CHƢƠNG 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
4.2. Các giải pháp đề xuất
4.2.1. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch quản trị tài sản ngắn hạn
Việc hoàn thiện công tác lập kế hoạch quản trị tài sản ngắn hạn sẽ giúp Công ty hạn chế đƣợc những rủi ro liên quan tới tài sản ngắn hạn, đồng thời lập phƣơng án dự phòng, đảm bảo Công ty luôn có sự chủ động trong việc sử dụng tài sản ngắn hạn một cách linh hoạt, phục vụ hoạt động kinh doanh của Công ty.
Công tác lập kế hoạch của Công ty cần đƣợc cải thiện ở cả cấp chiến lƣợc và cấp kế hoạch hoạt động cụ thể trong công tác quản trị tài sản ngắn hạn. Một số giải pháp đề xuất dƣới đây sẽ góp phần cải thiện hiệu quả lập kế hoạch đối với công tác quản trị tài sản ngắn hạn tại Ratraco.
Thống nhất về quan điểm quản trị trong quá trình lập kế hoạch, mục tiêu hoạt động.
Trƣớc khi và trong quá trình thực hiện công tác lập kế hoạch, Công ty cần có sự thống nhất trong việc xác định các quan điểm quản trị về phƣơng hƣớng hoạt động và chiến lƣợc cạnh tranh, tránh sự can thiệp thiếu tính dân chủ từ các cổ đông chính là đại diện của cơ quan nhà nƣớc, tránh làm ảnh hƣớng đến phƣơng hƣớng, chiến lƣợc của Công ty, sai lệch nguyện vọng của đại đa phần các cổ đông khác của Công ty.
Bên cạnh đó, sự thành công của chiến lƣợc cạnh tranh thể hiện ở mục tiêu cần đặt ra của Công ty. Công ty cần xây dựng một hệ thống mục tiêu cho toàn bộ tổ chức và các cấp phòng ban, các bộ phận. Các mục tiêu của bộ phận và phòng ban phải thống nhất với mục tiêu của toàn Công ty, từ đó xây dựng chiến lƣợc, các kế hoạch hoạt động của Công ty, nêu cao tầm quan trọng của công tác quản trị lập kế hoạch.
Chủ động nghiên cứu, xây dựng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đối với các ngành vận tải khác.
Thị phần cạnh tranh trong ngành vận tải hàng hóa ngày càng khốc liệt, đặc biệt ngành đƣờng sắt đang gặp nhiều khó khăn trong việc tạo lập lợi thế cạnh tranh so với các loại hình vận tải hàng hóa khác. Vì vậy, với vị thế là doanh nghiệp luôn đi tiên phong trong cải tiến chất lƣợng hoạt động của ngành đƣờng sắt, Ratraco cần xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh của tổ chức, từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động ở cấp chức năng, hoạt động dịch vụ đƣợc cải tiến, tăng cƣờng khả năng cạnh tranh, tạo nên những lợi thế cạnh tranh của Công ty nói riêng và của toàn ngành đƣờng sắt nói chung.
Mô hình 5 lực lƣợng cạnh tranh của Michael Porter có thể đƣợc sử dụng làm kim chỉ nam cho việc xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh ở cấp tổ chức của Công ty. Các yếu tố trong mô hình 05 lực lƣợng cạnh tranh của Michael Porter bao gồm:
- Sự cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành; - Mối đe dọa từ các đối thủ mới;
- Khả năng thƣơng lƣợng của nhà cung cấp; - Khả năng thƣơng lƣợng của khách hàng; - Mối đe dọa của các sản phẩm thay thế.
Căn cứ vào vị thế của Công ty trong lĩnh vực hoạt động vận tải hàng hóa đƣờng sắt, các lực lƣợng cạnh tranh từ đối thủ trong ngành, mối đe dọa từ đối thủ mới và khả năng thƣơng lƣợng của nhà cung cấp chƣa phải là yếu tố cốt lõi trong việc xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh. Mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế của các đối thủ trong ngành vận tải đƣờng biển, đƣờng bộ và sự thƣơng lƣợng của khách hàng sẽ là nhân tố then chốt quyết định tới việc xây dựng chiến lƣợc và mục tiêu hoạt động của Công ty. Vì vậy, Công ty cần đẩy mạnh nghiên cứu, tăng cƣờng cải thiện chất lƣợng dịch vụ và các tiêu chí hoạt động vận tải để tăng sức cạnh tranh của Công ty đối với các dịch vụ thay thế từ các ngành vận tải khác.