3.3 .Phân tích tài chính của công ty theo ba mảng hoạt động
3.3.3 .Phân tích hoạt động tài chính
3.3.3.1. Cơ cấu nguồn vốn
Tỷ lệ vốn vay / vốn chủ sở hữu
Bảng 3.11. Biến động tỷ lệ vốn vay / vốn chủ sở hữu (Đơn vị: lần)
Năm 2014 2015 2016 2017 Vay ngắn hạn 1.812.755 1.890.230 2.719.542 4.279.478 Vay dài hạn 104.215 156.189 433.857 333.837 Tổng vốn vay 1.916.970 2.046.419 3.153.399 4.613.315 5.803.481 7.291.231 11.499.797 13.998.424 1,3% 1,3% 6,0% 6,7% 7,2% 11,8% 15,3% 11,7% ,00% 2,00% 4,00% 6,00% 8,00% 10,00% 12,00% 14,00% 16,00% 18,00% 0 2.000.000 4.000.000 6.000.000 8.000.000 10.000.000 12.000.000 14.000.000 16.000.000 2014 2015 2016 2017
Vốn chủ sở hữu 997.176 1.074.401 1.830.158 2.466.961
Hệ số vốn vay / VCSH 1,92 1,90 1,72 1,87
Trong cơ cấu vốn vay của doanh nghiệp, vay ngắn hạn chiếm tỉ trọng chủ yếu, vay dài hạn không đáng kể, do nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp lớn hơn nhiều so với việc đầu tư vào tài sản dài hạn.
Cũng vì sử dụng vốn vay nhiều nên hệ số vốn vay / vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cũng khá lớn. Hệ số này trong các năm đều xấp xỉ 1,9 lần. Như vậy nhu cầu tài trợ của doanh nghiệp bằng vốn vay của doanh nghiệp gần gấp đôi so với vốn chủ sở hữu. Chính vì vậy dòng tiền của doanh nghiệp trong các năm chủ yếu đến từ hoạt động tài chính mà cụ thể là tiền thu từ đi vay như bảng dưới đây.
Khả năng chi trả khoản vay
Bảng 3.12. Biến động khả năng chi trả lãi vay (Đơn vị: lần)
Năm 2014 2015 2016 2017
Tiền thu từ đi vay 3.521.485 4.135.981 6.338.434 8.839.585 Tiền chi trả gốc vay 2.978.632 4.006.530 5.231.455 7.379.669 Lợi nhuận trước thuế 89.129 120.466 715.272 1.073.726
Chi phí lãi vay 96.661 129.763 145.159 265.822
EBIT 185.790 250.229 860.431 1.339.548
Khả năng chi trả lãi vay 1,92 1,93 5,93 5,04
Doanh nghiệp sử dụng vốn vay nhiều nhưng khả năng trả nợ của doanh nghiệp cũng khá tốt, đặc biệt trong năm 2015 thì các khoản vay cũ của doanh nghiệp đều được thanh toán gốc hết, sang năm 2016 và 2017 do mở rộng kinh doanh nên các khoản vay mới phát sinh nhanh hơn so với việc thanh toán các khoản vay cũ của doanh nghiệp.
Về khả năng chi trả lãi vay, người phân tích sử dụng EBIT thay vì EBITDA để tăng tính chặt chẽ của khả năng chi trả mặc dù trong thực tế dòng tiền từ khấu hao của doanh nghiệp khá lớn. Khả năng chi trả lãi vay của doanh nghiệp rất tốt, đặc biệt là trong năm 2016 và 2017, vượt trội hơn hẳn so với năm 2014 và năm 2015. Mặc dù doanh nghiệp vay nhiều, tổng lãi vay cũng
tăng lên, nhưng đây là hai năm bùng nổ về lợi nhuận của doanh nghiệp nên khả năng chi trả lãi vay của doanh nghiệp rất cao. Chính điều này làm tạo thêm sự tin tưởng từ những người cho vay để giải ngân mạnh hơn cho doanh nghiệp.
3.3.3.2. Cơ cấu nợ
Cơ cấu tổng nợ
Bảng 3.13: Cơ cấu và biến động cơ cấu tổng nợ (Đơn vị: %)
Năm 2014 2015 2016 2017 Nợ ngắn hạn 4.489.491 93% 5.805.732 93% 8.885.588 92% 10.905.143 95% Nợ dài hạn 316.813 7% 411.096 7% 734.050 8% 626.319 5% Tổng nợ phải trả 4.806.304 6.216.829 9.619.639 11.531.463
Trong cơ cấu nợ phải trả của doanh nghiệp thì nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao gấp nhiều lần so với nợ dài hạn của doanh nghiệp, điều này do nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của doanh nghiệp để tài trợ cho tài sản ngắn hạn rất cao.
(Đơn vị: triệu đồng)
Hình 3.9. Cơ cấu Nợ phải trả của doanh nghiệp(Đơn vị: triệu đồng)
Cơ cấu nợ ngắn hạn 4.489.491 5.805.732 8.885.588 10.905.143 316.813 411.096 734.050 626.319 0 2.000.000 4.000.000 6.000.000 8.000.000 10.000.000 12.000.000 14.000.000 2014 2015 2016 2017 NỢ NGẮN HẠN NỢ DÀI HẠN
Do nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cực lớn, gần như toàn bộ nợ phải trả và đi kèm theo đó tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp cũng chiểm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng tài sản nên tác giả sẽ đi sâu phân tích về cơ cấu nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
Bảng 3.14. Cơ cấu nợ ngắn hạn (Đơn vị: triệu đồng)
Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của công ty từ năm 2014-2017
NĂM 2014 2015 2016 2017
1. Phải trả người bán NN 904.759 20,2% 1.229.271 21% 2.046.992 23% 2.895.179 26,5%
2. Người mua trả trước NN 1.019.658 22,7% 1.709.099 29% 2.531.258 28% 1.438.432 13,2%
3. Thuế và khoản phải nộp 54.807 1,2% 36.857 1% 90.812 1% 266.291 2,4%
4. Phải trả người lao động 134.716 3,0% 191.475 3% 342.806 4% 622.713 5,7%
5. Chi phí trả trước NN 412.172 9,2% 618.167 11% 1.095.978 12% 1.321.255 12,1%
6. Phải trả ngắn hạn khác 149.980 3,3% 129.908 2% 44.833 1% 58.507 0,5%
7. Vay ngắn hạn khác 1.812.755 40,4% 1.890.230 33% 2.719.542 31% 4.279.478 39,2%
8. Dự phòng phải trả NN 45.662 1% 841.516 7,7%
Trong cơ cấu nợ ngắn hạn của doanh nghiệp thì các khoản vay ngắn hạn luôn có tỷ trọng cao nhất vì nhu cầu vốn ngắn hạn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các khoản vay ngắn hạn có giá trị ổn định vào các năm 2014 và 2015 với giá trị là 1.812.755 triệu đồng và 1.890.230 triệu đồng, tuy nhiên sang năm 2016 thì đã tăng thêm lên 2.719.542 triệu đồng, và năm 2017 thì giá trị của các khoản vay ngắn hạn đã tăng gấp hơn gấp đôi so với năm 2015 với tổng vay là 4.279.478 triệu đồng và chiếm 39,2% tổng nợ ngắn hạn. Các khoản vay của doanh nghiệp ở ngân hàng được thế chấp bằng máy móc thiết bị, quyền sử dụng tài sản ở một số dự án mà doanh nghiệp là chủ đầu tư. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng dùng các khoản phải thu khách hàng đề thế chấp vay vốn ngân hàng, một số khoản vay ở các ngân hàng khác là tín chấp. Hiện nay doanh nghiệp đang có các khoản vay ngắn hạn điển hình ở các ngân hàng để tài trợ cho vốn lưu động của mình như sau:
Khoản vay 1.250.668 triệu đồng đảm bảo bằng khoản phải thu khách hàng tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh 1
Khoản vay 1.225.437 triệu đồng đảm bảo bằng quyền sử dụng đất, nhà cửa… tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
Khoản vay 494.481 triệu đồng đảm bảo bằng khoản phải thu khách hàng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
Khoản vay 275.379 triệu đồng đảm bảo bằng khoản phải thu khách hàng tại Ngân hàng TNHH Standard Chatered chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
Bên bạnh đó còn một số khoản vay với giá trị vừa phải ở các ngân hàng khác.
Điều này cho thấy mặc dù nợ vay tăng lên theo thời gian nhưng các ngân hàng vẫn đánh giá rất cao uy tín và khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Phân tích vốn chủ sở hữu
Hình 3.10. Biến động và tăng trưởng VCSH của doanh nghiệp
Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu của tổng nguồn vốn, tuy vậy cũng đã có sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là từ năm 2015 sang năm 2016, vốn chủ sở hữu doanh nghiệp tăng 70% từ 1.074.401 triệu đồng lên 1.830.158, đến năm 2017 đà tăng trưởng được duy trì 35% lên 2.466.961 triệu đồng. Nhìn vào cơ cấu của vốn chủ sở hữu cho thấy việc tăng trưởng chủ yếu là do sự tăng lên của vốn cổ phần của doanh nghiệp do chính sách chi trả cổ tức bằng cổ phiếu là chủ yếu. Bên cạnh đó, theo đà tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp, lợi nhuận chưa phân phối cũng tăng nhanh, góp phần giúp vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng theo. Quỹ đầu tư phát triển không thay đổi nhiều qua các kỳ, duy trì mức xoay quanh 96.200 triệu đồng. 997.176 1.074.401 1.830.158 2.466.961 4,9% 7,7% 70,3% 34,8% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 2014 2015 2016 2017 VỐN CHỦ SỞ HỮU TĂNG TRƢỞNG VCSH