.Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần tập đoàn xây dựng hòa bình (Trang 55 - 64)

3.3 .Phân tích tài chính của công ty theo ba mảng hoạt động

3.3.1 .Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh

3.3.1.1. Doanh thu-chi phí-lợi nhuận

Phân tích doanh thu: doanh thu của doanh nghiệp được ghi nhận theo tiến độ thực hiện hợp đồng. Nghĩa là doanh nghiệp có khả năng ghi nhận doanh thu dựa theo những đánh giá hợp lý, khả năng chắc chắn theo tiêu chuẩn kỹ thuật khi xác nhận tiến độ thực hiện hợp đồng, chính vì vậy doanh thu được ghi nhận mà chưa cần xuất hóa đơn và chưa có sự xác nhận của

khách hàng. Đây là do đặc thù của ngành xây dựng và hiện nay các tiêu chuẩn kế toán cho phép ghi nhận doanh thu theo phương pháp này.

Doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp, đây là lĩnh vực cốt lõi và mang lại doanh thu chủ yếu với tỷ trọng trong các năm hầu như đều trên 90% trở lên. Bên cạnh đó còn có một số công ty con hoạt động trong một số lĩnh vực khác mang tính chất chuyên biệt, phục vụ, hỗ trợ, bổ sung cho lĩnh vực chính của công ty bao gồm: bất động sản, máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng… Bên cạnh đó, cũng dễ nhận thấy các khoản giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ và có xu hướng giảm dần mặc dù doanh thu lại tăng.

Để đánh giá doanh thu của doanh nghiệp, tác giả so sánh với đối thủ trực tiếp của doanh nghiệp đó là Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons

Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện doanh thu và tăng trưởng doanh thu

Mặc dù đã có sự tăng trưởng về doanh thu nhưng nếu so với đối thủ cùng ngành là CTD thì tổng giá trị doanh thu của doanh nghiệp vẫn còn kém khá xa, trong các năm doanh thu của HBC chỉ bằng khoảng ½ so với CTD. Trong hai năm 2014 và 2015 thì tốc độ tăng trưởng doanh thu của HBC kém

3.567.997 5.132.816 10.787.641 16.048.373 7.633.621 13.668.916 20.782.721 27.153.453 3% 44% 110% 49% 23% 79% 52% 31% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 0 5.000.000 10.000.000 15.000.000 20.000.000 25.000.000 30.000.000 2014 2015 2016 2017 DOANH THU

DOANH THU HBC DOANH THU CTD

hơn so với CTD, nhưng bước sang năm 2016 và 2017 thì HBC đã có sự bứt phá về doanh thu, tốc độ tăng trưởng vượt trội so với CTD, đặc biệt là năm 2016 tốc độ tăng trưởng của HBC lên tới 110% trong khi của CTD chỉ là 52%, sang năm 2017 tốc độ tăng trưởng của HBC vẫn đạt 49%, cao hơn so với của CTD là 31%. Tính cả chu kỳ 4 năm thì tốc độ tăng trưởng lũy kế bình quân của HBC đạt 46%, cao hơn khá nhiều so với mức 31% của đối thủ.

(Đơn vị: triệu đồng)

Hình 3.3. Doanh thu thuần-giá vốn-lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận gộp

Qua biểu đồ trên, có thể thấy doanh thu thuần của doanh nghiệp trong giai đoạn nghiên cứu tăng trưởng với tốc độ rất tốt, duy trì qua các năm, đặc biệt có sự đột phá từ năm 2015 sang năm 2016 khi doanh thu thuần gần như tăng gấp đôi từ 5.078.027 triệu đồng lên 10.766.205 triệu đồng. Đi kèm với đó, giá vốn hàng bán cũng tăng nhưng với tốc độ chậm hơn so với doanh thu thuần nên lợi nhuận gộp của doang nghiệp có bước đột phá lớn khi từ 295.691

3.518.182 5.078.027 10.766.205 16.037.264 3.107.976 4.782.335 9.533.761 14.350.897 410.206 295.691 1.232.444 1.686.366 11,7% 5,8% 11,4% 10,5% ,00% 2,00% 4,00% 6,00% 8,00% 10,00% 12,00% 14,00% 0 2.000.000 4.000.000 6.000.000 8.000.000 10.000.000 12.000.000 14.000.000 16.000.000 18.000.000 2014 2015 2016 2017

DOANH THU THUẦN GIÁ VỐN HÀNG BÁN

triệu đồng trong năm 2015 tăng gần gấp 3 lần, lên đến 1.232.444 triệu đồng trong năm 2016. Biên lợi nhuận thuần cũng được cải thiện và tăng cao, mặc dù năm 2015 có giảm xuống chỉ còn 5,8% nhưng trong các năm khác đều duy trì trên 10%.

Doanh thu tài chính của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu tổng doanh thu của doanh nghiệp. Điều này càng chứng tỏ việc tập trung vào lĩnh vực cốt lõi của công ty.

Phân tích chi phí: do doanh thu của doanh nghiệp được ghi nhận theo tiến độ hợp đồng nên các chi phí cũng được ghi nhận tương ứng theo. Chi phí của doanh nghiệp chủ yếu đến từ giá vốn hàng bán, chi phí tài chính mà phần lớn là chi phí lãi vay, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Bảng 3.4. Bảng thể hiện giá vốn-lợi nhuận thuần (Đơn vị tính: triệu đồng)

Nguồn:Báo cáo tài chính đã kiểm toán của của công ty từ năm 2014-2017

Năm 2014 2015 2016 2017

Doanh thu thuần 3.518.182 5.078.027 10.766.205 16.037.264

Gía vốn hàng bán -3.107.976 -4.782.335 -9.533.761 -14.350.897

Chi phí bán hàng -8.880 -25.811 -104.804 -58.209

Chi phí QLDN -280.108 -119.760 -377.610 -473.091

Lãi/lỗ hoạt đồng tài chính -29.963 -44.458 -49.972 -147.434

Lãi/lỗ công ty liên kết -2.386 7.920 3.920 26.196

Lợi nhuận thuần 89.339 113.583 703.978 1.033.829

Qua bảng trên có thể thấy chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi phí của doanh nghiệp vẫn là giá vốn hàng bán, đặc biệt trong năm 2015 và năm 2016 thì tỷ trọng của giá vốn hàng bán lên tới 94,2%, các năm còn lại ổn định mức xấp xỉ 89%. Chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng nhỏ, thường dưới 0,5%, chỉ có năm 2016 chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng cao hơn, lên 1%. Điều này cũng hợp lý vì năm 2016 doanh nghiệp đã có bước tiến lớn về hoạt động sản xuất kinh doanh nên việc thúc đẩy bán hàng mạnh hơn.. Chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn, cao hơn nhiều so với chi phí bán hàng, tỷ

trọng cao nhất là năm 2014 khi lên tới 8%, tuy nhiên các năm sau đó tỷ trọng đã giảm xuống và giữ khá ổn định ở mức 2,4%-2,9%. Cũng qua bảng chúng ta thấy chi phí tài chính mà cụ thể là nợ vay có ảnh hưởng khá lớn đến kết quả của doanh nghiệp khi thường xuyên chiếm 0,9% doanh thu thuần, gần bằng ½ mức lợi nhuận thuần của doanh nghiệp đạt được. Như vậy doanh nghiệp sử dụng vốn vay cao và chi phí lãi vay bào mòn đáng kể lợi nhuận của doanh nghiệp.

Phân tích lợi nhuận: Tương ứng với doanh thu, có những lợi nhuận để chúng ta tiến hành phân tích các nhóm lợi nhuận như sau: Lợi nhuận gộp = doanh thu thuần-giá vốn; Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh= Doanh thu thuần- chi phí quản lý –chi phí bán hàng; Lợi nhuận thuần= Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh- chi phí tài chính và lợi nhuận sau thuế.

Có thể thấy chỉ tiêu lợi nhuận khác nhau của doanh nghiệp đều tăng trưởng cao cả về giá trị tuyệt đối lẫn tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, trong năm 2015 lợi nhuận gộp chỉ đạt 295.691 triệu đồng chỉ bằng 72% so với con số 410.206 triệu đồng của năm năm 2014, điều này là do giá vốn hàng bán trong năm 2015 tăng nhanh từ 3.107.976 triệu đồng trong năm 2014 lên 4.782.335 triệu đồng trong năm 2015. Tuy nhiên, cũng trong năm 2015 doanh nghiệp đã tiết giảm chi phí quản lý doanh nghiệp xấp xỷ 160.000 triệu đồng từ 280.963 triệu đồng năm 2014 xuống 119.458 triệu đồng năm 2015 nên lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp vẫn cao hơn năm 2014.

Bên cạnh đó, như đã phân tích ở phần trên, từ năm 2015 trở đi, doanh nghiệp đã có bước đột phá về doanh thu, dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng vọt. Trong năm 2016 lợi nhuận sau thuế đạt 568.013 triệu đồng, gấp 826% so với năm 2014, còn năm 2017 lợi nhuận sau thuế đạt 860.510 triệu đồng, gấp 1251% so với năm 2014. Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, doanh nghiệp đã có bước tăng vọt về lợi nhuận với tốc độ tăng trưởng cực kỳ ấn tượng.

Ngoài ra, nhìn vào giá trị của lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận thuần thì có thể thấy ảnh hưởng của chi phí tài chính lên lợi nhuận của doanh nghiệp là khá lớn. Tuy nhiên, so sánh lợi nhuận thuần và lợi nhuận trước thuế thì chúng ta thấy sự chênh lệch không quá lớn, nên ảnh hưởng của lợi nhuận khác hoặc chi phí khác không nhiều. Điều này cho thấy doanh nghiệp tập trung vào giá trị cốt lõi, lợi nhuận mang lại chủ yếu là do lĩnh vực, ngành nghề chính.

3.3.1.2. Chỉ tiêu sinh lợi của doanh thu.

Tỷ suất sinh lời của doanh thu = Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần

Hình 3.4. Tỷ suất sinh lời doanh thu của HBC và CTD

Qua biểu đồ trên cho chúng ta thấy mặc dù năm 2015 tỷ suất sinh lời doanh thu của doanh nghiệp giảm xuống thấp nhất chỉ đạt 1,6% nhưng các năm sau đó chỉ số này đã được cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp là CTD thì tỷ suất sinh lời doanh thu của công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng Hòa Bình là kém hiểu quả hơn. Điều này bởi vì đối thủ CTD hoạt động dựa trên vốn chủ sở hữu là chủ yếu, doanh nghiệp này ít vay nợ ngân hàng, không bị chi phí tài chính bào mòn lợi nhuận, nhất là những giai đoạn thị trường bất động sản khó khăn như từ năm 2014 trở về trước.

2,0% 1,6% 5,3% 5,4% 4,7% 5,4% 6,8% 6,1% ,00% 1,00% 2,00% 3,00% 4,00% 5,00% 6,00% 7,00% 8,00% 2014 2015 2016 2017

Hơn nữa, trên thực tế khả năng kiểm soát chi phí và thực thi công việc của CTD cũng tốt hơn so với HBC. Tuy nhiên, khoảng cách giữa hai công ty đã được rút ngắn theo thời gian, đặc biệt là từ năm 2016 trở đi khi HBC đã chớp thời cơ và có những bước đột phá để đẩy tỷ suất sinh lời doanh thu lên đến 5,3% và tiếp tục tăng lên 5,4% trong năm 2017. Một điểm đáng lưu ý nữa đó là trong khi đối thủ có dấu hiệu giảm hiệu quả sinh lời trên doanh thu từ 6,8% xuống 6,8% thì HBC lại có xu hướng cải thiện liên tục và tăng lên.

Phân tích Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (Return on Equity- ROE)

Hình 3.5. Biến động ROE của HBC và CTD

Dựa vào biểu đồ có thể thấy tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của công ty Hòa Bình là cực kỳ ấn tượng, đặc biệt có sự bứt phá từ năm 2016 trở đi khi từ 8 % trong năm 2015 lên 39% trong năm 2016, tăng gần 5 lần và tiếp tục tăng lên 40,1% trong năm 2017. Đây là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cao nhất lịch sử công ty và thuộc diện cao nhất trong ngành xây dựng, vượt trên cả một doanh nghiệp được đánh giá hoạt động rất hiệu quả khác là CTD. Tuy nhiên, điều này có được phần lớn là do vốn chủ sở hữu của HBC thấp hơn CTD và chủ yếu hoạt động bằng vốn vay nên tỷ số ROE cao, trong

68.776 82.835 568.013 860.510 997.176 1.074.401 1.830.158 2.466.961 7,1% 8,0% 39,1% 40,1% 13,6% 23,1% 30,0% 24,4% 0,0% 5,0% 10,0% 15,0% 20,0% 25,0% 30,0% 35,0% 40,0% 45,0% 0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 2014 2015 2016 2017

khi CTD lại có vốn chủ sở hữu cao hơn và hoạt động bằng vốn vay ít hơn nên tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu thấp hơn. Điều này trong ngắn hạn có thể sẽ mang lại nhiều lợi ích cho HBC khi tận dụng được nguồn vốn vay, tuy nhiên xét về dài hạn sẽ chứa đựng rất nhiều rủi ro, đặc biệt là khi lãi suất có những biến động tiêu cực sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho HBC khi phải chi trả lãi vay và khả năng tiếp cận những khoản vay mới.

Như vậy, có thể thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn nghiên cứu đã có nhiều bước phát triển mạnh về doanh thu, lợi nhuận và cả hiệu suất.

3.3.1.3. Phân tích các vòng quay tài sản của doanh nghiệp.

Vòng quay hàng tồn kho

Trong cơ cấu hàng tồn kho của doanh nghiệp thì chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các năm thường là các công trình xây dựng dở dang và nguyên liệu xây dựng. Doanh nghiệp đã có những biện pháp để tối ưu hóa hàng tồn kho nhưng việc thi công một số công trình bị chậm mà điển hình là tòa nhà Vietinbank Tower, cùng với việc dự trữ nguyên vật liệu vẫn chưa tốt dẫn đến hiệu quả vòng quay hàng tôn kho của doanh nghiệp tuy là đã có những chuyển biến tích cực, cải thiện theo thời gian nhưng nếu so với đối thủ là CTD thì còn kém khá xa.

Vòng quay các khoản phải thu

Bảng 3.5. Vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân

Nguồn: Dựa theo BCTC hợp nhất của HBC và CTD từ năm 2014-2017

Năm 2014 2015 2016 2017

Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ 3.567.997 5.132.816 10.787.641 16.048.373

Các KPT ngắn hạn 3.032.488 4.212.399 6.774.510 9.190.691

Bình quân KPT 2.986.574 3.622.444 5.493.455 7.982.601

Vòng quay các KPT 1,19 1,42 1,96 2,01

Kỳ thu tiền bình quân HBC (ngày) 305 257 185 181

Các khoản phải thu của doanh nghiệp có xu hướng tăng lên, nhưng do tốc độ tăng của doanh thu cao hơn nên vòng quay các khoản phải thu của doanh nghiệp có xu hướng được cải thiện tốt lên theo thời gian. Từ đó giúp kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp giảm xuống đáng kể, khi thời gian thu tiền trong năm 2017 là 181 ngày giảm xuống chỉ còn gần một nửa so với con số 305 ngày trong năm 2014. Tuy nhiên, nếu so với đối thủ là CTD thì khả năng thu tiền của HBC còn kém xa rất nhiều, hệ số này của CTD thường chỉ bằng 1/3 so với HBC, như vậy chứng tỏ chính sách tín dụng trong bán hàng của HBC lỏng hơn rất nhiều so với CTD.

3.3.1.4. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp

Hiệu quả hoạt động của tài sản cố định

Bảng 3.6. Biến động hiệu quả của tài sản cố định (Đơn vị: vòng)

Năm 2014 2015 2016 2017

Doanh thu 3.567.997 5.132.816 10.787.641 16.048.373

Tài sản cố định 412.466 638.268 1.086.233 1.420.273

Bình quân TSCĐ 422.342 525.367 862.251 1.253.253

Hiệu quả sử dụng TSCĐ 8,45 9,77 12,51 12,81

Mặc dù hoạt động trong ngành xây lắp yêu cầu về máy móc thiết bị rất nhiều, điều đó đồng nghĩa với doanh nghiệp phải đầu tư tài sản cố định với số tiền lớn, và để tăng trưởng về doanh thu, doanh nghiệp ngày càng phải đầu tư thêm nhiều nữa. Tuy nhiên, qua bảng trên có thể thấy hiệu quả hoạt động tài sản cố định của doanh nghiệp ngày càng cao, các năm gần đây đều cao trên 10, điều đó cho thấy 1 đồng tài sản cố định được doanh nghiệp đưa vào quá trình hoạt động kinh doanh và tạo ra hơn 10 đồng doanh thu.

Hiệu quả hoạt động của vốn lưu động

Bảng 3.7. Biến động hiệu quả của vốn lưu động (Đơn vị: vòng)

Năm 2014 2015 2016 2017

Doanh thu 3.567.997 5.132.816 10.787.641 16.048.373

Hiệu quả sử dụng VLĐ (HBC) 0,80 0,92 1,34 1,49

Hiệu quả sử dụng VLĐ (CTD) 2,00 2,70 2,53 2,24

Như đã đề cập ở phần trên, tỷ trọng của tài sản ngắn hạn trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp là rất cao nên công ty cần rất nhiều vốn lưu động để tạo ra doanh thu. Theo bảng trên thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp tuy đã cải thiện nhưng nếu so với CTD thì còn rất nhiều hạn chế. Khi mà chỉ tiêu này của CTD trong hầu hết giai đoạn nghiên cứu đều trên 2 thì của HBC cao nhất chỉ đạt 1,49. Điều này cho thấy HBC cần phải kiểm soát vốn lưu động tốt hơn đồng thời phải thúc đẩy doanh thu cao hơn nữa để nâng cao khả năng cạnh tranh với đối thủ trong ngành.

3.3.1.5. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Bảng 3.8. Hệ số thanh toán của doanh nghiệp (Đơn vị: lần)

Năm 2014 2015 2016 2017

Hệ số thanh toán ngắn hạn 1,10 1,06 1,11 1,07

Hệ số thanh toán nhanh 0,98 0,90 0,98 0,96

Hệ số thanh toán tức thời 0,30 0,16 0,20 0,11

Nhìn chung khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp giữ ở mức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích và dự báo tài chính công ty cổ phần tập đoàn xây dựng hòa bình (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)