Các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả quản trị tài sản ngắn hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần vận tải và thương mại đường sắt (Trang 28 - 33)

1.2. Cơ sở lý luận về quản trị tài sản ngắn hạn

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả quản trị tài sản ngắn hạn

1.2.3.1. Các nhân tố chủ quan

Mọi hoạt động, chính sách của doanh nghiệp luôn có sự tác động tới tài sản mà doanh nghiệp đó sở hữu, làm gia tăng hoặc làm cho giá trị tài sản của doanh nghiệp. Giá trị của tài sản ngắn hạn chịu ảnh hƣởng rất lớn bởi các yếu tố chủ quan, đến từ các chính sách và các phƣơng thức hoạt động, xây dựng

quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Một bộ máy doanh nghiệp vận hành trơn tru, hiệu quả cùng các chính sách trong hoạt động đúng đắn và linh hoạt luôn đƣợc đánh giá cao về giá trị tài sản của doanh nghiệp hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp yếu kém về hoạt động và chính sách kém hiệu quả. Do đó, giá trị tài sản ngắn hạn gắn liền với các chính sách hoạt động, điều kiện và kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp là một điều tất yếu và đặc biệt gắn liền với trách nhiệm và năng lực của bộ máy quản trị doanh nghiệp.

Trách nhiệm và năng lực của bộ máy quản trị doanh nghiệp là nhân tố trọng tâm cần phải xem xét khi nhìn nhận và đánh giá về chất lƣợng quản trị tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trƣờng ngày nay, bộ máy quản trị của doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng chiến lƣợc kinh doanh hiệu quả, các phƣơng thức hoạt động kinh doanh đƣợc diễn ra và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, tối đa hóa lợi ích kinh tế, nâng cao giá trị của doanh nghiệp đồng thời nâng cao giá trị tài sản của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp không có bộ máy quản trị doanh nghiệp hiệu quả và phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh, phát triển cơ cấu chức năng của doanh nghiệp gọn nhẹ và tinh gọn, sự phối hợp trong hoạt động thiếu chặt chẽ, thiếu tinh thần trách nhiệm thì điều tất yếu sẽ xảy ra đó là giá trị tài sản của doanh nghiệp giảm kéo theo những hệ quả xấu tới giá trị của doanh nghiệp bị ảnh hƣởng nặng nề.

Điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là các yếu tố liên quan tới hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, bao gồm bảo quản tài sản, hàng hóa và các tài sản ngắn hạn có thể sử dụng ngay trong quá trình sản xuất, kinh doanh hàng ngày. Điều kiện sản xuất kinh doanh tốt sẽ mang lại những lợi thế về mặt tổ chức và hoạt động, khai thác và phát huy giá trị sử dụng của các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, mang lại hiệu quả và lợi ích lớn.

Năng lực tài chính của doanh nghiệp đảm bảo khả năng tài trợ tốt cho tài sản hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một doanh nghiệp có năng lực

tài chính mạnh, dòng tiền ổn định cùng khả năng chi trả cho các khoản đầu tƣ của doanh nghiệp luôn đƣợc đánh giá cao về thế mạnh trong quản trị tài chính, quản trị vốn và tài sản ƣu việt.

Chính sách giá và chính sách thanh toán tác động trực tiếp tới các khoản phải thu và dòng tiền thu hồi từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ theo hình thức tín dụng cho khách hàng. Một chính sách giá linh hoạt cùng chính sách thanh toán an toàn là điều mà mọi doanh nghiệp luôn mong muốn thực hiện để vừa có thể tạo ra đƣợc mức giá cạnh tranh, đảm bảo doanh thu kỳ vọng của doanh nghiệp, vừa giảm thiểu các nguy cơ rủi ro đến từ khoản phải thu quá hạn, từ đó đảm bảo đáp ứng đƣợc dòng tiền thuần dƣơng từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không bị lệ thuộc vào các dòng tiền tài chính và dòng tiền từ đi vay.

Chính sách quản lý nhiên liệu, nguyên liệu, vật tƣ sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát một cách chặt chẽ việc sử dụng nguyên vật liệu tối ƣu nhất, gắn liền với việc xác định giá thành dịch vụ một cách chính xác và phản ánh đúng bản chất của các chi phí liên quan.

1.2.3.2. Các nhân tố khách quan

Các nhân tố khách quan là những nhân tố và những rủi ro bất khả kháng nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp. Các nhân tố khách quan này có thể vừa tạo ra những cơ hội lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp nhƣng cũng đồng thời mang tới những thách thức và nguy cơ khôn lƣờng đối với sự tồn tại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải theo dõi thƣờng xuyên và liên tục đối với những thay đổi và biến chuyển của các nhân tố này để có thể thích nghi và tận dụng những cơ hội cũng nhƣ đối phó với những biến đổi, biến chuyển có tính tiêu cực.

Luật pháp là những công cụ quản lý mang tính bắt buộc của nhà nƣớc. Sự thắt chặt hay nới lỏng các chính sách về luật pháp kinh tế sẽ có những ảnh

hƣởng nhất định đối với doanh nghiệp và ảnh hƣởng tới ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp cũng nhƣ tới cả nền kinh tế.

Sự tăng trƣởng của nền kinh tế làm ảnh hƣởng đến tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp. Khi một nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng, các sản phẩm của doanh nghiệp sẽ khó tiêu thụ hơn, ít tạo ra doanh thu và lợi nhuận sụt giảm, và tất cả doanh nghiệp trong nền kinh tế sẽ rơi vào trạng thái hoạt động kém hiệu quả, ảnh hƣởng tới giá trị và tài sản của doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển một cách hiệu quả khi nền kinh tế lành mạng và có sự tăng trƣởng tốt.

Bên cạnh đó, tiến bộ khoa học kỹ thuật khi đƣợc áp dụng trong sản xuất kinh doanh sẽ tạo nên sự cải tiến và đột phá trong năng suất. Công nghệ tiên tiến, hiện đại giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu vào, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu và các chi phí liên quan tới bảo quản, duy trì hệ thống, giảm giá thành sản phẩm từ đó tăng tính cạnh tranh của sản phẩm. Hiệu quả của công nghệ đƣợc thể hiện ở thành phẩm đầu ra và các chi phí cấu thành nên sản phẩm. Ngƣợc lại, nếu doanh nghiệp không bắt kịp những tiến bộ của khoa học kỹ thuật để điều chỉnh kịp thời thì hiệu quả quản trị tài sản ngắn hạn không cao, hàng hoá bán ra sẽ thiếu tính cạnh tranh và sức tiêu thụ kém.

Thị trƣờng là nhân tố có ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của doanh nghiệp. Một thị trƣờng tiềm năng và đang trên đà phát triển là cơ hội lý tƣởng để doanh nghiệp mở rộng thị phần và phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, khi thị trƣờng đã có sự bão hòa và đi tới trạng thái chín muồi, doanh nghiệp cần cân nhắc trong việc duy trì vị thế và bảo vệ thị phần hoặc chuyển sang thị trƣờng khác khi kết quả hoạt động tại thị trƣờng hiện tại không tốt. Bên cạnh đó, mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là bán đƣợc sản phẩm, tạo doanh thu và lợi nhuận cho chính mình. Do đó, doanh nghiệp phải cân nhắc lựa chọn thị trƣờng hoạt động bởi một thị trƣờng

có hàng rào gia nhập cao hoặc điều kiện rút lui khỏi thị trƣờng cao cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hƣởng tới các quyết định gia nhập, phát triển thị trƣờng hay rút lui của doanh nghiệp.

Các đối thủ cạnh tranh luôn là mối đe dọa tiềm tàng đối với doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh tế hội nhập sâu rộng nhƣ hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh với các đối thủ trong nƣớc mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nƣớc ngoài có tiềm lực lớn mạnh. Sự hội nhập của các nền kinh tế trên thế giới không chỉ mở rộng cơ hội đối với doanh nghiệp trong nƣớc có cơ hội tiếp cận với thị trƣờng nƣớc ngoài nhƣng cũng đồng thời xuất hiện các nguy cơ bị thâu tóm và bị chiếm lĩnh ngay tại thị trƣờng trong nƣớc bởi các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Do đó, doanh nghiệp buộc phải nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh, trong đó bao gồm việc quản trị tài sản ngắn hạn một cách hiệu quả.

Để có thể tận dụng những cơ hội, đối phó với những thách thức và hạn chế những ảnh hƣởng không tốt tới tổ chức, các doanh nghiệp cần nghiên cứu xem xét một cách kỹ lƣỡng sự ảnh hƣởng của từng nhân tố, kết hợp các biện pháp quản trị hiệu quả, phù hợp với khả năng, mục tiêu của doanh nghiệp, nhằm đƣa ra những biện pháp hữu hiệu để công tác quản trị đạt hiệu quả tốt nhất, tạo ra kết quả tích cực của công tác quản trị tài sản ngắn hạn, tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp.

CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần vận tải và thương mại đường sắt (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)