3.2 Thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV chi nhánh Hà
3.2.2 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV chi nhánh Hà Nam
Số liệu trong bảng 3.3 cũng cho ta thấy dư nợ tín dụng của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của Chi nhánh và có sự tăng trưởng qua các năm là: từ 958.895 triệu năm 2013 lên 1.069.092 triệu năm và tiếp tục tăng lên 2.043.410 triệu năm 2015. Tỷ lệ gia tăng này nhỏ hơn nhiều so với sự tăng trưởng của tín dụng cá nhân, không những thế, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn ngày càng tăng, cho thấy cùng với định hướng ưu tiên cho tín dụng cá nhân BIDV Hà Nam đang hướng tới giảm dần tỷ trọng dư nợ trung dài hạn trong tổng dư nợ, tập trung vốn cho việc phát triển tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh việc tăng trưởng tín dụng thì chất lượng tín dụng cũng được quan tâm kiểm soát, tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ qua các năm đều rất cao: năm 2013 là 95.5%, năm 2014 là 97.6%, năm 2015 là 98.9%. Hiện nay Chi nhánh Hà Nam chỉ áp dụng cho vay tín chấp đối với hình thức thấu chi và vay tiêu dùng. Tuy nhiên các hình thức này đều có các điều kiện đi kèm và chỉ áp dụng cho cán bộ BIDV và lãnh đạo các sở ban nghành với tổng dư nợ tại thời điểm 31/12/2015 đối với hình thức cho vay tín chấp là 26 tỷ đồng.
Thị phần hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hà Nam chiếm khoảng 19.7% trên địa bàn tỉnh và đứng thứ ba sau Agribank và Vietinbank.
3.2.2 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV chi nhánh Hà Nam Nam
+ Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV chi nhánh Hà Nam
Mô hình quản trị rủi ro tín dụng của BIDV
48
Nggân hàng BIDV tiến hành quản trị rủi ro tín dụng theo mô hình tập trung thông qua khối quản lý rủi ro trực thuộc Hội sở chính.Khối quản lý rủi ro chịu trách nhiệm kiểm soát tất cả các rủi ro tín dụng và các rủi ro khác của ngân hàng, đồng thời khối quản lý rủi ro cũng có các chức năng mang tính chất hỗ trợ như xây dựng chính sách, quy trình , xếp hạng tín dụng, thông tin , xử lý nợ….Theo tư vấn của AT2 mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV như sau :
SƠ ĐỒ 3.2 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV
Nguồn : Cẩm nang tập huấn công tác quản lý RRTD tại BIDV
Trong đó chức năng của khối quản lý rủi ro tín dụng là tham mưu với ban lãnh đạo trong quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của BIDV.Bên cạnh đó thực hiện nhiệm vụ rà soát đánh giá một cách độc lập các đề xuất tín dụng từ các bộ phận : Ban QHKHDN, các khoản vượt hạn mức từ chi nhánh.Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro , phê duyệt rủi ro tín dụng phù hợp với thẩm quyền phê duyệt được giao .
Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Hà Nam
Hiện tại chi nhánh đã có sự tách biệt giữa 2 bộ phận quản trị tín dụng và quản lý rủi ro .Trong đó chức năng và thẩm quyền 2 bộ phận này vẫn chưa được
Khối QLRR Ban QLRR TD KH doanh nghiệp KH định chế TC Ban QLRR phi TD QLRR thị trường QLRR tác nghiệp Ban QLTD Xếp hạng RR và BCDM Chính sách tín dụng Xử lý nợ xấu
49
thực hiện rõ ràng. Chức năng quản lý rủi ro của phòng quản lý rủi ro phải nằm trong các quy trình nghiệp vụ , quản lý rủi ro sẽ là nơi phê duyệt trước khi nghiệp vụ kinh doanh tiến hành chứ không phải đứng ngoài quy trình thực hiện chức năng giám sát sau khi nghiệp vụ đã thực sự phát sinh. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động , bộ phận quản lý rủi ro đã có những hỗ trợ tích cực với phòng QHKHDN lớn trong việc phát hiện sớm các khoản nợ có vấn đề và hỗ trợ bộ phận quản trị tín dụng và các bộ phận có liên quan trong việc xử lý nợ.
+ Công tác nhận diện rủi ro: Quá trình nhận diện rủi ro tín dụng tại BIDV Hà Nam được thực hiện theo trình tự:
* Nhận diện dấu hiệu rủi ro: Dấu hiệu rủi ro được cập nhật hàng quý theo trình tự:
(1) Từng cán bộ liên quan (gồm cán bộ quan hệ khách hàng, cán bộ quản lý rủi ro, cán bộ quản trị tín dụng) thực hiện thống kê các dấu hiệu rủi ro trong quá trình tác nghiệp;
(2) Trưởng phòng thực hiện tổng hợp đánh giá kết quả thống kê cán bộ phòng gửi về phòng quản lý rủi ro;
(3) Phòng quản lý rủi ro tập hợp đánh giá cho toàn chi nhánh và trình giám đốc phê duyệt.
+ Đánh giá xếp loại rủi ro: Sau khi tổng hợp được các dấu hiệu rủi ro tín dụng, phòng quản lý rủi ro tiến hành đánh giá xếp loại rủi ro. Tuy nhiên, có thể nhận thấy công tác nhận diện rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Hà Nam chưa đi vào các dấu hiệu trực tiếp phản ánh rủi ro của khách hàng thông qua tình hình thực tế kinh doanh của khách hàng
+ Công tác đo lƣờng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh BIDV Hà Nam
Rủi ro tín dụng được thể hiện rõ nhất là nợ quá hạn. Nợ quá hạn luôn là vấn đề được các ngân hàng thương mại quan tâm bởi lẽ đây là yếu tố quan trọng hàng
50
đầu trong việc đánh giá chất lượng các khoản tín dụng. Tính đến thời điểm 31/12/2015 tổng dư nợ quá hạn của BIDV Chi nhánh Hà Nam là 408.678 triệu đồng chiếm gần 20% tổng dư nợ trong đó có nợ xấu là 136.776 triệu đồng chiếm 20.08% tổng dư nợ quá hạn. Như vậy, rủi ro tín dụng của Chi nhánh đã và đang xảy ra trên diện rộng. Đó là rủi ro đọng vốn, chậm thu hồi vốn thậm chí là mất vốn. Ngoài ra, tỷ lệ lãi treo và nợ nhóm 2 cũng là những chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng đang đứng trước nguy cơ rủi ro cao và điều này cũng đang tồn tại ở BIDV Hà Nam
Thực trạng nợ quá hạn
(1) Nợ quá hạn theo thời hạn vay
Nợ quá hạn theo thời hạn vay bao gồm nợ quá hạn ngắn hạn và nợ quá hạn trung dài hạn. Nợ quá hạn luôn là vấn đề được các ngân hàng thương mại quan tâm bởi lẽ đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc đánh giá chất lượng các khoản tín dụng. Phân tích nợ quá hạn theo thời hạn vay thông qua bảng số liệu 3.4 ta thấy: Nợ quá hạn của BIDV Chi nhánh Hà Nam đang tăng lên trong những năm gần đây. Năm 2013 là 198,625 triệu đồng, năm 2014 là 299.796 triệu đồng chiếm 19.3% trên tổng dư nợ và tăng 50.93% so với năm 2013 trong khi dư nợ năm 2014 chỉ tăng 33.55% so với năm 2013. Năm 2015 nợ quá hạn của Chi nhánh là 408.678 triệu đồng chiếm 20% tổng dư nợ và tăng 36.32% so với năm 2014. Như vậy, cùng với sự tăng trưởng của dư nợ tín dụng thì tỷ lệ nợ quá hạn cũng tăng lên, thậm chí tốc độ tăng của nợ quá hạn còn lớn hơn cả tốc độ tăng dư nợ, điều này cho thấy sự tăng trưởng không bền vững của hoạt động tín dụng tại Chi nhánh,chất lượng tín dụng đang trên đà sụt giảm và rủi ro tín dụng đang ở ngưỡng cửa đáng báo động.
Dư nợ ngắn hạn qua các năm luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với dư nợ trung dài hạn. Điều này cũng là dễ hiểu vì số lượng khách hàng rất lớn mà ngân hàng muốn thu hồi vốn nhanh, nó cũng phù hợp với cơ cấu vốn đó là vốn cho vay tương ứng với nguồn vốn huy động được. Mặt khác, đối tượng khách hàng vay ngắn hạn phần lớn là các doanh nghiệp thương mại dịch vụ và các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ có vòng quay vốn ngắn. Vì thế, nợ quá hạn cũng tập trung chủ yếu là nợ quá hạn
51
ngắn hạn. Trong tổng dư nợ ngắn hạn thì có tới trên dưới 30% là nợ quá hạn, và con số này liên tục gia tăng với tốc độ cao nhất năm 2014 là 44.88%. Tốc độ gia tăng của nợ quá hạn ngắn hạn vẫn chưa thể kiềm chế được ở năm 2015 so với năm 2014 là 37.29% với số tuyệt đối là 94.787 triệu đồng. Như vậy, hàng trăm tỷ đồng cho vay ngắn hạn đã bị quá hạn cho thấy vốn tín dụng của Chi nhánh đang bị thất thoát lớn, tín dụng ngắn hạn đang dần mất khả năng thu hồi
Bảng 3.4 Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn vay tại BIDV Hà Nam
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính 2013-2015 tại BIDV Hà Nam)
Dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ lệ thấp hơn trong tổng dư nợ. Khách hàng chủ yếu của tín dụng trung dài hạn tại Chi nhánh là Công ty CP Xi Măng Vicem Bút Sơn và một số rất ít doanh nghiệp lớn có uy tín và có quan hệ truyền thống với Chi nhánh. Chính vì vậy mà tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn có phần thấp hơn so với nợ quá hạn ngắn hạn song cũng tăng dần qua các năm và tiềm ẩn nhiều nợ xấu, tốc độ tăng của nợ quá hạn trung dài hạn cũng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng dư nợ
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2014/2013 Năm 2015/2014
Số tuyệt đối Tỷ trọng(% ) Số tuyệt đối Tỷ trọng( %) Số tuyệt đối Tỷ trọng(%) Số tuyệt đối Tỷ trọng( %) Số tuyệt đối Tỷ trọng(% ) Tổng NQH 198,62 5 100 299,796 100 408,678 100 101,171 50.94 108,882 36.32 Nợ quá hạn NH 171,72 7 86.46 254,183 84.79 348,970 85.39 82,456 48.02 94,787 37.29 Nợ QH trung và DH 26,898 13.54 45,613 15.21 59,708 14.61 18,715 69.58 14,095 30.90
52
trung dài hạn. Điều này cho thấy rủi ro tín dụng của Chi nhánh đã, đang và liên tiếp xảy ra. Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn tuy có giảm nhưng vẫn giữ ở mức cao, phản ánh những rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt. Do vòng quay vốn tín dụng trung dài hạn thấp nên việc Chi nhánh tập trung một lượng vốn trung dài hạn lớn sẽ ảnh hưởng đến tốc độ quay vòng vốn của mình, tăng rủi ro tín dụng đặc biệt trong tình hình các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng chung của nền kinh tế.
Nợ quá hạn của Chi nhánh có xu hướng tăng lên chủ yếu là do nợ nhóm 2 và nhóm 3 tăng lên. Thực tế cho thấy những rủi ro trong kinh doanh của các ngân hàng là điều không thể tránh khỏi, nhất là trong điều kiện kinh tế những năm gần đây đã ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Mặt khác, việc thẩm định dự án của cán bộ không chính xác, đánh giá sai tính khả thi, khả năng sinh lời của dự án, cho vay tràn lan, không xác định trọng tâm, trọng điểm để tình trạng nợ quá hạn xảy ra, gây rủi ro cho Chi nhánh
(2) Nợ quá hạn theo khả năng thu hồi:
Nợ quá hạn theo khả năng thu hồi của Chi nhánh được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.5:Tình hình nợ quá hạn theo khả năng thu hồi tại BIDV Hà Nam ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2014/2013 Năm 2015/2014
Số tuyệt đối Tỷ trọng Số tuyệt đối Tỷ trọng Số tuyệt đối Tỷ trọng Số tuyệt đối Tỷ trọng Số tuyệt đối Tỷ trọng Tổng nợ quá hạn 198,625 100 299,796 100 408,678 100 101,171 50.93 108,882 36.32 Nợ quá hạn <180 159,263 80.19 238,579 79.58 311,674 76.26 79,316 49.8 73,094 30.64
53 ngày Nợ quá hạn từ 180 đến 360 ngày 26,941 13.56 39,024 13.02 60,770 14.87 12,083 44.85 21,746 55.73 Nợ quá hạn >360 ngày 12,421 6.25 22,193 7.4 36,234 8.87 9,772 78.67 14,041 63.27
Dư lãi treo 8,478 10,963 12,422
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013-2015 BIDV Hà Nam)
Toàn bộ nợ quá hạn của Chi nhánh từ nợ quá hạn có khả năng thu hồi (nợ quá hạn bình thường) đến nợ quá hạn trên 180 ngày đều có xu hướng tăng lên. Điều này cho thấy công tác thu nợ của Chi nhánh rất kém hiệu quả, nợ quá hạn từ năm này qua năm khác cứ tồn đọng kéo dài thời gian nhưng vẫn phát sinh thêm nợ quá hạn mới. Nếu như nợ quá hạn <180 ngày từ năm 2013 qua năm 2014 chưa thu được nhiều vì hầu như số liệu này đều chuyển sang các nhóm nợ quá hạn có số ngày cao hơn thì đến năm 2015 nợ quá hạn < 180 ngày đã tăng lên 73.094 triệu đồng tăng 30.64% so với năm 2014. Đây là nợ có khả năng thu hồi nhưng xem xét số liệu này qua 3 năm tại chi nhánh ta có thể đánh giá khả năng thu hồi được là rất chậm, hướng chuyển lên những nhóm nợ quá hạn cao hơn rất có thể xảy ra.
Nợ quá hạn từ 180 ngày đến 360 ngày của Chi nhánh cũng còn chiếm tỷ trọng tương đối cao tăng đều qua các năm. Đó là do nợ quá hạn từ năm trước chuyển sang và phát sinh thêm trong năm. Với tốc độ tăng lên của nợ quá hạn có thời hạn từ 6 tháng đến 1 năm như vậy có thể nói những khoản nợ này rất ít có cơ hội thu hồi lại, đặc biệt là nợ quá hạn nhóm này tăng cao trong năm 2014 với tốc độ tăng là 44.85% và số liệu này vẫn tiếp tục tăng trong năm 2015.
Nợ quá hạn trên 360 ngày là nợ quá hạn khó thu hồi vẫn có số dư tại Chi nhánh: từ hơn 12 tỷ năm 2013 đã lên đến hơn 36 tỷ ở năm 2015. Số nợ quá hạn này
54
chủ yếu là của một số doanh nghiệp lớn - khách hàng lớn của Chi nhánh Hà Nam nhưng đang đứng trước nguy cơ phá sản cao. Đây là một bất lợi lớn cho BIDV Hà Nam khi mà tài sản thế chấp của các doanh nghiệp này là tài sản hình thành từ vốn vay và thuộc danh mục tài sản khó phát mại, tính thanh khoản kém.
Ngoài ra, số dư lãi treo vào thời điểm cuối các năm cũng có xu hướng tăng cao. Đây là số lãi đã được hạch toán vào thu nhập từ hoạt động tín dụng nhưng do đến hạn không thu được lãi nên phải thoái thu trở lại. Số liệu lãi treo ở bảng trên đã chứng tỏ việc BIDV Hà Nam không những không thu được gốc đúng hạn mà ngay cả lãi cũng bị quá hạn luôn.
Có thể nói, hoạt động tín dụng của Chi nhánh Hà Nam đang gặp phải rủi ro lớn và tổn thất là không thể tránh khỏi. Với thực trạng như vậy, hoạt động tín dụng của BIDV Hà Nam chưa thể khả quan hơn trong một vài năm tới.
+ Thực trạng nợ xấu
Để phản ánh thực trạng rủi ro tín dụng thì chỉ tiêu nợ xấu là một chỉ tiêu rất quan trọng. Nợ xấu theo quyết định 493/2005-NHNN là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5. Đó là các khoản nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn. Nợ xấu phát sinh sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng không chỉ với bản thân ngân hàng mà còn gây tác động xấu tới toàn hệ thống ngân hàng thương mại và nền kinh tế. Quản lý nợ xấu gắn liền với quản lý rủi ro tín dụng, quản lý nợ xấu hướng vào việc đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động tín dụng và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.
Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng nợ xấu gồm có:
-Tổng dư nợ xấu: phản ánh giá trị tuyệt đối của toàn bộ các khoản nợ xấu của ngân hàng, chỉ tiêu này chưa cho biết nguy cơ rủi ro
-Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ: Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng dư nợ xấu trong tổng dư nợ. Chỉ tiêu này phản ánh khá trung thực về thực tế nợ xấu của ngân hàng.
55
- Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/ tổng dư nợ xấu: Tỷ lệ này cho phép ta đánh giá