CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.4. Giải pháp phát triển xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học tại Việt Nam theo
Nam theo phƣơng thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI khẳng định: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục và đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học.” (Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013). Để thực hiện xây dựng một nền giáo dục chất lượng đồng thời nâng cao vị thế ngành xuất khẩu giáo dục Việt Nam trên trường quốc tế, các biện pháp ngắn hạn cũng như dài hạn đều phải nhanh chóng được đưa vào thực tế.
4.4.1. Xác định tư duy kinh tế trong giáo dục
GS Nguyễn Văn Đạo cho rằng: “Đã đến lúc phải coi giáo dục là một thị trường, có cung có cầu, có chất lượng cao thấp, có cạnh tranh. Thị trường giáo dục, cạnh tranh trong giáo dục không có gì là xấu nếu như chúng ta xác định được nguyên tắc quản lý: đây là một thị trường đặc biệt vì là một lĩnh vực có liên quan đến con người”. Rõ ràng, từ kinh nghiệm nhiều nước phát triển giáo dục trên thế giới, cụ thể là 3 quốc gia Hoa Kỳ, Singapore và Australia, ngành giáo dục nói chung và xuất khẩu giáo dục nói riêng cần được thương mại hóa. Nhà nước, trường học
cùng toàn thể xã hội phải quán triệt chấp nhận yếu tố thương mại tất yếu trong giáo dục thời kỳ mở cửa và thương mại hóa giáo dục không phải là giáo dục lộn xộn, giáo dục chỉ vì tiền. Thương mại hóa theo hướng tích cực nghĩa là xây dựng thị trường giáo dục cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy phát triển chất lượng dịch vụ giáo dục bằng việc san sẻ trách nhiệm cho tất cả mọi người. Ngoài ra, sự phối hợp giữa cơ chế thị trường với quản lý nhà nước trong ngành giáo dục là yêu cầu thiết yếu để giáo dục phát triển bền vững, tránh vấn đề thương mại hóa tiêu cực, vì lợi nhuận kinh tế mà bất chấp mọi chuẩn mực. Hơn thế nữa, giáo dục còn là một ngành xuất khẩu tiềm năng, là nguồn thu quan trọng với ngân sách nhà nước.
4.4.2. Đổi mới hệ thống quản lý giáo dục
4.4.2.1. Trao quyền tự chủ cho các trường đại học
Như đã phân tích ở phần trước, ngân sách nhà nước là hạn chế trong khi nhu cầu tài chính phát triển giáo dục là vô cùng to lớn vì vậy trao quyền tự chủ cho các trường đại học là điều cần thiết. Luật Giáo dục đại học ban hành 08/06/2012, điều 32.1 quy định “Cơ sở GDĐH tự chủ trong các hoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng GDĐH. Cơ sở GDĐH thực hiện quyền tự chủ ở mức độ cao hơn phù hợp với năng lực, kết quả xếp hạng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục” (hiện này đã công nhận 19 trường đại học tự chủ). Tuy nhiên kết quả kiểm định chất lượng, khung xếp hạng các trường đại học hiện nay chưa được rõ ràng dẫn tới nhiều trường còn gặp lúng túng trong vấn đề tự chủ, tự chủ tới đâu và tự chủ như thế nào, tránh tình trạng có tiếng là tự chủ nhưng vẫn bị gò bó trong các quy chế hay tự chủ trong lĩnh vực này nhưng không thế tự do phát triển vì bị kiềm hãm trong mặt khác. Các trường đại học được giao quyền tự chủ đồng thời cũng phải tự chịu trách nhiệm với những quyết định của trường. Như vậy, các tiêu chí xếp hạng, đánh giá cần được đưa ra và nhà nước có thể đưa ra các chính sách ưu đãi tài chính, các đề án cho những trường tự chủ hiệu quả. Tóm lại, nhà nước cần trao quyền tự chủ triệt để hơn nữa cho các trường, miễn là giám sát việc thực hiện tự chủ
4.4.2.2. Quản lý chất lượng học tập
Để thu hút được sinh viên quốc tế, chất lượng giáo dục mỗi trường cần được đưa về đúng vị trí trong nền giáo dục quốc dân cũng như trên trường quốc tế, tránh tình trạng bệnh thành tích, từ đó đưa ra các chiến lược giải pháp nâng dần vị thế mỗi trường đại học nói riêng hay nền giáo dục Việt Nam nói chung. Hiện nay, Cục khảo thí và kiểm định chất lượng đã ra đời nhưng trên website chỉ là các văn bản, quy trình hướng dẫn, còn thiếu nhiều thông tin cụ thể về các trường, đồng thời giao diện chưa thân thiện với người dân. Đầu tiên, hệ thống giáo dục đại học cần phân tầng để áp dụng chính sách quản lý cũng như tiêu chí đánh giá chất lượng khác nhau. 3 tầng đại học có thể là: tầng 1 là các trường đại học nghiên cứu (khoảng 16 trường trọng điểm), tầng 2 là trường đại học đào tạo trên quy mô cả nước, tầng 3 là trường cao đẳng và đại học địa phương (GS. Lâm Quang Thiệp). Tiếp theo là các chỉ tiêu xác định chất lượng đầu ra của sinh viên, chỉ tiêu đánh giá môi trường học tập tại một trường đại học nên được lên danh sách minh bạch rõ ràng và kết quả đánh giá là công khai trên website. Chất lượng giáo dục nên được đánh giá theo tiêu chuẩn khu vực và thế giới thông qua các tiêu chí đánh giá sinh viên: chỉ số thông minh, chỉ số cảm nhận, chỉ số đạo đức, chỉ số say mê, chỉ số hiểu biết và khả năng sử dụng công nghệ thông tin, chỉ số quốc tế hóa (theo Hiệp hội các trường đại học châu Á). Đánh giá về môi trường học tập có thể sử dụng các tiêu chí như: tỷ lệ giảng viên/sinh viên; tổng chi tiêu hàng năm mỗi sinh viên; tổng lượng sách, tạp chí khoa học mỗi sinh viên,…
4.4.2.3. Quản lý số liệu thống kê du học sinh
Năm 2008, Thủ tướng chính phủ đã quyết định thành lập Cục đào tạo với nước ngoài thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo theo Nghị định 32/2008/NĐ-CP giúp quản lý đào tạo với nước ngoài và các dịch vụ công liên quan. Ngoài ra, năm 2013, các trường đại học phải báo cáo tình hình lưu học sinh nước ngoài tại trường nhằm phục vụ Hội nghị về công tác quản lý người nước ngoài tại các cơ sở giáo dục Việt Nam. Tuy nhiên, những số liệu thống kê kiểu phục vụ hội nghị, không công khai rõ ràng, điều tra không thường xuyên khiến chính phủ cũng như các Bộ ngành liên
quan khó đưa ra được chính sách phù hợp để thu hút sinh viên quốc tế hay đánh giá đúng thực tế điểm mạnh điểm yếu của xuất khẩu giáo dục trong một thời gian dài. Vì vậy, Cục Đào tạo với nước ngoài nên chịu trách nhiệm luôn cả phần thống kê lưu học sinh, thống kê ý kiến đóng góp của mọi người dân, xây dựng một cơ sở dữ liệu về du học sinh và xu hướng du học trên thế giới (xu hướng dịch chuyển du học sinh, nhu cầu về chương trình học của sinh viên quốc tế, nhu cầu đời sống và mặt bằng chung khả năng chi trả của du học sinh), từ đó đệ trình những giải pháp đúng với nền giáo dục thực tế.
4.4.2.4. Thực hiện công tác thanh tra, tái thanh tra ngành giáo dục một cách nghiêm túc
Để đảm bảo một nền giáo dục tự tin sánh ngang các quốc gia phát triển khác, công tác thanh tra cần được thực hiện liên tục nhằm “giữ vững nguyên tắc, lập lại trật tự, kỷ cương trong hoạt động giáo dục đào tạo” (Chánh thanh tra Bộ GDĐT Nguyễn Huy Bằng). Sau khi trao quyền tự chủ xuống các trường, Bộ và cơ quan quản lý cũng cần xây dựng hệ thống giám sát, kiểm tra, thanh tra việc tự chủ của các trường. Trong các vấn đề về chất lượng, ngoài Cục Khảo khí và kiểm định chất lượng, Bộ GDĐT nên thường xuyên tổ chức thanh tra định kỳ và không định kỳ, thậm chí tổ chức cả công tác giám sát sau thanh tra hoặc tái thanh tra nhằm đảm bảo mọi kết quả đưa ra là chính xác. Đối với các trường đại hoc, cao đẳng sai phạm trong tuyển sinh và đào tạo thì trường phải tự chịu trách nhiệm và có xử phạt bằng tài chính, cắt giảm chỉ tiêu tuyển sinh, thậm chí đóng cửa.
4.4.3 Đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục
4.4.3.1 Thay đổi phương pháp dạy và học
Mặc dù đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong tổ chức đào tạo của các trường đại học, cao đẳng nhưng thực tế, nhóm phương pháp dạy học bằng thuyết trình, sử dụng tài liệu, sách giáo trình vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn. Để thay đổi hoàn toàn chất lượng giáo dục, nhà trường và giảng viên cần thực hiện phương pháp dạy học tích cực: lấy học sinh làm trung tâm, tăng tính
học, các thầy cô giáo nên tổ chức xây dựng tình huống cho sinh viên giải quyết hoặc mở ra những cuộc thi khuyến khích tinh thần tự học, sáng tạo cũng như khơi dậy đam mê của mỗi sinh viên. Như GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng đã nói: “Cái chính yếu là nền giáo dục phải lấy quyền lợi tri thức của người đi học làm mục đích, trong đó những giá trị chân thiện mỹ làm nền tảng”. Rõ ràng, mô hình dạy học phát huy tính tích cực của người học cần được phát triển hơn và mở rộng ra nhiều trường đại học, cao đẳng khác đồng thời chính bản thân mỗi sinh viên cũng cần thay đổi, chủ động hơn trong việc ghi nhận tiếp thu kiến thức môn học cũng như kiến thức xã hội. 4.4.3.2 Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo
Để nâng cao chất lượng GDĐH Việt Nam, chương trình đào tạo đại học cần được chú trọng thay đổi. Thứ nhất, chương trình đại học nên được chia thành hai hướng: nghề nghiệp – thực hành và nghiên cứu – phát triển.
Đồng thời, kết hợp chương trình đào tạo hai hướng chính với quy trình đào tạo tín chỉ đem lại cơ hội cho sinh viên lựa chọn và chịu trách nhiệm về quá trình học tập của bản thân. Ngoài ra, định hướng nghề nghiệp – thực hành được phát triển hợp lí sẽ giúp phân tầng trình độ học viên, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và tiếp tục học tập của sinh viên và đáp ứng nhu cầu nguồn lao động của xã hội.
Thứ hai, mỗi trường đại học nên xây dựng chương trình đào tạo riêng vừa đảm bảo phù hợp chương trình khung của Bộ GDĐT, vừa đảm bảo tính linh hoạt, cập nhật thực tế. Trong đó, mỗi môn học cần được quy định rõ ràng về đề cương, môn học tiên quyết,… để sinh viên xây dựng lộ trình học tập và tư duy kiến thức thích hợp. Thực tế, chương trình đại học của một số trường không có gì khác biệt nên khó thuyết phục được người học và toàn xã hội về chất lượng và sự chuyên nghiệp trong giáo dục và cũng khiến tình trạng làm việc trái chuyên môn gia tăng, gây lãng phí nguồn lực xã hội. Ngoài ra, các trường hoàn toàn được tự chọn một số lĩnh vực bổ sung yêu cầu sinh viên phải thực hiện để hoàn tất chương trình học, như: ngoại ngữ, vi tính,… Mặt khác, các giáo trình, tài liệu tham khảo cũng nên liên tục được cập nhật, sửa đổi theo thực trạng phát triển và có thể dùng thêm các sách
bản gốc tiếng Anh giúp sinh viên nắm bắt được thực tế môn học, những thay đổi trong lý luận và thúc đẩy sự tìm tòi, đọc hiểu của sinh viên.
Cuối cùng, mọi chương trình học đều cần chuẩn đầu ra công khai minh bạch. Dựa vào chuẩn đầu ra này, xã hội sẽ đánh giá chất lượng các sinh viên tốt nghiệp và cũng là động lực để các trường đại học tự thay đổi, nâng cao chất lượng trường. 4.4.3.3. Đầu tư đội ngũ giảng viên
Quy mô trường đại học cao đẳng cũng như lượng sinh viên qua các năm tăng lên ồ ạt khiến đội ngũ giảng viên đại học cao đẳng chưa thể phát triển đồng thời nhanh chóng đến vậy. Vì vậy, muốn phát triển giáo dục, thỏa mãn nhu cầu học của toàn xã hội, đội ngũ giảng viên cần được đầu tư nâng cao cả chất và lượng. Bên cạnh chương trình “Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học” ban hành kèm Thông tư 12/TT-BGDĐT 12/04/2013 của Bộ GDĐT, mỗi trường đại học, cao đẳng cần tự đưa ra những biện pháp, chương trình khác đầu tư cho đội ngũ giảng viên.
Đầu tiên là các trường cần đảm bảo tổng số lượng giảng viên hợp lý với số sinh viên (đạt tỷ lệ giảng viên/sinh viên như Bộ GDĐT đã quy định là tổi thiểu 1/25 đối với các nhóm ngành khoa học xã hội, nhân văn và kinh tế, quản trị kinh doanh và định hướng phát triển tiến tới tỷ lệ chuẩn thế giới là 1/8) cũng như phân bổ giảng viên cho mỗi chuyên ngành. Mỗi trường đại học cần đưa ra những chính sách thu hút giảng viên trẻ tuổi, có nhiệt huyết vì giáo dục như chính sách lương kèm theo thưởng, các hỗ trợ dạy học khác để đảm bảo đời sống sinh hoạt của các giảng viên. Tại các quốc gia phát triển, giáo viên là nghề được đánh giá cao cả về vị thế xã hội và chính sách lương thưởng thì tại Việt Nam, lương của các giáo viên tính theo bậc lương là quá thấp, cần một chính sách thay đổi triệt để như: trả lương theo hiệu quả giảng dạy, trả lương theo đóng góp cho trường cũng như cho ngành giáo dục. Ngoài ra, các trường nên quan tâm chú ý tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho các giảng viên như nhà ở, cơ sở vật chất làm việc tại trường để mọi giảng viên chuyên tâm vào công tác giảng dạy.
Về vấn đề chất lượng giảng viên có thể được thể hiện qua 2 yếu tố chính là bằng cấp, học vị và công tác nghiên cứu khoa học. Theo các thống kê của Bộ GDĐT, vẫn còn tới 44,28% giảng viên ở trình độ đại học, cao đẳng. Giảng viên đại học quay lại dạy đại học chắc chắn chất lượng giảng dạy không thể phát triển được. Vì vậy, các trường đại học, cao đẳng cần những chính sách riêng biệt để thu hút nguồn giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ trở lên đồng thời đề xuất các chương trình để chính giáo viên trong trường nâng cao học hàm, học vị bản thân. Hơn nữa, các trường có thể mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn; đưa giảng viên tham gia các lớp đào tạo chuyên môn của nước ngoài; mời các giáo sư, chuyên gia nước ngoài về nâng cao kiến thức cho giảng viên, nhất là những giảng viên trẻ thiếu kinh nghiệm. Ngoài ra, các giảng viên được khuyến khích tự mình nâng cao năng lực chuyên môn và tìm kiếm các học bổng đi du học. Khi đó, các trường có thể đưa ra các chính sách tạo điều kiện và hỗ trợ giảng viên đi du học sau đó quay về phục vụ công tác giáo dục của trường. Mặt khác, số lượng giờ dạy học bắt buộc có thể được giảm xuống tùy điều kiện mỗi trường để tạo điều kiện cho giảng viên nghiên cứu khoa học. Quá trình nghiên cứu sáng tạo không chỉ khơi gợi đam mê của các giảng viên mà còn là cơ sở kiến thức cho tương lai. Càng nhiều công trình nghiên cứu khoa học, sinh viên trong tương lai càng có nhiều cơ hội tiếp xúc với nguồn kiến thức cập nhật nhất đồng thời thương hiệu giáo dục Việt Nam từ đó cũng xuất hiện trên trường quốc tế.
4.4.3.4. Đầu tư cơ sở hạ tầng
Nhà nước cần tăng cường đầu tư và kêu gọi đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Rõ ràng, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập tốt thì chất lượng giáo dục mới nâng cao được và sinh viên quốc tế đến học cũng cảm thấy thoải mái và tin tưởng hơn. Nhà trường cần đưa ra kế hoạch xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng theo