Những tồn tại hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nam (Trang 73 - 77)

3.3 Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Hà Nam

3.3.2 Những tồn tại hạn chế

Thứ nhất,chính sách tín dụng còn có điểm hạn chế: Sản phẩm cho vay doanh nghiệp còn đơn điệu, chủ yếu là các sản phẩm truyền thống, chưa có những sản phẩm riêng biệt phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Chi nhánh chưa xây dựng được chính sách tổng thể cho khách hàng là doanh nghiệp; việc mở rộng quan hệ tín dụng đối với khách hàng tốt còn hạn chế dẫn đến ngân hàng bị mất khách hàng. Đồng thời chi nhánh cũng chưa có cơ chế thích hợp trong việc thẩm định và xét duyệt cho vay cũng như xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng. Hoạt động phân tích ngành, phân tích đánh giá thị trường để xây dựng cơ cấu đầu tư tín dụng còn yếu, chưa chủ động xây dựng chiến lược cụ thể về đầu tư tín dụng cho từng ngành, từng lĩnh vực.

Thứ hai, nguồn lực cán bộ tín dụng còn hạn chế

Trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm của một số cán bộ tín dụng chưa cao, nhất là kiến thức về phân tích ngành, thị trường, thẩm định dự án đầu tư và phương án vay vốn, năng lực nhận biết gian lận khi phân tích khách hàng còn yếu kém. Việc phân tích đúc rút kinh nghiệm về tín dụng đầu tư còn quá ít, chưa có tính thống nhất, chưa ngang tầm với yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, ngân hàng thường quan niệm rằng, những doanh nghiệp quen thuộc thì không cần giám sát chặt chẽ và giải quyết cho vay chỉ dựa vào những thông tin do doanh nghiệp cung cấp thay cho những số liệu đáng tin cậy. Tính khả thi của dự án và hiệu quả của khoản vay chưa trở thành mục tiêu tôn chỉ trong hoạt động tín dụng. Điều này đã làm tăng nguy cơ tiềm ẩn rủi ro không thu được gốc và lãi.

63

Hơn nữa, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ chưa thể cạnh tranh được với các ngân hàng thương mại cổ phần, vì vậy hiện tượng chảy máu chất xám đã dẫn tới thiết hụt một đội ngũ cán bộ có trình độ, có kinh nghiệm, có khả năng dự đoán và phân tích. Với đội ngũ cán bộ trẻ có nhiệt huyết, có trình độ nghiệp vụ, tạo được ưu thế trong cạnh tranh nhưng vì thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc thích ứng và quản lý được hoạt động đầy rủi ro này.

Thứ ba, công tác phát triển mạng lưới: việc mở rộng mạng lưới của BIDV Hà Nam trong thời gian vừa qua là khá nhanh, chỉ trong vòng chưa đầy 3 năm mà Chi nhánh đã mở mới tới 4 phòng giao dịch, do đó dẫn tới những vấn đề xấu về chất lượng cán bộ tín dụng, sự đầu tư thì dàn trải trong khi chưa thể nâng cao được chất lượng tín dụng, chi phí ban đầu đã mang lại gánh nặng cho chi nhánh.

Thứ tư, Môi trường pháp lý chưa đầy đủ, đồng bộ

Trong thực tế, ngân hàng gặp không ít khó khăn trong việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Loại trừ một số ít tài sản được định giá vượt khung, tài sản gặp rắc rối về quyền sở hữu thì các tài sản đầy đủ giấy tờ hợp lệ cũng gặp không ít các khó khăn trong quá trình xử lý do sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật. Ví dụ như quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất luôn chiếm tới hơn 80% giá trị tài sản đảm bảo của các tổ chức tín dụng. Nhưng việc quản lý và ban hành luật liên quan tới đất đai và nhà ở được quản lý riêng biệt: Nhà ở do bộ xây dựng quản lý theo luật nhà ở, đất đai do bộ tài nguyên và môi trường quản lý theo luật đất đai. Luật đất đai có hiệu lực năm 2003 nhưng luật nhà ở mới có hiệu lực từ năm 2006. Việc các cơ quan không phối hợp chặt chẽ trong việc đưa ra các quyết sách liên quan đến đất đai và nhà ở trên đất khiến các giao dịch vừa khó khăn vừa tạo ra các kẽ hở tiêu cực. Trong trường hợp việc cấp giấy chứng nhận từng người sử dụng, từng chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi xảy ra tranh chấp thì việc xử lý sẽ vô cùng khó khăn nan giải. Bản thân luật đất đai hiện hành vẫn bộc lộ một số bất cập, vướng mắc, không phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội do các giao dịch liên quan

64

đến đất đai ngày càng đa dạng phức tạp hơn, một số quy định chưa rõ ràng dẫn đến cách hiểu không thống nhất và khó thực hiện. Ngoài ra, trên trên thực tế còn tồn tại nhiều mẫu giấy chứng nhận khác nhau cho từng loại đất từng thời điểm nhà nước cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất. Trong giấy chứng nhận cũng không ghi rõ vị trí đất ở đối với những giấy chứng nhận vừa là đất ở vừa là đất vườn, một số giấy chứng nhận lại không có trích lục bản đồ thửa đất kèm theo, hầu hết sơ đồ vị trí nhà đất được vẽ sơ sài, không thể hiện cụ thể chi tiết nên gây khó khăn cho tổ chức tín dụng trong việc thẩm định tài sản đảm bảo.

Thứ năm, môi trường thông tin thiếu minh bạch chính xác

Tính minh bạch, rõ ràng, chính xác của các thông tin và độ tin cậy của các cơ quan cung cấp thông tin tại Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Mặc dù trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của ngân hàng nhà nước ngày càng phát triển mạnh mẽ và có vai trò cung cấp các thông tin cảnh báo, góp phần quan trọng cho sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam vì mục tiêu an toàn hiệu quả nhưng đòi hỏi về thông tin của các ngân hàng vẫn chưa được đáp ứng một cách đáng tin cậy, nhanh chóng và kịp thời. Các thông tin về báo cáo tài chính doanh nghiệp chưa bị bắt buộc phải qua kiểm toán nên độ chính xác của báo cáo chưa cao. Việc tìm kiếm thông tin cực kỳ khó khăn và tình trạng thông tin bất cân xứng vẫn là một tồn tại chưa thể khắc phục được trên thị trường tài chính Việt Nam. Điều này có thể gây rủi ro trong quá trình thẩm định khách hàng, thẩm định dự án vì quy trình tín dụng của BIDV đã tách bạch chức năng bán hàng và chức năng thẩm định tín dụng, do đó cán bộ thẩm định không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên phải có đầy đủ thông tin để có thể đưa ra quyết định tín dụng đúng đắn và hợp lý.

Hơn nữa, ở Việt Nam hiện nay chưa có cơ quan chuyên trách về xếp hạng tín nhiệm đối với các doanh nghiệp, vì vậy ngân hàng thiếu thông tin khi xem xét đánh giá khách hàng để quyết định cho vay. Điều đó một mặt hạn chế khả năng mở rộng tín dụng , mặt khác làm tăng thêm tình trạng rủi ro tín dụng của các ngân hàng, do

65

đánh giá khách hàng không chính xác khiến cho chất lượng tín dụng không được cao.

66

CHƢƠNG IV

GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

TẠI CHI NHÁNH NHTMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nam (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)