Nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ kinh nghiệm của một số nước và bài học cho việt nam (Trang 29 - 32)

5. Bố cục đề tài

1.3. Tổng quan về xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học

1.3.2. Nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học

Hoạt động xuất khẩu dịch vụ GDĐH thông thường bị tác động bởi 4 nhân tố trong nước và quốc tế. Các nhân tố này có thể có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc tình hình xuất khẩu dịch vụ giáo dục của từng quốc gia cụ thể.

Mọi hoạt động xuất nhập khẩu khẩu dịch vụ, bao gồm cả xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học đều chịu tác động của tình hình kinh tế quốc tế. Trong giai đoạn kinh tế thế giới ổn định và phát triển, nhu cầu học tập tại hầu hết các quốc gia đều tăng nhanh và sinh viên quốc tế sẵn sàng chi trả một lượng học phí, sinh hoạt phí lớn để được học tập trong môi trường tốt nhất. Đặc biệt những quốc gia phát triển nắm trong tay lợi thế to lớn vì có nền tảng khoa học công nghệ, có tiềm lực tài chính mạnh mẽ,… rất dễ dàng thu được nguồn lợi khổng lồ từ xuất khẩu dịch vụ giáo dục. Ngược lại khi kinh tế chung toàn thế giới bị khủng hoảng, suy giảm, hầu hết học viên muốn tìm kiếm công việc ổn định thay vì tiếp tục học tập hoặc tham gia học tập ít tốn kém nhất. Đây chính là cơ hội cho các quốc gia đang phát triển đầu tư dịch vụ giáo dục, tận dụng lợi thế về chi phí thấp, chất lượng giáo dục có thể chấp nhận được để thu hút sinh viên nước ngoài.

Mặt khác, thực tế tình hình kinh tế, giáo dục tại từng quốc gia cụ thể cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ GDĐH. Những nước có nền giáo dục phát triển, chất lượng giáo dục đại học được cả thế giới công nhận dễ dàng thu hút sinh viên quốc tế hơn vì tấm bằng và quá trình học tập tại quốc gia này đem lại cho sinh viên nhiều cơ hội tốt hơn khi tham gia vào thị trường lao động. Các quốc gia có nền kinh tế phát triển ổn định cũng dễ dàng thu hút sinh viên nước ngoài hơn vì nhiều học viên có mong muốn được sống và làm việc tại một môi trường cạnh tranh và phát triển trên thế giới sau khi hoàn tất việc học tập.

1.3.2.2. Sự phát triển ngôn ngữ toàn cầu – tiếng Anh

Thực tế, tiếng Anh hầu hết được dùng trong mọi lĩnh vực và lan rộng khắp thế giới. Nhờ có một ngôn ngữ chung như vậy nên mọi sinh viên khi tham gia các khóa học quốc tế hay các trường học mở các chương trình thu hút sinh viên quốc tế đều dễ dàng giao lưu với nhau và đạt được lợi ích cho cả hai phía một cách nhanh chóng và tiết kiệm. Các sinh viên quốc tế không cần quá cố gắng tìm hiểu mọi thông tin và học tiếng bản xứ nếu muốn tham gia học tập tại nhiều quốc gia khác nhau trong khi các nước không cần lo lắng không thu hút được sinh viên vì tiếng bản xứ khó học hay không thể đáp ứng được nhu cầu của sinh viên từ nhiều quốc

gia. Một ví dụ điển hình trong việc phổ cập tiếng Anh là Singapore áp dụng bắt buộc sử dụng tiếng Anh trong trường đại học. Chính sách này khi mới ra đời đã gây nhiều tranh cãi và thậm chí là áp lực với học sinh nhưng thực tế, chính sách phổ cập tiếng Anh đã chứng minh được tầm nhìn xa của chính phủ Singapore và Singapore đã trở thành một quốc gia xuất khẩu dịch vụ giáo dục nổi tiếng trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Quốc gia Malaysia cũng đã từng bỏ lỡ một thời kỳ phát triển khi không sử dụng tiếng Anh nhưng ngay sau khi tiếng Anh được chú trọng trở lại, Malaysia đã đảo ngược vị thế từ nước nhập khẩu dịch vụ giáo dục sang nước xuất khẩu dịch vụ giáo dục.

Rõ ràng, tiếng Anh thông dụng là một lợi thế với các quốc gia nói tiếng Anh nhưng lại là hạn chế với các nước thuộc hệ ngôn ngữ khác. Tuy nhiên hạn chế này hoàn toàn có thể vượt qua được nhờ các chính sách thúc đẩy tiếng Anh trong hệ thống giáo dục quốc dân.

1.3.2.3. Sự phát triển công nghệ thông tin

Sự phát triển của công nghệ thông tin và sự phổ cập kiến thức mạng Internet trên toàn thế giới giúp phụ huynh và sinh viên có khả năng nhanh chóng tìm hiểu thông tin về một quốc gia xa lạ, một nền giáo dục đẳng cấp thế giới. Điều này thúc đẩy nhu cầu được tham gia vào môi trường học tập chất lượng không thuộc quốc gia bản xứ và hình thành nên thị trường xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục. Hơn thế nữa, các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục tận dụng tối đa lợi thế của mạng điện tử, website để quảng bá hình ảnh của các chương trình học và mở rộng khai thác thị trường quốc tế nhằm thu được nhiều lợi nhuận hơn. Như vậy, một quốc gia có cơ sở công nghệ thông tin tốt sẽ có nhiều cơ hội cạnh tranh với các quốc gia khác trong việc tìm kiếm, thu hút sinh viên quốc tế, quảng bá giáo dục trong nước. Ngược lại một quốc gia không có hoặc có rất ít hiểu biết chung về tin học trong giáo dục thì trước hết không thể khiến người học tin tưởng vào chất lượng môi trường học tập, sau đó cũng không thể liên kết, cung cấp thông tin tới mọi sinh viên có nhu cầu học tập.

Các nước phát triển nắm trong tay nguồn tài nguyên khoa học kỹ thuật dồi dào và có nhu cầu rất lớn trong việc thu hút nhân tài cũng như tìm kiếm một nguồn thu nhập cho quốc gia. Vì vậy các quốc gia phát triển này đưa ra các chính sách thu hút sinh viên quốc tế tìm đến học tập, nghiên cứu và làm việc để thu được nguồn thu nhập từ chi tiêu của sinh viên. Ngược lại, các quốc gia cần tri thức mới, cần khoa học công nghệ để xây dựng và phát triển đất nước có nhu cầu du nhập nền giáo dục chất lượng từ quốc gia khác. Tuy nhiên, các quốc gia yếu thế này luôn cố gắng đảo ngược từ nhập khẩu sang xuất khẩu giáo dục, tránh hiện tượng “chảy máu chất xám” bằng các chính sách khuyến khích xuất khẩu dịch vụ giáo dục. Vì vậy tính cạnh tranh trong các hoạt động xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học càng ngày càng gia tăng và chỉ có những quốc gia liên tục đổi mới chính sách khuyến khích xuất khẩu dịch vụ giáo dục, đa dạng hóa các loại học bổng hỗ trợ, hình thức marketing tới người tiêu dùng thì mới đẩy mạnh, phát triển được loại hình xuất khẩu này. Chính sách càng tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sinh viên quốc tế thì sẽ nhận được càng nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ kinh nghiệm của một số nước và bài học cho việt nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)