Tình hình hoạt độngvà kết quả kinh doanh của BIDV và Chi nhánh Hà Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nam (Trang 47 - 56)

3.1 Khái quát về Chi nhánh NHTMCP Đầu tư và Phát triển Hà Nam

3.1.3 Tình hình hoạt độngvà kết quả kinh doanh của BIDV và Chi nhánh Hà Nam

Nam trong giai đoạn hiện nay

3.1.3.1 Mạng lƣới hoạt động

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là doanh nghiệp hạng đặc biệt giữ vai trò chủ đạo về lĩnh vực đầu tư và phát triển, được thành lập sớm nhất tại Việt nam đã có gần 59 năm hoạt động và trưởng thành. Cùng với hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước, BIDV luôn đóng vai trò là kênh quan trọng và quyết định trong việc cung ứng vốn phục vụ cho việc phát triển nền kinh tế, là lực lượng chủ lực trong thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Với tổng số cán bộ công nhân viên toàn hệ thống hiện nay lên đến trên 13.000 người và 114 Chi nhánh, BIDV có mạng lưới phân phối rộng khắp và được chia làm 2 khối:

-Khối kinh doanh: gồm các lĩnh vực sau:

+ Ngân hàng thương mại: Gồm 103 chi nhánh cấp 1 với gần 400 điểm giao dịch, hơn 700 máy ATM và hàng chục ngàn điểm POS trên toàn phạm vi lãnh thổ,

37

sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu khách hàng. Trong đó có 2 đơn vị chuyên biệt là: Ngân hàng chỉ định thanh toán phục vụ thị trường chứng khoán (Chi nhánh Nam kỳ Khởi Nghĩa) và Ngân hàng bán buôn phục vụ làm đại lý ủy thác giải ngân nguồn vốn ODA (Sở giao dịch 3)

+ Chứng khoán: Công ty chứng khoán BIDV (BSC)

+ Bảo hiểm: Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) gồm hội sở chính và 10 chi nhánh.

+ Đầu tư – Tài chính: Công ty cho thuê tài chính ; Công ty đầu tư tài chính (BFC); Công ty quản lý Quỹ Công nghiệp và năng lượng; Công ty quản lý đầu tư BVIM; Ngân hàng liên doanh VID Public; Ngân hàng liên doanh Lào Việt (LVB); Ngân hàng liên doanh Việt Nga (VRB); Công ty liên doanh tháp BIDV.

-Khối sự nghiệp:

+ Trung tâm đào tạo (BTC)

+ Trung tâm công nghệ thông tin (BITC)

Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hà Nam là một chi nhánh của BIDV hoạt động tại tỉnh Hà Nam, có chức năng hoạt động như một ngân hàng thương mại. Sau gần 18 năm hoạt động, đến nay Chi nhánh Hà Nam đã có 6 phòng giao dịch tại khu vực thành phố Phủ Lý, huyện Duy Tiên, huyện Thanh Liêm, huyện Lý Nhân. So với mạng lưới hoạt động của các ngân hàng thương mại trong tỉnh, Chi nhánh Hà Nam có lợi thế về mạng lưới sau Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam vì đây là một ngân hàng có mạng lưới hoạt động rộng khắp các xã và quy mô hoạt động tương đối lớn.

3.1.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh

Trong giai đoa ̣n 2013 – 2015, lợi nhuâ ̣n của Chi nhánh bi ̣ su ̣t giảm , nguyên nhân chủ yếu do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế dẫn đến tăng trưởng các mảng kinh doanh đều xấu đi . Nợ xấu của các ngân hàng tăng cao, việc thẩm định

38

cho khách hàng mới vay vốn cũng tương đối khắt khe. Thu nhập giảm, nhu cầu tiêu dùng và đầu tư của cá nhân không cao, nhiều cá nhân không đáp ứng được các điều kiện tín dụng vì vậy khó tiếp cận được vốn vay . Lợi nhuâ ̣n chủ yếu từ hoa ̣t đô ̣ng cho vay giảm.

Biểu đồ 3.1 : Tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận của BIDV chi nhánh Hà Nam qua

các năm

( Nguồn : Báo cáo tổng kết 2013-2015- BIDV chi nhánh Hà Nam )

3.1.3.3. Hoạt động huy động vốn:

Tính đến ngày 31/12/2015, theo số liệu báo cáo tổng kết của BIDV tổng tài sản đạt 516.260 tỷ đồng, huy động vốn cuối kỳ đạt 352.458 tỷ đồng, cho vay đạt 423.428 tỷ đồng. Nếu so với năm 2013 thì BIDV đã đạt mức tăng trưởng bình quân 42% về tổng tài sản, huy động vốn và dư nợ tín dụng.

BIDV đã gắn kết giữa tăng trưởng và chất lượng, giữa hiệu quả và các yếu tố đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Điều này thể hiện rõ qua các chỉ số như: tăng trưởng huy động vốn không những tăng về số lượng mà còn cải thiện về chất lượng,

105 106 107 108 109 110 111 2013 2014 2015 110.7 109 106.9 Lợi nhuận Tỷ đồng

39

cơ cấu huy động vốn và khu vực dân cư được cải thiện đáng kể theo chiều hướng ổn định và có lợi theo đúng mục tiêu kinh doanh của BIDV.

Trên địa bàn tỉnh Hà Nam, số lượng các chi nhánh ngân hàng mới ngày càng tăng thêm làm cho công tác huy động vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, Chi nhánh Hà Nam đã đẩy mạnh triển khai các sản phẩm dịch vụ huy động vốn đa dạng đáp ứng nhu cầu và mang lại tiện ích cho khách hàng. Ngoài ra, trong những năm gần đây, BIDV đã thực hiện ký thỏa thuận hợp tác với Kho bạc nhà nước, Tổng cục thuế, Tổng cục hải quan về thu ngân sách nhà nước, ký thỏa thuận về việc sử dụng dịch vụ thu hộ và điều chuyển vốn tự động đối với Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam, Tập đoàn điện lực, tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, Công ty ô tô Honda... theo đó tổng công ty và các đơn vị thành viên mở và duy trì hoạt động tiền gửi tại các chi nhánh thuộc hệ thống BIDV.Do vậy, cùng với chất lượng phục vụ và công tác chăm sóc khách hàng được nâng cao, Chi nhánh Hà Nam đã hoàn thành kế hoạch được giao và tăng trưởng huy động vốn qua cá năm khá cao.Hiện nay, thị phần huy động vốn của Chi nhánh Hà Nam chiếm khoảng 26,1% trong tổng huy động vốn trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Kết quả huy động vốn 3 năm gần đây của Chi nhánh Hà Nam được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh Hà Nam năm 2013-2015 ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng

tuyệt đối tuyệt đối tuyệt đối

1.Nguồn vốn huy động 1,227,587 100 1,732,724 100 2,375,944 100

a.Theo hình thức huy

động

-Tiền gửi của tổ chức

kinh tế 478,644 38.99% 258,194 14.90% 474,238 19.96%

40

-Tiền gửi tiết kiệm 724,810 59.04% 928,262 53.57% 961,344 40.46%

-Tiền gửi Kho bạc NN 3,641 0.30% 93,308 5.39% 42,508 1.79%

-Tiền gửi khác 20,492 1.67% 452,959 26.14% 897,854 37.79%

b.Theo đối tƣợng huy

động -Khách hàng định chế tài chính 231,001 18.82% 545,878 31.50% 940,967 39.60% -Khách hàng doanh nghiệp 246,868 20.11% 324,656 18.74% 325,882 13.72% -Bán lẻ (dân cư) 749,718 61.07% 862,190 49.76% 1,109,095 46.68%

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2013-2015 của Chi nhánh BIDV Hà Nam) Xét về đối tượng huy động:

Trong năm 2015, huy động vốn của Chi nhánh BIDV Hà Nam là 2.375.944 triệu đồng, trong đó huy động vốn từ khách hàng định chế tài chính là 940.967 triệu đồng, huy động vốn từ khách hàng doanh nghiệp là 325.882 triệu đồng, huy động vốn từ khách hàng dân cư là 1.109.095 triệu đồng. So với năm 2014, huy động vốn của Chi nhánh Hà Nam tăng lên 643.220 triệu đồng với tỷ lệ khá lớn là 37.12%. Năm 2014 cũng tăng đến 41.15% so với năm 2013. Điều này cho thấy công tác huy động vốn của Chi nhánh những năm gần đây là tương đối tốt.

Xét về cơ cấu: Nguồn vốn huy động từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, sau đó là đến nguồn vốn huy động từ các định chế tài chính. Tiền gửi dân cư có xu hướng giảm về tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động những năm gần đây do sự tăng lên đáng kể của nguồn vốn huy động từ các định chế tài chính. Điều đáng lưu ý ở đây là tỷ trọng tiền gửi của doanh nghiệp không những chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong tổng nguồn vốn huy động mà còn có xu hướng giảm qua các năm.

Xét về mặt tăng trưởng thì mặc dù tỷ trọng tiền gửi từ dân cư có giảm, tiền gửi từ định chế lại tăng nhưng huy động vốn của khách hàng cá nhân và cả các định

41

chế tài chính năm 2015 đều tăng mạnh về số tuyệt đối so với năm 2014. Trong khi đó, huy động vốn từ khách hàng doanh nghiệp tăng rất ít, thậm chí năm 2015 tỷ lệ tăng chỉ là 0.38% so với năm 2014 ứng với số tiền là 1,225 triệu đồng, cho thấy các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam nhìn chung đang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây.

Xét về hình thức huy động vốn:

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn huy động và tăng trưởng qua các năm: năm 2015 là 961.344 triệu đồng, tăng 33.081 triệu đồng tương ứng với 3.58% so với năm 2014, năm 2014 tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là 928.262 triệu đồng cũng tăng 203.452 triệu đồng với tỷ lệ tăng khá cao là 28.07%. Đây là loại tiền gửi có chi phí cao hơn nhưng nguồn vốn ổn định giúp ngân hàng có thể chủ động trong việc sử dụng vốn. Chi nhánh luôn chú trọng tiếp thị hướng khách hàng vào sản phẩm tiền gửi trung dài hạn đảm bảo cho nguồn vốn ổn định và an toàn, tuy nhiên với sự tác động của việc tăng giá cả nên khách hàng luôn chọn sản phẩm tiền gửi ngắn hạn, do đó số dư tiền gửi ngắn hạn vào thời điểm cuối năm tăng mạnh.

Về thị phần huy động vốn của Chi nhánh trên địa bàn tỉnh Hà Nam được duy trì ở mức 25% – 26% và có xu hướng tăng dần qua các năm song vẫn đứng sau Vietinbank và Agribank vì hai ngân hàng này có ưu thế về mạng lưới rộng khắp các xã huyện trên toàn địa bàn. Tuy nhiên, BIDV Hà Nam đã và đang khẳng định được uy tín và vị trí trên địa bàn tỉnh.

3.1.3.4 Hoạt động dịch vụ

Với sự quyết tâm của toàn hệ thống, BIDV đã đạt bước đột phá về phát triển dịch vụ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, đánh dấu bước phát triển mới về ngân hàng. Kết quả về phát triển dịch vụ cho thấy sự chuyển biến, nhận thức trong lãnh đạo điều hành hoạt động của đơn vị, hướng dần hoạt động cuả ngân hàng sang lĩnh vực dịch vụ vì đây là nguồn thu mang tính bền vững ít gặp rủi ro. BIDV đã xây dựng

42

được hình ảnh một ngân hàng thương mại chuyên nghiệp hơn với phong cách phục vụ năng động, hiện đại và văn minh hơn, đặc biệt là trong công tác marketing.

Tổng thu dịch vụ ròng của BIDV năm 2015 đạt 21,350 tỷ đồng, tập trung vào các dịch vụ chủ yếu như: thanh toán, tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh, kinh doanh thẻ...

Để góp phần vào việc quyết tâm thực hiện chiến lược kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ của BIDV, Chi nhánh Hà Nam đã có những chính sách và chiến lược cụ thể: giới thiệu quảng bá dịch vụ sản phẩm mới, tiếp thị, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ. Đứng trước thị trường đầy tiềm năng như tỉnh Hà Nam – khi mà người dân chưa thực sự biết đến và có thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng, Chi nhánh Hà Nam đã tiên phong trong việc phát triển dịch vụ, doanh thu dịch vụ cũng đã có sự tăng trưởng khá cao qua các năm gần đây đặc biệt là giai đoạn 2005 – 2015, số lượng khách hàng biết và sử dụng các loại dịch vụ cũng tăng cao. Do Chi nhánh đã chú trọng hơn vào nghiệp vụ bán chéo sản phẩm nên số lượng sản phẩm dịch vụ mà mỗi khách hàng sử dụng cũng nhiều hơn. Vị trí đứng đầu trong thị phần hoạt động dịch vụ trên địa bàn tỉnh thuộc về Agribank (chiếm 35,4%), tiếp theo là Vietinbank (chiếm khoảng 31%). Thị phần dịch vụ của Chi nhánh Ngân hàng TMCP đầu tư và Phát triển Hà Nam là khoảng 24 – 25%. Một số chỉ tiêu về thu dịch vụ của Chi nhánh Hà Nam được thể hiện ở bảng 3.3 dưới đây:

Bảng 3.2: Thu dịch vụ của Chi nhánh BIDV Hà Nam năm 2013-2015

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số tuyệt đối Tỷ trọng(%) Số tuyệt đối Tỷ trọng(%) Số tuyệt đối Tỷ trọng(%) Thu dịch vụ ròng 12,655 100 16,812 100 21,350 100

Thanh toán trong nước 4,010 31.69% 5257.2 31.27% 6,700 31.38%

Thanh toán quốc tế 572.4 4.52% 627.6 3.73% 704.4 3.30%

43

Bảo lãnh 1,614 12.75% 1,634 9.72% 1,698 7.95%

Kinh doanh ngoại tệ 2,129 16.82% 4,374 26.02% 6,760 31.66%

Dịch vụ thẻ 1,636 12.92% 1,766 10.51% 1,913 8.96%

Dịch vụ phí bảo hiểm 1164 9.20% 1,430 8.51% 1,572 7.36%

Dịch vụ BSMS 303.6 2.40% 326.4 1.94% 349.2 1.64%

Dịch vụ khác 1,226 9.69% 1,396 8.30% 1,655 7.75%

(Nguồn: Báo cáo tài chính 2013-2015 của BIDV Hà Nam)

-Hoạt động thanh toán và tài trợ thương mại: Sau 10 năm hoàn thành triển khai dự án Hiện đại hóa đến tất cả các Chi nhánh trên toàn quốc, hệ thống SIBS của BIDV đã hoạt động ổn định, đẩy nhanh tốc độ xử lý giao dịch, cung cấp ngày càng nhiều tiện ích cho khách hàng đặc biệt là dịch vụ BIDV – Home banking với chức năng chuyển khoản, thanh toán, xem thông tin tài khoản...dịch vụ thanh toán lương tự động, thanh toán hóa đơn điện lực, gạch nợ cước viễn thông; thực hiện kết nối giữa một số chi nhánh của BIDV với các ngân hàng khác để phục vụ khách hàng nhằm tăng phí dịch vụ, giảm chi phí trong toàn ngành. Vì vậy, mặc dù phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động dich vụ của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn nhưng Chi nhánh BIDV Hà Nam vẫn hoàn thành xuất sắc kế hoạch trung ương giao.

-Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Chi nhánh luôn chấp hành nghiêm túc việc niêm yết tỷ giá và trạng thái ngoại hối, thực hiện mua bán theo đúng tỷ giá quy định, luôn đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu ngoại tệ của khách hàng, thực hiện giao dịch trên 15 loại ngoại tệ khác nhau trong đó có giao dịch với các đồng tiền chủ đạo như USD, EUR, JPY, GBP...lợi nhuận thu được từ kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh liên tục tăng. Tính đến thời điểm 31/12/2015 doanh thu từ hoạt động này đạt 6.760 triệu đồng chiếm 31.66% trong tổng thu dịch vụ.

44

- Hoạt động bảo lãnh: Hoạt động bảo lãnh của Chi nhánh chủ yếu là bảo lãnh thương mại với các hình thức như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng...Số phí bảo lãnh tăng đều đặn qua các năm. Năm 2015 đạt 1.698 triệu đồng. Chi nhánh cũng đã mở rộng thêm các hình thức bảo lãnh mới như xác nhận cung cấp tín dụng, bảo lãnh đối ứng, bảo lãnh nhận tiền ứng trước, cung cấp dịch vụ khép kín cho các doanh nghiệp, tạo niềm tin cho khách hàng và chủ đầu tư, góp phần vào sự tăng trưởng của dịch vụ này.

- Hoạt động kinh doanh thẻ: Tổng số máy ATM Chi nhánh đã trang bị đến thời điểm 31/12/2015 là 21 máy, tần suất giao dịch bình quân 9000 giao dịch/máy/tháng. Số thẻ đã phát hành đến hết năm 2015 là 56783 thẻ. Số lượng thẻ của Chi nhánh tăng nhanh trong mấy năm gần đây, đặc biệt sau khi nhà nước thực hiện việc trả lương qua thẻ. Tổng số thẻ phát hành năm 2014 là 7094 thẻ, tăng trưởng 184% so với năm 2013. Tổng doanh thu từ hoạt động thẻ năm 2015 là 1913 triệu đồng chiếm 8.96% tổng doanh thu dịch vụ. Số máy POS đã đặt tại các điểm chấp nhận thẻ là 16 máy. Tuy nhiên, doanh số thanh toán qua POS hầu như chưa có do thói quen sử dụng tiền mặt đã in sâu vào người dân, đồng thời chưa quen với việc sử dụng các sản phẩm dich vụ ngân hàng hiện đại. Ngoài thẻ ghi nợ nội địa, Chi nhánh cũng đã triển khai dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế nhưng còn chậm phát triển. Số lượng thẻ phát hành hiện nay là 180 thẻ, chủ yếu vẫn là cho các đối tượng CBCNV tại Chi nhánh và mở rộng cho một số lãnh đạo các sở ban ngành, giám đốc các doanh nghiệp uy tín trong tỉnh.

3.1.3.5 Công tác khác

- Công tác kho quỹ luôn được quan tâm đúng mức kể cả trong kho, các quầy giao dịch và trên đường vận chuyển, đảm bảo an toàn tuyệt đối. Nhu cầu chi trả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nam (Trang 47 - 56)