CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ
3.1.1. Khái quát hệ thống giáo dục đại học Hoa Kỳ
Hoa Kỳ (tên chính thức: Hợp chúng quốc Hoa Kỳ) là một nước cộng hòa lập hiến liên bang gồm có 50 tiểu bang và 1 đặc khu liên bang. Hoa Kỳ được nhiều nước nhìn nhận là một thế lực quân sự, chính trị, văn hóa và kinh tế có ảnh hưởng lớn nhất trên cán cân quốc tế, vì thế các chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ luôn được quan tâm trên khắp thế giới.
Hoa Kỳ là quốc gia có tổng diện tích mặt đất lớn thứ ba thế giới (9,83 triệu km2), nằm ở trung tâm Bắc Mỹ, trong khu vực kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, giữa hai đại dương lớn; có khí hậu chủ yếu trong vành đai ôn hòa. Đồng thời Hoa Kỳ cũng là quốc gia có nhiều tài nguyên với quy mô lớn. Những đặc điểm về vị trí địa lý, môi trường tự nhiên là điều kiện giúp nền kinh tế đất nước Hoa Kỳ phát triển nhanh và mạnh.
Dân số Hoa Kỳ đứng thứ 3 thế giới (324 triệu dân; sự gia tăng dân số phần nhiều do di dân) và đa chủng tộc, đa văn hóa. Là trung tâm kinh tế - chính trị của toàn thế giới kết hợp với ngôn ngữ quốc gia là tiếng Anh và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật từ cuối thế kỷ XIX, nước Hoa Kỳ là điểm đến của lượng lớn sinh viên quốc tế.
Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có nền giáo dục chất lượng nhất thế giới gắn liền với nhu cầu lao động của xã hội và đã xây dựng được hệ thống chương trình giáo dục, cơ sở vật chất phát triển tạo điều kiện cho mọi học viên theo đuổi việc học tập và nghiên cứu. Hệ thống giáo dục Hoa Kỳ bao gồm 12 năm giáo dục tiểu học và phổ thông (chương trình giáo dục K – 12) và các bậc học cao hơn được thể hiện trong sơ đồ sau đây.
Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống giáo dục Hoa Kỳ
Nguồn: Viện Khoa học giáo dục (IES) thuộc Bộ Giáo dục Hoa Kỳ (ED), http://en.wikipedia.org/wiki/Education_in_the_United_States
Hệ giáo dục sau trung học trong hệ thống giáo dục Hoa Kỳ có thể được giải thích một cách ngắn gọn như sau:
Sau trung học, mỗi học sinh có thể tự do lựa chọn cuộc sống và cách học tập cho riêng bản thân. Vì yêu cầu bắt buộc để tham gia vào chương trình học đại học là bằng tốt nghiệp trung học phổ thông nên các sinh viên quốc tế thường tham gia lớp học hỗ trợ hay lớp tương đương với bằng tốt nghiệp này. Hệ giáo dục sau trung học có thể chia thành 3 hình thức trường học. Một số học sinh chọn trường nghề để có các kỹ năng có thể tham gia lao động ngay và học viên được nhận chứng chỉ nghề khi kết thúc khóa học 2 – 3 năm. Một số khác chọn đăng ký trực tiếp hệ đại học 4 năm (hình thức này yêu cầu điều kiện đầu vào khắt khe hơn) hoặc tham gia học hệ cao đẳng cộng đồng 2 năm và chuyển tiếp thẳng lên chương trình đại học sau khi nhận chứng chỉ hay bằng dự bị đại học. Trong bậc học này, hàng trăm chuyên ngành trong mọi lĩnh vực được giảng dạy nhằm thu hút sinh viên trong và ngoài nước. theo hệ thống tín chỉ và điểm quy đổi tương ứng tại Mỹ.
Bằng cử nhân hệ đại học 4 năm yêu cầu sinh viên phải hoàn thành một lượng môn học hay một số tín chỉ nhất định: khoảng 120 tín chỉ (40 môn học). Trong đó, các khóa học đại cương, cơ bản yêu cầu sự tham gia của tất cả các sinh viên chiếm khoảng 1/3 chương trình học bao gồm tiếng Anh, tiếng nước ngoài, môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và toán học. Tiếp theo, các môn học chuyên ngành dành cho từng nhóm sinh viên kéo dài khoảng 2 năm và chiếm 1/4 chương trình học. Cuối cùng, sinh viên được chọn một số môn học tự chọn từ bất kỳ lĩnh vực nào để hoàn tất chương trình học.
Sau khi có bằng cử nhân, học viên có thể chọn học tiếp chương trình thạc sĩ (1 – 2 năm liên tục). Bằng thạc sĩ thường yêu cầu từ 30 đến 60 tín chỉ với điểm trung bình là B.
Các cử nhân có thể tiếp tục học 3 – 4 năm hoặc thạc sĩ học tiếp 2 – 3 năm để hoàn thành chương trình tiến sĩ. Để đạt được bằng tiến sĩ, các học viên phải hoàn tất chương trình học với điểm trung bình là B, vượt qua kiểm tra toàn diện sau khi hoàn thành các môn học, vượt qua các kỳ thi về ngoại ngữ, trình bày và bảo vệ luận án tiến sĩ và vượt qua vòng thi vấn đáp. Các tiến sĩ có thể học tiếp các chương trình sau tiến sĩ.
Đối với những ngành nghề đặc biệt: y khoa, luật, dược,... các học viên có thể học tại các trường chuyên nghiệp (trường chuyên sâu) trong thời gian 3 năm nhằm có được kiến thức chuyên sâu và khả năng thực hành cao nhất trong lĩnh vực của họ. Học viên các trường chuyên nghiệp có thể chuyển sang chương trình tiến sĩ hoặc học tiếp sau tiến sĩ một cách dễ dàng.
Ngoài ra, các sinh viên trong nước và quốc tế có thể tham gia các khóa học không cấp bằng. Hiện nay, các trường tại Mỹ thường chỉ nhận những sinh viên đặc biệt này theo diện giao lưu với tổ chức khác và các sinh viên không được cấp bằng này cũng không được sử dụng cơ sở vật chất nghiên cứu cùng các sinh viên thông thường khác như: hạn chế sử dụng máy tính và thư viện của trường, hạn chế số tín chỉ hay số môn học các sinh viên có thể tham gia.
3.1.2. Thực trạng xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức 2
Ngành xuất khẩu giáo dục của Hoa Kỳ được coi là đứng đầu thế giới. Năm 2012, theo báo cáo của Viện Giáo dục quốc tế (IIE) cùng Ủy ban Giáo dục và Văn hóa thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, số sinh viên quốc tế tại các trường cao đẳng đại học ở Hoa Kỳ đã tăng hơn 7% năm học 2015/2016 trong khi đó, số sinh viên Hoa Kỳ ra nước ngoài học tập chỉ tăng khoảng 1%.
Bảng 3.1: Số lƣợng sinh viên quốc tế cao đẳng, đại học tại Hoa Kỳ giai đoạn 2008/09 – 2015/16
Đơn vị: Sinh viên
Năm học Số sinh viên quốc tế
Thay đổi so với năm trƣớc (%) Tổng số sinh viên Tỷ lệ sinh viên quốc tế (%) 2008/09 671.616 7,7 19.103.000 3,5 2009/10 690.923 2,9 20.428.000 3,4 2010/11 723.277 4,7 20.550.000 3,5 2011/12 764.495 5,7 20.625.000 3,7 2012/13 819.644 7,2 21.253.000 3,9 2013/14 856.052 8,1 21.216.000 4,2 2014/15 974.924 10,0 20.300.000 4,8 2015/16 1.043.839 7,1 20.264.000 5,2
Nguồn: International student enrollment trends, 1949/50 – 2015/16, Báo cáo mở rộng (2016), Viện Giáo dục Quốc tế.
Rõ ràng, việc gia tăng các sinh viên nước ngoài tại Hoa Kỳ thể hiện niềm tin của nhiều nước, nhiều khu vực về chất lượng giáo dục và cuộc sống tại Hoa Kỳ. Theo thống kê cho ta thấy lượng sinh viên quốc tế vẫn không vượt quá 10% tổng sinh viên. Sinh viên quốc tế có sự gia tăng phần lớn từ Ấn Độ (tăng 24,9 %), Việt Nam (tăng 14,3%),… do các chính sách thúc đẩy giáo dục từ chính quốc gia nhập khẩu nhưng cũng có một số quốc gia lớn đã giảm nhập khẩu dịch vụ giáo dục từ Mỹ: Barazil (giảm 8,2%), Hàn Quốc (giảm 4,2%), Mexico (giảm 1,9%).
Bảng 3.2: 10 nƣớc đứng đầu về nhập khẩu các dịch vụ giáo dục Hoa Kỳ theo phƣơng thức 2 năm học 2015/16
Xếp hạng
Nƣớc nhập khẩu
Số sinh viên quốc tế tại Hoa Kỳ Tỷ trọng 2015/16 (%) Thay đổi (%) 2014/15 2015/16 Toàn thế giới 974.924 1.043.839 100 7,1 1 Trung Quốc 304.040 328.547 31,47 8,1 2 Ấn Độ 132.888 165.918 15,89 24,9 3 Ả Rập 59.945 61.287 5,87 2,2 4 Hàn Quốc 63.710 61.007 5,84 -4,2 5 Canada 27.240 26.973 2,58 -1,0 6 Việt Nam 18.722 21.403 2,05 14,3 7 Đài Loan 20.992 21.127 2,02 0,6 8 Barazil 23.675 19.370 1,86 - 8,2 9 Nhật Bản 19.064 19.060 1,83 0,0 10 Mexico 17.052 16.733 1,6 -1,9
Nguồn: “Fast facts”, Báo cáo mở rộng (2016, Viện Giáo dục Quốc tế (IIE) và Ủy ban Giáo dục và Văn hóa, Bộ Ngoại giao Mỹ
Sinh viên quốc tế đến với nước Hoa Kỳ thông thường để tham gia các khóa học về kinh doanh và quản trị kinh doanh và các ngành khoa học, kỹ thuật, cơ khí và toán học (STEM fields) vì đây là những nhu cầu phát triển kinh tế, kỹ thuật công nghệ hết sức cấp bách của các nước nhập khẩu dịch vụ giáo dục. Cũng vì thế, các trường đại học New Yord, Nam Califonia, Bang Arizona - Tempe,… là những địa chỉ hàng đầu chào đón nhiều sinh viên nước ngoài năm 2015-2016.
Hình 3.2: Tỷ trọng các ngành học tại Mỹ năm học 2015/16
Nguồn: Open Doors 2016, Bộ Giáo dục Hoa Kỳ
Hơn nữa, xuất khẩu dịch vụ giáo dục Hoa Kỳ đem lại một nguồn lợi lớn cho nền kinh tế Hoa Kỳ, nhất là trong giai đoạn sau khủng hoảng. Hiệp hội Giáo dục Quốc tế (NAFSA) đã ước lượng các sinh viên quốc tế đang tham gia học tại các trường đại học, cao đẳng của Hoa Kỳ đã góp vào nền kinh tế Hoa Kỳ khoảng 32,8 USD và 400.812 việc làm năm 2015-2016.
Ngoài ra, xuất khẩu dịch vụ giáo dục cũng góp phần xây dựng danh tiếng cho nền giáo dục Hoa Kỳ. Theo xếp hạng 200 trường đại học tốt nhất thế giới của U.S News, dựa trên xếp hạng đại học thế giới Quacquarelli Symonds (QS) năm 2016, trong 10 thứ hạng đầu tiên có tới 5 trường của Hoa Kỳ.
Bảng 3.3: Xếp hạng đại học tốt nhất thế giới của Hoa Kỳ, năm 2016
Xếp hạng Tên trƣờng Số sinh viên
quốc tế
1 Học viện Công nghệ California 27%
3 Đại học Stanford 22%
5 Học viện Công nghệ Massachusetts 34%
Xếp hạng Tên trƣờng Số sinh viên quốc tế
10 Đại học Chicago 24%
Nguồn: Xếp hạng trường đại học tốt nhất thế giới (2016), Time
https://www.timeshighereducation.com/worlduniversityrankings/2016/worldranking #!/page/0/length/25/sort_by/rank/sort_order/asc/cols/stats
3.1.3. Đánh giá nhân tố tạo nên thành công
Hoa Kỳ là nước xuất khẩu giáo dục hàng đầu thế giới nhờ nhiều yếu tố kết hợp, song 6 yếu tố chính sau đây sẽ được phân tích cụ thể.
3.1.3.1. Nền giáo dục chất lượng
Nền giáo dục chú trọng các nhu cầu sinh viên nên hầu hết các trường đại học tại Mỹ đều có khuôn viên học tập hợp lý cùng với hệ thống thư viện không chỉ đảm bảo nhiều đầu sách chất lượng mà còn được xây dựng tạo cảm hứng tối đa cho sinh viên sáng tạo. Ngày nay, công nghệ thông tin là nhu cầu thiết yếu cho việc học tập và nghiên cứu, vì vậy các trường đại học đa số đều có hệ thống máy tính kết nối Internet giúp sinh viên thuận tiện tra cứu tìm hiểu thông tin. Ngoài ra, để tạo điều kiện tốt nhất cho việc học tập, các trường thường xây dựng cả hệ thống ký túc xá, khu vực thể thao giải trí và ăn uống kèm theo.
Hệ thống tín chỉ và điểm tương ứng (A, B, C, D) trong GDĐH đem đến sự thoải mái và cơ hội để các sinh viên cân bằng công việc, học tập và đời sống đồng thời học tập theo khả năng và nhu cầu bản thân. Trong các khóa học, học sinh được tự do sáng tạo và được khuyến khích phát biểu, tranh luận trong lớp học. Hơn nữa, mỗi trường học có rất nhiều câu lạc bộ phục vụ đời sống thể thao giải trí của sinh viên hay là nơi tiếp nhận mọi thắc mắc của sinh viên.
Năm 2016, số giáo viên toàn thời gian của các học viện, cao đẳng và đại học tại Mỹ lên tới hơn 1 triệu giáo viên gồm: 0,7 triệu giáo viên trường công lập và 0,4 triệu giáo viên trường tư nhân. Số lượng các nhân viên quản trị và hỗ trợ khác lên tới khoảng 2 triệu người. Tỷ lệ nhân viên chính thức/sinh viên chính thức là 5,4 và tỷ lệ giáo viên chính thức/sinh viên chính thức là 16,0 năm 2011. Mặt khác, năm 2016, chi phí dành cho giáo dục cao đẳng và đại học chiếm khoảng 41% tổng chi
phí giáo dục (460 USD Mỹ) và khoảng 7,8% GDP. Rõ ràng, đất nước Hoa Kỳ rất chú trọng tới những nhu cầu học tập của sinh viên cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho mọi học viên.
3.1.3.2. Hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục đạt chuẩn quốc tế
Thực tế, Hoa Kỳ có tới hơn 5000 trường cao đẳng đại học (năm 2016) do đó hệ thống kiểm định chất lượng tại Mỹ có thể coi là một hệ thống hoàn thiện chuẩn mực. Các cơ quan hiệp hội kiểm định chất lượng phải được nhà nước cấp phép và các trường đại học hết sức chú ý đến chất lượng được kiểm định vì thông thường, các nhà tuyển dụng không tuyển sinh viên học các trường không đạt chuẩn hoặc các sinh viên quốc tế luôn muốn tham gia các lớp học được công nhận trên toàn thế giới và các trường có thể chuyển đổi sinh viên cho nhau, tiếp cận nguồn hỗ trợ tài chính và dự án nghiên cứu.
Hiện nay, Hoa Kỳ có 2 cơ quan công nhận các tổ chức kiểm định là Bộ Giáo dục liên bang (USDE) và Hội đồng kiểm định Giáo dục Đại học (CHEA). Chỉ có những trường đại học đạt chất lượng về các chương trình đào tạo mới được kiểm định và dễ dàng thu hút sinh viên quốc tế, còn lại chỉ là những “xưởng văn bằng” cung cấp bằng tự do và không có giá trị.
3.1.3.3. Cơ chế phân quyền quản lý năng động, tự chủ
Cơ chế phân quyền quản lý tại Mỹ giúp các trường đại học nỗ lực hơn và tự mình gia tăng cạnh tranh. Quyền tự chủ cho phép các trường đại học Hoa Kỳ tự tìm nguồn đầu tư, tự tìm phương án nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục thu hút sinh viên quốc tế để tăng nguồn thu nhập và tìm cách giảm chi phí để đảm bảo hoạt động của trường. Hội đồng quản trị là cơ quan lãnh đạo cao nhất của một trường đại học Hoa Kỳ và trường những nhà quản trị này là những người thành đạt sẽ định hướng phát triển cho trường.
3.1.3.4. Các khóa học tại Hoa Kỳ đa dạng và linh hoạt.
Hoa Kỳ là quốc gia đa văn hóa, dân nhập cư nhiều vì vậy, các trường đại học cũng đưa ra các chương trình học hết sức phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu của xã
đào tạo các trình độ sau trung học, trong đó 4.921 trường cao đẳng và đại học cung cấp 22.654 chương trình đã kiểm định cho các ngành học, các trình độ học cho các sinh viên từ nhiều quốc gia khác nhau. Ngoài ra, chính nhờ cơ chế phân quyền quản lý, các trường được tự chủ trong đầu tư và phát triển ngành học thế mạnh, vì vậy sinh viên chỉ cần có đủ các điều kiện hợp lý đều có thể tới Hoa Kỳ tham gia các khóa học hoặc chuyển từ chương trình học này sang chương trình học khác.
3.1.3.5. Các chính sách học bổng và hỗ trợ sinh viên nước ngoài
Các sinh viên nước ngoài sang học tại Hoa Kỳ hầu hết đều nhận được học bổng hoặc các khoản hỗ trợ cho vay từ chính phủ Hoa Kỳ hoặc từ các trường đại học, cao đẳng Hoa Kỳ. Các khoản học bổng này thu hút một lượng lớn sinh viên quốc tế và giúp Hoa Kỳ nhanh chóng thu về lợi nhuận từ các chi tiêu đi kèm khác như ăn ở, sinh hoạt, đi lại,… Tại Việt Nam, chính phủ Hoa Kỳ có 3 chương trình học bổng vô cùng nổi tiếng và hấp dẫn là: học bổng Fulbright (hỗ trợ 100% học phí, ngoại trừ ngành Y dược), học bổng quốc tế AAUW dành cho sinh viên nữ và học bổng của quỹ Ford cùng hàng trăm học bổng khác từ chính phủ và các trường đại học Hoa Kỳ.
Ngoài ra, các hội đồng tư vấn giáo dục quốc tế của liên bang nói chung và mỗi trường nói riêng cũng được thành lập để thúc đẩy quan hệ với các đối tác và hơn nữa là quan tâm chú trọng tới nhu cầu, tư vấn giải quyết những khó khăn của sinh viên quốc tế như: visa, nhà ở, ăn uống, hòa nhập văn hóa,… Các sinh viên quốc tế cũng có thể đi làm thêm 20 giờ/tuần trong năm học và 40 giờ/tuần trong kỳ nghỉ, với mức lương thông thường từ 5,15 tới 15 USD/giờ để giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình và bản thân.
3.1.3.6. Chính sách phát triển thương hiệu, thu hút sinh viên quốc tế
Về thương hiệu giáo dục, Hoa Kỳ là một quốc gia nổi tiếng toàn thế giới, có