CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ
3.2.1. Khái quát hệ thống giáo dục đại học Singapore
Singapore (tên chính thức: Cộng hòa Singapore) là một hòn đảo hình viên kim cương được bao quanh bởi nhiều đảo nhỏ, nằm ở vị trí giao nhau của con đường hàng hải giữa Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và eo biển Malacca. Vị trí địa lý chiến lược là một yếu tố giúp Singapore trở thành một trung tâm thương mại, viễn thông và du lịch trong khu vực nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.
Singapore hầu như không có tài nguyên, không có nước ngọt, nguyên liệu hầu hết đều phải nhập khẩu. Chính vì vậy, chính phủ Singapore đã đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển một số ngành công nghiệp chủ chốt: cảng biển, lắp ráp vi tính,… kết hợp phát triển các ngành dịch vụ (40% thu nhập quốc dân). Ngoài ra, nền kinh tế Singapore cũng chủ động chuyển đổi sang kinh tế tri thức.
Mặc dù có diện tích nhỏ (khoảng 719,1 km2 năm 2016), dân số ít (5,07 triệu dân năm 2016, trong đó khoảng 40% là người nước ngoài), con người Singapore vẫn luôn cố gắng thích nghi môi trường, cần cù và kiên cường làm việc để tạo nên một Singapore vững mạnh ngày nay. Hơn nữa, Chính phủ Singapore cũng rất quan tâm tạo ra một nền giáo dục phổ cập tiếng Anh với tinh thần tự lực tự cường, chú trọng tri thức để phát triển trong tương lai.
Ngày nay, Singapore được coi là một trong những quốc gia phát triển mạnh nhất châu Á. Cơ sở hạ tầng, nền kinh tế phát triển cùng hệ thống giáo dục vững chắc, linh hoạt giúp Singapore thu hút một lượng lớn sinh viên quốc tế trên toàn thế
giới, đặc biệt là từ các nước trong khu vực. Hệ thống giáo dục Singapore có thể coi là một hệ thống giáo dục chất lượng cao, với những giá trị về giáo dục nghiêm túc và sâu sắc, hướng tới tìm kiếm và phát triển giá trị nội tại mỗi cá nhân.
Hình 3.3: Sơ đồ hệ thống giáo dục Singapore
Nguồn: Bộ Giáo dục Singapore (MOE), http://www.singaporeedu.gov.sg.
Giáo dục sau trung học tại Singapore có thể được giải thích như sau:
Hoàn thành kỳ thi GCE “O”, các sinh viên có thể nộp đơn vào trường phổ thông hoặc viện tập trung để tham gia học dự bị đại học 2 – 3 năm sau đó tham gia kỳ thi GCE cấp độ “A”. Hoặc sinh viên có thể tham gia các trường Bách khoa kỹ thuật (cao đẳng nghề) trong 3 năm để chuẩn bị kinh nghiệm và kỹ năng thực hành trong môi trường làm việc thực tế. Hiện nay, có 5 trường Bách khoa kỹ thuật tại Singapore là: trường Bách khoa Singapore, trường Bách khoa Nanyang, trường Bách khoa Ngee Ann, trường Bách khoa Cộng hòa và trường Bách khoa Temasek.
Một lựa chọn khác là các học viên học tại Viện giáo dục kỹ thuật 1 – 2 năm sau đấy chuyển sang các trường Bách khoa kỹ thuật, học tại nước ngoài hoặc đi làm. Singapore có 3 Viện giáo dục kỹ thuật với 12 địa điểm khác nhau nhằm xây dựng các ngành học kinh doanh, kỹ thuật, nhà hàng khách sạn, giao tiếp và công nghệ, truyền thông sáng tạo và thể dục thẩm mỹ.
b) Trường đại học
Sau khi vượt qua kỳ thi GCE “A” hoặc đạt được các chứng chỉ tương đương khác hoặc học xong khóa học tại các trường Bách khoa kỹ thuật, các học viên có thể tiếp tục học lên đại học hoặc làm việc ngay. Singapore có nhiều cấp bậc đại học khác nhau. Thời khóa biểu đại học thường chia thành hai học kỳ: học kỳ một từ giữa tháng 8 kéo dài tới đầu tháng 12; học kỳ 2 bắt đầu từ giữa tháng 1 và kết thúc vào cuối tháng 4. Sau khi hoàn tất chương trình đại học, các sinh viên được quyền tiếp tục nghiên cứu và theo học các bậc học cao hơn như thạc sĩ và tiến sĩ.
Các trường đại học tự trị nổi tiếng tại Singapore và trên toàn khu vực là: đại học quốc gia Singapore (NUS), đại học kỹ thuật Nanyang (NTU), đại học quản lý Singapore (SMU) và đại học công nghệ và thiết kế Singapore (SUTD) cùng hệ thống các trường tư, đại học quốc tế đa dạng tại Singapore là đích đến lý tưởng của mọi sinh viên. Cơ quan CaseTrust for Education và Cơ quan Chất lượng Singapore dành cho các Tổ chức giáo dục tư thục chịu trách nhiệm kiểm định chất lượng, đảm bảo học viện thỏa mãn những tiêu chuẩn dành cho sinh viên theo đúng quy định. Các trường đại học tại Singapore được công nhận trên toàn thế giới và tạo nhiều
điều kiện cho sinh viên học tập và nghiên cứu đồng thời cũng đem lại cơ hội làm việc triển vọng cho các sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Hiện nay, tại tất cả các cấp học của Singapore, sinh viên quốc tế đều có quyền tham gia nếu sinh viên có đủ những yêu cầu phù hợp và trường học vẫn còn chỉ tiêu.
3.2.2. Thực trạng xuất khẩu dịch vụ giáo dục theo phương thức 2
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1970 và cuộc cách mạng về tri thức thúc đẩy chính phủ Singapore chú trọng chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức và đưa giáo dục trở thành một “cỗ máy phát triển kinh tế”. Ngày nay, việc xuất khẩu các dịch vụ giáo dục Singapore đã đạt được nhiều thành công to lớn và đóng vai trò quan trọng trong ngành xuất khẩu dịch vụ.
0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 2004 2006 2008 2010 2012 2014 2016 2018
Số sinh viên quốc tế(đơn vị sinh viên)
Hình 3.4: Số sinh viên quốc tế tại Singapore 2004 – 2016
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Cơ quan kiểm soát xuất nhập cảnh Singapore (ICA) (2016)
trong khu vực. Năm 2005, số sinh viên quốc tế là 71.000 sinh viên. Chỉ sau 4 năm, lượng sinh viên quốc tế tăng thêm 36,5%. Tuy nhiên, sau một thời gian số lượng du học sinh tăng nhanh (năm 2008 số sinh viên nước ngoài lên tới 96.900 sinh viên), thì những năm tiếp theo số lượng sinh viên quốc tế có chiều hướng giảm sút (năm 2012 số sinh viên quốc tế chỉ còn khoảng 84.000 sinh viên, giảm tới 13,3% so với năm 2008).
Nhưng bằng sự nỗ lực quảng bá chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất thì những năm gần đây, lượng du học sinh nước ngoài lại tiếp tục tăng (năm 2016 có khoảng hơn 155.000 du học sinh quốc tế, tăng 84,52%. Và Singpore đang ngày càng khẳng định vị thế dịch vụ giáo dục trên thị trường quốc tế.
Bảng 3.4: Tỷ lệ sinh viên quốc tế trong 3 trƣờng đại học tại Singapore năm học 2014/15 và 2015/16
Năm học
Tổng số sinh viên (Đại học, sau đại học)
Số sinh viên quốc tế (Sinh viên)
Tỷ lệ sinh viên quốc tế (%)
NUS NTU SMU NUS NTU SMU NUS NTU SMU
2014/15 31.265 24.446 8.532 8.918 6.982 1.170 27,24% 28,56% 13,71% 2015/16 32.705 25.376 9.011 9.443 7.845 1.593 28,87% 30,92% 17,28% % thay đổi + 4,6% + 3,8% + 5,6% + 5,89% + 12,36% + 36,15% + 5,98% + 8,26% + 26,04%
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các Báo cáo thường niên và các Bản giới thiệu tổng quan của trường SMU, NTU, NUS
Từ bảng trên ta thấy trong số sinh viên quốc tế đến Singapore, một lượng lớn là sinh viên đăng ký vào 3 đại học công lập lớn tại Singapore: NUS, NTU và SMU (chiểm khoảng 20% tổng số sinh viên quốc tế tại Singapore). Dù tình hình kinh tế thế giới có nhiều khó khăn song vẫn có rất nhiều sinh viên đến học tại các đại học công lập Singapore, tỷ lệ sinh viên quốc tế đã đạt ở mức cao vào năm 2015 và 2016. Tỷ lệ này tại hai trường đại học NUS (từ 27,24% năm 2015 lên 28,87% năm 2016) và NTU (từ 28,56% năm 2015 lên 30,92% năm 2016) tăng nhẹ và giữ tương đối ổn định tại trường SMU (khoảng 17,28%). Rõ ràng, ngày càng thấy rõ dịch vụ giáo dục Singapore đang phát triển và được rất nhiều sinh viên trên toàn thế giới quan tâm.
Đặc biệt, Singapore có 7 cơ cấu ngành nghề phát triển được đánh giá cao để du học sinh quốc tế lựa chọn: ngành kinh doanh; ngành du lịch và quản trị khách sạn; ngành kỹ thuật; ngành khoa học đời sống (khoa học y sinh và khoa học đời sống); ngành thời trang; ngành truyền thống và ngành công nghệ thông tin.
Nhờ xuất khẩu giáo dục, thu nhập của các trường đại học tại Singapore mới có thể giữ vững trước khủng hoảng và thu nhập này góp phần không nhỏ vào GDP Singapore trong nhiều năm. Thu nhập của 2 trường đại học công lập lớn nhất, danh tiếng nhất Singapore được biểu hiện trong đồ thị dưới đây.
Đơn vị: triệu đô la Singapore
0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 2011/12 2012/13 2013/14 2014/15 2015/16 Thu nhập từ giáo dục (S$'000.000) NUS NTU
Hình 3.5: Thu nhập từ giáo dục của 2 đại học Singapore năm tài khóa 2012/13 – 2015/16
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Báo cáo thường niên của trường NTU, NUS
Từ đồ thị ta thấy các dịch vụ giáo dục đang tiếp tục phát triển và đem về ngày càng nhiều thu nhập cho nhà trường, Chính phủ. Năm 2016, thu nhập từ dịch vụ giáo dục trường NTU 962,135 triệu đô la Singapore Trường NUS cũng có nguồn thu từ giáo dục tăng liên tục (từ 538,275 triệu đô la Singapore năm 2012 lên 823,516 triệu đô la Singapore năm 2016, tăng 52,99%).
Một thành công khác từ xuất khẩu giáo dục là thương hiệu các trường đại học Singapore, nền giáo dục Singapore trở nên vững mạnh và lan rộng trên toàn thế giới. Theo điều tra toàn cầu của tập đoàn Pearson về chất lượng giáo dục và mức độ quan tâm tới giáo dục tại 50 quốc gia, hệ thống giáo dục Singapore được xếp hạng thứ 5 toàn thế giới. Đặc biệt 2 trường đại học công lập NUS và NTU đã trở thành những trường học đẳng cấp quốc tế đứng trong 15 trường hàng đầu thế giới theo bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới của Quacquarelli Symonds (QS) năm 2016. Trong đó đại học NTU đã có những bước phát triển vượt bậc với tầm nhìn quốc tế đã được trao huy chương 5 đỉnh cao toàn cầu. Xếp hạng 2 trường công lập nổi tiếng NTU và NUS của Singapore được trình bày như trong bảng dưới đây.
Bảng 3.5: Bảng xếp hạng hai trƣờng đại học NUS, NTU
Năm Xếp hạng đại học châu Á Xếp hạng đại học thế giới
NUS NTU NUS NTU
2012 2 17 25 47
2013 2 10 24 41
2014 1 4 22 39
2015 1 4 12 13
2016 1 3 12 13
Nguồn:Xếp hạng trường đại học thế giới QS và Xếp hạng trường đại học châu Á của Quacquarelli Symonds (QS), (2016),
http://www.topuniversities.com/university-rankings
3.2.3. Đánh giá nhân tố tạo nên thành công
Mặc dù chưa phải là quốc gia xuất khẩu giáo dục hàng đầu thế giới nhưng Singapore có những chính sách chiến lược riêng để xuất khẩu dịch vụ giáo dục trong thị trường châu Á. 4 yếu tố giúp Singapore phát triển thành công giáo dục nội địa và vươn ra thế giới sẽ được phân tích cụ thể sau đây.
3.2.3.1. Nền giáo dục chất lượng
Nền giáo dục chất lượng là yếu tố đầu tiên hết sức quan trọng, cần sự đầu tư chú trọng lâu dài của cả một quốc gia. Có thể nói Singapore có nền giáo dục chất
lượng sánh ngang tầm các quốc gia phát triển trên thế giới là nhờ nhiều chính sách giáo dục kết hợp.
Phương pháp “dạy ít học nhiều” (TLLM) được áp dụng trong toàn bộ hệ thống giáo dục. Thủ tướng Lý Hiển Long đã nói nhân dịp Quốc khánh 2004: “Chúng ta phải dạy ít đi để sinh viên có thể học được nhiều hơn.”. “Dạy ít, học nhiều” là việc gia tăng tương tác giữa học sinh và giáo viên, tạo cơ hội cho các học viên bày tỏ ý kiến, chuẩn bị những kỹ năng thực tế trong cuộc sống chứ không chỉ vì thi cử. Phương pháp “dạy ít học nhiều” (TLLM) bao gồm 3 nội dung dành cho giáo viên: “Ghi nhớ tại sao chúng ta dạy học”, “Suy nghĩ về những gì chúng ta giảng dạy” và “Xem xét lại cách chúng ta dạy học”. “Ghi nhớ tại sao chúng ta dạy học” là giáo viên luôn tâm niệm không chỉ dạy nội dung mà còn dạy vì nhu cầu, lợi ích, nguyện vọng của người học; khuyến khích học sinh dám đam mê dám thất bại và xây dựng các khái niệm thiết yếu để học sinh chuẩn bị cho tương lai thay vì chuẩn bị cho một bài thi. “Suy nghĩ về những gì chúng ta giảng dạy” là giáo viên giúp học sinh có suy nghĩ, thái độ tích cực phục vụ cho cuộc sống; đánh giá quá trình học tập, sự tự tin, năng động chứ không phải điểm hay sản phẩm cuối cùng của học sinh; khuyến khích tư duy phê bình, sự tò mò và tìm kiếm của mỗi học sinh. “Xem xét lại cách chúng ta dạy học” là giáo viên cần liên tục tự đổi mới phương pháp dạy riêng, gắn kết nhiều hơn với sinh viên, hướng dẫn học sinh tự học tập trong cuộc sống thực tế thay vì luôn sử dụng một bài giảng trong nhiều năm và quan trọng nhất là nâng cao khả năng gợi cảm hứng, đam mê thay đổi cải tiến của các học sinh. Hơn nữa, đến năm 2004, trong phương pháp “dạy ít học nhiều”, 5 nguyên tắc chính “Cách tân và dám nghĩ dám làm” (I&E) được thực hiện triệt để: mọi trẻ em, không phải một vài; khuyến khích, không phải chỉ thị; linh hoạt, có kỷ luật; biểu hiện, không phải bảng điểm; một quá trình khám phá, không phải một đích đến.
Hơn nữa, đội ngũ giáo viên chuẩn hóa và liên tục tự nghiên cứu, nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như khả năng giảng dạy. Giáo viên trong các trường học, nhất là bậc sau phổ thông phải đạt yêu cầu về cả chuyên môn và kinh nghiệm
Mặt khác, nền giáo dục ngày càng phát triển của Singapore không thiếu một phần quan trọng của việc cả nước tập trung đầu tư cho cơ sở vật chất trường lớp. Trường đại học Công nghệ Nanyang (NTU) được xây dựng với kinh phí lên tới 914 triệu đô la Singapore hay trường đại học Quốc gia Singapore (NUS) vô cùng rộng lớn với các trang thiết bị cao cấp, tạo sự tiện nghi nhất cho sinh viên. Năm 2016, Chính phủ Singapore chi cho giáo dục và đào tạo 12,8 tỷ SGD, gần gấp đôi so với 10 năm trước (chi phí dành cho giáo dục chiếm khoảng 18,5% GDP).
Ngoài ra, hầu hết các chương trình học, nhất là những ngành đang chiếm ưu thế về nhu cầu nhân lực đều được đầu tư chú trọng. Các ngành học mới độc đáo cũng được phát triển nhằm thu hút một lượng sinh viên quốc tế đến theo học. Các sinh viên hoàn tất chương trình tại Singapore vẫn được nhận những bằng cấp quốc tế.
3.2.3.2. Tiếng Anh bắt buộc
Trong xu thế toàn cầu hóa, tiếng Anh – ngôn ngữ quốc tế được chính thức đưa vào giảng dạy tại các trường học Singapore từ năm 1987 mặc dù 3 thứ tiếng chính của quốc gia này là tiếng Malaysia, tiếng Hoa và tiếng Tamil. Điều này tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho các sinh viên quốc tế đến với Singapore nhất là trong cộng đồng đa sắc tộc như Singapore. Thứ nhất, tiếng Anh bắt buộc cũng là cơ hội cho sinh viên quốc tế tiếp cận mọi thông tin tại Singapore hết sức dễ dàng. Thứ hai, sinh viên quốc tế sử dụng tiếng Anh tại Singapore sẽ giảm bớt được một phần gánh nặng về tinh thần tâm lý khi đi du học tại nước ngoài.
3.2.3.3. Chính sách hỗ trợ sinh viên quốc tế
Để xuất khẩu dịch vụ giáo dục, các trường đại học thường thành lập các hội đồng giúp đỡ sinh viên về mọi lĩnh vực đời sống, thậm chí tạo điều kiện hết sức cho mọi học sinh tham dự thi vào trường. Tại Việt Nam, 2 trường đại học NTU và NUS thông qua mạng Internet để chọn lọc hồ sơ và tổ chức thi vào trường ngay tại các thành phố lớn của Việt Nam.
Mặt khác, Chính phủ cũng có nhiều hỗ trợ tài chính cho sinh viên. Mọi sinh viên quốc tế được nhập học tại 2 trường NTU và NUS đều được cấp học bổng lên
tới 100%, đồng thời vẫn được đăng ký vay thêm từ các tổ chức khác. Các sinh viên còn lại hoàn toàn có thể đăng ký chương trình vay nợ hay trợ cấp tương đối dễ dàng.
Chính sách bảo vệ sinh viên được áp dụng và sinh viên được quyền nhận lại học phí khi cơ sở giáo dục không hoạt động vì lý do phá sản hoặc lý do pháp luật. Ngoài ra, các chương trình chứng nhận chất lượng giáo dục đảm bảo sinh viên được tiếp cận nguồn thông tin chính xác nhất và quyền khiếu nại cũng như phản hồi của