CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Xuất khẩu dịch vụ giáo dục đại học theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ
3.1.3. Đánh giá nhân tố tạo nên thành công
Hoa Kỳ là nước xuất khẩu giáo dục hàng đầu thế giới nhờ nhiều yếu tố kết hợp, song 6 yếu tố chính sau đây sẽ được phân tích cụ thể.
3.1.3.1. Nền giáo dục chất lượng
Nền giáo dục chú trọng các nhu cầu sinh viên nên hầu hết các trường đại học tại Mỹ đều có khuôn viên học tập hợp lý cùng với hệ thống thư viện không chỉ đảm bảo nhiều đầu sách chất lượng mà còn được xây dựng tạo cảm hứng tối đa cho sinh viên sáng tạo. Ngày nay, công nghệ thông tin là nhu cầu thiết yếu cho việc học tập và nghiên cứu, vì vậy các trường đại học đa số đều có hệ thống máy tính kết nối Internet giúp sinh viên thuận tiện tra cứu tìm hiểu thông tin. Ngoài ra, để tạo điều kiện tốt nhất cho việc học tập, các trường thường xây dựng cả hệ thống ký túc xá, khu vực thể thao giải trí và ăn uống kèm theo.
Hệ thống tín chỉ và điểm tương ứng (A, B, C, D) trong GDĐH đem đến sự thoải mái và cơ hội để các sinh viên cân bằng công việc, học tập và đời sống đồng thời học tập theo khả năng và nhu cầu bản thân. Trong các khóa học, học sinh được tự do sáng tạo và được khuyến khích phát biểu, tranh luận trong lớp học. Hơn nữa, mỗi trường học có rất nhiều câu lạc bộ phục vụ đời sống thể thao giải trí của sinh viên hay là nơi tiếp nhận mọi thắc mắc của sinh viên.
Năm 2016, số giáo viên toàn thời gian của các học viện, cao đẳng và đại học tại Mỹ lên tới hơn 1 triệu giáo viên gồm: 0,7 triệu giáo viên trường công lập và 0,4 triệu giáo viên trường tư nhân. Số lượng các nhân viên quản trị và hỗ trợ khác lên tới khoảng 2 triệu người. Tỷ lệ nhân viên chính thức/sinh viên chính thức là 5,4 và tỷ lệ giáo viên chính thức/sinh viên chính thức là 16,0 năm 2011. Mặt khác, năm 2016, chi phí dành cho giáo dục cao đẳng và đại học chiếm khoảng 41% tổng chi
phí giáo dục (460 USD Mỹ) và khoảng 7,8% GDP. Rõ ràng, đất nước Hoa Kỳ rất chú trọng tới những nhu cầu học tập của sinh viên cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho mọi học viên.
3.1.3.2. Hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục đạt chuẩn quốc tế
Thực tế, Hoa Kỳ có tới hơn 5000 trường cao đẳng đại học (năm 2016) do đó hệ thống kiểm định chất lượng tại Mỹ có thể coi là một hệ thống hoàn thiện chuẩn mực. Các cơ quan hiệp hội kiểm định chất lượng phải được nhà nước cấp phép và các trường đại học hết sức chú ý đến chất lượng được kiểm định vì thông thường, các nhà tuyển dụng không tuyển sinh viên học các trường không đạt chuẩn hoặc các sinh viên quốc tế luôn muốn tham gia các lớp học được công nhận trên toàn thế giới và các trường có thể chuyển đổi sinh viên cho nhau, tiếp cận nguồn hỗ trợ tài chính và dự án nghiên cứu.
Hiện nay, Hoa Kỳ có 2 cơ quan công nhận các tổ chức kiểm định là Bộ Giáo dục liên bang (USDE) và Hội đồng kiểm định Giáo dục Đại học (CHEA). Chỉ có những trường đại học đạt chất lượng về các chương trình đào tạo mới được kiểm định và dễ dàng thu hút sinh viên quốc tế, còn lại chỉ là những “xưởng văn bằng” cung cấp bằng tự do và không có giá trị.
3.1.3.3. Cơ chế phân quyền quản lý năng động, tự chủ
Cơ chế phân quyền quản lý tại Mỹ giúp các trường đại học nỗ lực hơn và tự mình gia tăng cạnh tranh. Quyền tự chủ cho phép các trường đại học Hoa Kỳ tự tìm nguồn đầu tư, tự tìm phương án nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục thu hút sinh viên quốc tế để tăng nguồn thu nhập và tìm cách giảm chi phí để đảm bảo hoạt động của trường. Hội đồng quản trị là cơ quan lãnh đạo cao nhất của một trường đại học Hoa Kỳ và trường những nhà quản trị này là những người thành đạt sẽ định hướng phát triển cho trường.
3.1.3.4. Các khóa học tại Hoa Kỳ đa dạng và linh hoạt.
Hoa Kỳ là quốc gia đa văn hóa, dân nhập cư nhiều vì vậy, các trường đại học cũng đưa ra các chương trình học hết sức phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu của xã
đào tạo các trình độ sau trung học, trong đó 4.921 trường cao đẳng và đại học cung cấp 22.654 chương trình đã kiểm định cho các ngành học, các trình độ học cho các sinh viên từ nhiều quốc gia khác nhau. Ngoài ra, chính nhờ cơ chế phân quyền quản lý, các trường được tự chủ trong đầu tư và phát triển ngành học thế mạnh, vì vậy sinh viên chỉ cần có đủ các điều kiện hợp lý đều có thể tới Hoa Kỳ tham gia các khóa học hoặc chuyển từ chương trình học này sang chương trình học khác.
3.1.3.5. Các chính sách học bổng và hỗ trợ sinh viên nước ngoài
Các sinh viên nước ngoài sang học tại Hoa Kỳ hầu hết đều nhận được học bổng hoặc các khoản hỗ trợ cho vay từ chính phủ Hoa Kỳ hoặc từ các trường đại học, cao đẳng Hoa Kỳ. Các khoản học bổng này thu hút một lượng lớn sinh viên quốc tế và giúp Hoa Kỳ nhanh chóng thu về lợi nhuận từ các chi tiêu đi kèm khác như ăn ở, sinh hoạt, đi lại,… Tại Việt Nam, chính phủ Hoa Kỳ có 3 chương trình học bổng vô cùng nổi tiếng và hấp dẫn là: học bổng Fulbright (hỗ trợ 100% học phí, ngoại trừ ngành Y dược), học bổng quốc tế AAUW dành cho sinh viên nữ và học bổng của quỹ Ford cùng hàng trăm học bổng khác từ chính phủ và các trường đại học Hoa Kỳ.
Ngoài ra, các hội đồng tư vấn giáo dục quốc tế của liên bang nói chung và mỗi trường nói riêng cũng được thành lập để thúc đẩy quan hệ với các đối tác và hơn nữa là quan tâm chú trọng tới nhu cầu, tư vấn giải quyết những khó khăn của sinh viên quốc tế như: visa, nhà ở, ăn uống, hòa nhập văn hóa,… Các sinh viên quốc tế cũng có thể đi làm thêm 20 giờ/tuần trong năm học và 40 giờ/tuần trong kỳ nghỉ, với mức lương thông thường từ 5,15 tới 15 USD/giờ để giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình và bản thân.
3.1.3.6. Chính sách phát triển thương hiệu, thu hút sinh viên quốc tế
Về thương hiệu giáo dục, Hoa Kỳ là một quốc gia nổi tiếng toàn thế giới, có tới 6/10 trường đại học danh tiếng nhất thế giới theo bảng xếp hạng đại học thế giới Quacquarelli Symonds (QS). Các trường này liên tục đầu tư cạnh tranh để thúc đẩy và giữ vững vị thế của trường.
Để xuất khẩu dịch vụ giáo dục, các trường đại học luôn chú trọng tới quảng bá thông tin và giới thiệu lợi thế của trường cho toàn bộ thế giới. Vì vậy, tất cả các trường đại học tại Hoa Kỳ đều có website riêng cung cấp mọi thông tin về lịch sử hình thành, các chương trình học, các chính sách hỗ trợ của trường dành cho sinh viên nhập học. Hơn nữa, các chương trình giáo dục qua mạng, liên kết với quốc gia khác không chỉ làm tăng nguồn thu từ xuất khẩu giáo dục theo phương thức 1, 3, 4 mà còn là một các hữu hiệu giới thiệu, thu hút sinh viên quốc tế tới nước bản địa, từ đó tăng khả năng xuất khẩu dịch vụ giáo dục theo phương thức 2.