mạng lưới cơ sở giáo dục các cấp học và trình độ đào tạo rộng khắp cả nước. Các cơ sở đào tạo đại học được thành lập ở hầu hết các địa bàn đông dân cư, các vùng, các địa phương, kể cả ở vùng khó khăn. Xem xét từ năm 2005 đến 2016, số cơ sở GDĐH tăng nhanh như sau:
Đơn vị: Trường
Hình 4.2: Số trƣờng CĐ, ĐH trên cả nƣớc giai đoạn 2011/12-2015/16
Nguồn: Thống kê giáo dục và đào tạo qua các năm học, Bộ GDĐT
101 103 113 150 153 156 159 163 45 46 50 54 54 58 60 60 194 197 193 187 185 187 189 189 29 30 30 28 29 27 28 30 0 50 100 150 200 250 2008/09 2009/10 2010/11 2011/12 2012/13 2013/14 2014/15 2015/16 Số trƣờng Năm học
đại học, cao đẳng cả nước là 369 trường, số trường đại học chỉ chiếm 39,57%; trong đó, số trường ngoài công lập chiếm 12,19%. Sau 08 năm (tính đến 2015-2016), tổng số trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam tăng lên tương đối (442 trường). Trong đó, số lượng trường cao đẳng sau 6 năm tăng liên tục đã có chiều hướng giảm sút, số lượng trường đại học tăng nhanh và liên tục, với mức độ tăng lên là 173,33% so với năm 2008/09. Điều này chứng tỏ rằng, quy mô giáo dục đang phát triển mạnh mẽ với tốc độ khá nhanh; đồng thời cũng nhận thấy nhu cầu học tập trong xã hội ngày càng tăng, đế đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế.
Ngoài ra, những năm gần đây, tỷ lệ các trường ngoài công lập cũng tăng lên đáng kể: Năm 2015-2016 các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập (90 trường) tăng 121,62% so với năm 2008-2009 (74 trường). Sự phát triển của các trường GDĐH ngoài công lập không chỉ giúp sinh viên thỏa mãn nhu cầu học tập đa dạng, mà còn góp phần giúp nhà nước giảm bới gánh nặng chi ngân sách cho giáo dục.
Với sự gia tăng nhanh chóng số lượng các cơ sở GDĐH (đặc biệt là cơ sở giáo dục ngoài công lập) cũng như các chương trình đào tạo, đã phần nào cho thấy sự phát triển của GDĐH Việt Nam trong những năm qua. Đồng thời, hiện nay Việt Nam đang đẩy mạnh chính sách tự chủ GDĐH (có 19 trường đại học tự chủ), điều này giúp các trường đại học chủ động trong chính sách thu hút sinh viên trong và ngoài nước.
Thứ hai, quy mô sinh viên:
Trái với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các trường cao đẳng, đại học thì số lượng sinh viên trên cả nước lại giảm (tổng số sinh viên giảm khoảng 0,071% trong vòng 5 năm), đặc biệt là sinh viên theo học trình độ cao đẳng giảm tới 10,40%. Điều này cho thấy, công tác định hướng nghề nghiệp (học nghề) sau THPT của nước ta được chú trọng.
Tuy nhiên, lượng sinh viên theo học trình độ đại học qua 5 năm lại tăng nhẹ 21,07%, nguyên nhân trực tiếp của sự gia tăng nhanh chóng này là do sự gia tăng số lượng trường cao đẳng, đại học, cũng như sự mở rộng quy mô và chuyên ngành đào
tạo của các trường. Nhưng sự gia tăng này cũng là một điều tất yếu và phù hợp với xu thế của các nước khác trên thế giới.
Bảng 4.1: Số lƣợng sinh viên cao đẳng, đại học giai đoạn 2011/12-2015/16
Đơn vị: sinh viên
Năm học 2011/12 2012/13 2013/14 2014/15 2015/16 Thay đổi trong 5 năm (%) Cao đẳng 756.292 724.232 599.802 539.614 449.558 - 40,56% Công lập 613.933 589.039 501.249 453.568 392.025 -36,15% Ngoài công lập 142.359 135.193 98.553 86.046 57.533 -59,59% Đại học 1.448.021 1.453.067 1.670.023 1.824.328 1.753.174 + 21,07% Công lập 1.257.785 1.275.608 1.493.354 1.596.754 1.520.807 + 20,91% Ngoài công lập 189.236 177.459 176.669 227.574 232.367 + 22,79%
Nguồn: Thống kê giáo dục và đào tạo qua các năm học, Bộ GDĐT
Thứ ba, đội ngũ giảng viên
Những năm gần đây, số lượng giảng viên cũng như cán bộ quản lý tăng cả về số lượng và chất lượng. Số lượng giảng viên cao đẳng, đại học tăng từ 84.109 giảng viên năm 2011/12 lên 93.851 giảng viên năm 2015/2016 (tăng 11,58%). Trong đó, số giảng viên là cử nhân và thạc sĩ chiếm tỷ trọng ngày càng cao (chiếm 62,68% tổng số giảng viên). Ngoài ra, số lượng giảng viên đại học, cao đẳng năm 2016 có trình độ tiến sĩ trong những năm qua cũng được cải thiện, hứa hẹn chất lượng đào tạo sẽ được nâng cao (chiếm 15,19%).
Hình 4.3: Cơ cấu giảng viên đại học, cao đẳng Việt Nam phân theo trình độ chuyên môn, năm học 2015/2016
Nguồn:Thống kê giáo dục và đào tạo qua các năm học 2016, Bộ GDĐT
Nhìn chung, trong thời gian gần đây, các cơ sở GDĐH của Việt Nam đã và đang phát triển khá nhanh về cả quy mô trường lớp, cơ cấu ngành nghề và chất lượng đào tạo. Song song với điều đó là đội ngũ giảng viên có học hàm, học vị cũng tăng đáng kể. Điều này, chứng tỏ GDĐH của Việt Nam đang ngày càng được chú trọng, phát triển.