Giải pháp về nhân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nam (Trang 91 - 95)

4.2 Giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Hà Nam

4.2.4 Giải pháp về nhân sự

Yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của ngân hàng và quyết định đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Xuất phát từ thực tế, chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng tại Chi nhánh Hà Nam tuy đã được nâng lên nhưng đa số là cán bộ mới tuyển dụng, am hiểu về nghiệp vụ chưa nhiều,vẫn còn thiếu kinh nghiệm, hiểu biết về thị trường, thiếu sự linh hoạt trong các tình huống phát sinh. Vì vậy, tăng cường lực lượng cán bộ tín dụng cả về số lượng và chất lượng là nhiệm vụ hàng đầu của thời gian tới.

81

Xây dựng tiêu chuẩn hóa cán bộ tín dụng bằng việc áp dụng những tiêu chuẩn thật cụ thể về bằng cấp, kinh nghiệm trong công tác, khả năng giao tiếp với khách hàng, tăng cường chất lượng tuyển dụng cán bộ, phối hợp với các trường đại học đào tạo ngành ngân hàng, tài chính, kinh doanh để lựa chọn.

Tiến hành đánh giá nhu cầu đào tạo, phân loại nhu cầu đào tạo theo thứ tự ưu tiên như đào tạo về kỹ năng quản lý, đào tạo về chuyên môn, đào tạo tổng hợp cả về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, kỹ năng mềm, nâng cao khả năng phân tích tư duy, tìm hiểu cập nhật thường xuyên các văn bản pháp luật mới.

Đào tạo cần tập trung theo trọng điểm và đào tạo một cách toàn diện để thực sự có những cán bộ đủ năng lực phục vụ công tác kinh doanh, tránh đào tạo tràn lan, ưu tiên đào tạo cán bộ thuộc diện quy hoạch và có phẩm chất đạo đức tốt, việc đào tạo phải kết hợp với kiểm tra, đánh giá trình độ, tổ chức thi chuyên môn, tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề trao đổi các bài học kinh nghiệm liên quan đến tín dụng.

Chi nhánh cũng phải chú trọng nhiều hơn, đòi hỏi cao hơn và có thái độ rõ ràng hơn đối với cán bộ tín dụng nhằm hạn chế rủi ro trong cho vay như là:

-Về năng lực công tác: đòi hỏi những cán bộ có liên quan đến hoạt động cho vay phải thường xuyên nghiên cứu, học tập, nắm vững các quy trình, quy định hiện hành, không ngừng nâng cao năng lực công tác nhất là khả năng phát hiện, ngăn chặn những thủ đoạn lợi dụng khách hàng.

- Về phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm: Yêu cầu mỗi cán bộ ngân hàng phải luôn tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm. Ngân hàng cần phải có chế độ đãi ngộ, khen thưởng hợp lý, công bằng: đối với cán bộ có thành tích xuất sắc thì nên được biểu dương khen thưởng cả về mặt vật chất lẫn tinh thần tương xứng với kết quả mà họ mang lại kể cả việc nâng lương trước hạn hoặc đề bạt lên vị trí cao hơn; đối với cán bộ có sai phạm thì tùy theo mức độ mà có thể giáo dục thuyết phục hoặc xử lý kỷ luật. Ngoài ra còn phải đảm bảo thu nhập tương xứng với trách nhiệm công việc, phân phối thu nhập căn cứ vào chất lượng công việc, hạn

82

chế việc lạm dụng quyền hạn để cấp những khoản tín dụng rủi ro. Có nhu vậy thì kỷ cương trong hoạt động tín dụng, uy tín ngân hàng sẽ ngày càng được nâng cao và chất lượng tín dụng chắc chắn sẽ được cải thiện đáng kể.

- Đối với đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng: Chi nhánh có thể xây dựng một hệ thống chuẩn như trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm thực tế, có thời gian trải qua công tác bộ phận quan hệ khách hàng. Những yêu cầu này sẽ giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng có đủ trình độ, kinh nghiệm thực tế, để xử lý nhanh chóng, hiệu quả và một sự thận trọng hợp lý trong quá trình phân tích, thẩm định và giám sát tín dụng. Đồng thời cần nâng cao tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng, theo đó mỗi cán bộ ngân hàng trong chức năng nhiệm vụ của mình phải thực hiện một cách đầy đủ, hết trách nhiệm và thái độ tất cả vì công việc chung trong xử lý mối quan hệ giữa các bộ phận.

4.2.5 Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc xếp hạng tín dụng nội bộ đối với tất cả khách hàng.

Theo mô hình quản trị rủi ro tín dụng hiện đại hướng theo chuẩn mực quốc tế thì việc hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là rất quan trọng, nó không chỉ giúp việc lưu trữ, tra cứu thông tin khách hàng mà còn là cơ sở để ngân hàng đánh giá phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng để ra các quyết định cấp tín dụng. Hiện nay, tại BIDV Chi nhánh Hà Nam mới chỉ tiến hành xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp thành lập từ 2 năm trở lên, còn khách hàng cá nhân và doanh nghiệp mới thành lập vẫn chưa có phần mềm hỗ trợ. Chi nhánh cần tiến hành phân loại khách hàng theo định kỳ 3 tháng một lần, thực hiện chấm điểm định hạng tín dụng nội bộ đối với mỗi khách hàng dựa trên hệ thống các chỉ tiêu cả định lượng và định tính về tính pháp lý của doanh nghiệp, mô hình tổ chức, năng lực quản lý, uy tín của doanh nghiệp, tình hình tài chính, quan hệ tín dụng, môi trường kinh doanh, xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Tổng hợp tất cả các chỉ tiêu sẽ đưa ra kết quả xếp hạng cuối cùng của từng khách hàng. Trên cơ sở đó, Chi nhánh xây dựng một chính sách khách hàng hợp lý

83

góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.Muốn quá trình xếp hạng tín dụng đạt hiệu quả cao, chi nhánh cần phải chú trọng một số yếu tố sau :

Thu thập và xử lý thông tin khách hàng một cách hiệu quả

Khách hàng của BIDV Hà Nam là rất đa dạng và phức tạp. Yếu tố đầu tiên mà ngân hàng dựa vào để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng từ đó quyết định có cấp tín dụng hay không là sự hiểu biết nhất định về khách hàng, đó là thông tin ngân hàng thu thập được và khả năng xử lý hiệu quả thông tin đó.

*Thu thập thông tin:

Bao gồm 2 loại thông tin tài chính và thông tin phi tài chính.

Thông tin tài chính: phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng nói chung và tình hình tài chính nói riêng, nó giúp cho ngân hàng xác định một cách cụ thể khả năng trả nợ cuủa khách hàng. Thông tin này được thể hiện trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp, danh mục tài sản có thể dùng làm tài sản bảo đảm.

Thông tin phi tài chính: phản ánh mục đích sử dụng vốn vay và việc khách hàng có thiện chí trả nợ hay không. Thông tin phi tài chính cũng có thể là tuổi đời của doanh nghiệp, phong cách làm việc của cán bộ nhân viên, điều kiện làm việc của công nhân, đặc điểm trụ sở của doanh nghiệp... những thông tin này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải trực tiếp tìm hiểu và thu thập từ các nguồn khác nhau.

*Xử lý thông tin:

Sau khi thu thập thông tin thì phải có quá trình xử lý thông tin để làm rõ điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng và quyết định có cấp tín dụng hay không. Nếu đã cấp rồi thì có tiếp tục hợp đồng hay thu hồi vốn trước khi quá muộn. Cách xử lý thông tin có thể là tiến hành xếp loại từng tiêu thức đánh giá và lập bảng theo dõi từng khách hàng.

84

Điều quan trong nhất là cán bộ tín dụng phải đưa ra các nhận xét liên quan đến điểm mạnh, điểm yếu của mỗi khách hàng theo từng tiêu thức. Quyết định cuối cùng về việc cấp tín dụng hoặc tiếp tục duy trì khoản tín dụng đã cấp sẽ đưa ra sau khi đánh giá chung về các tiêu thức và xác định được mức độ an toàn của mỗi khoản tín dụng.

Nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp về thu thập và xử lý thông tin thì ngân hàng sẽ giảm được rủi ro tín dụng tới mức có thể chấp nhận được.Qua đó công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với tất cả các khách hàng mới thực sự có hiệu quả cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nam (Trang 91 - 95)