Chỉ tiêu Năm So sánh 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 GT % GT % GT % +/- % +/- % 1. Tổng dư nợ 1.481 1.747 2.444 266 17,96% 697 28,52% 2. Nợ quá hạn DNNVV 21 1,42% 33 1,89% 52 2,13% 12 57,14% 19 36,54% - Ngắn hạn 5 0,34% 9 0,52% 11 0,45% 4 80,00% 2 18,18% - Trung, dài hạn 16 1,08% 24 1,37% 41 1,68% 8 50,00 % 17 41,46% (Nguồn: Báo cáo của Vietcombank Quảng Bình)
Đối với Chi nhánh Quảng Bình, chất lượng và hiệu quả tín dụng chưa cao thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tính trên tổng dư nợ cho vay có chiều hướng tăng. Mặc dù, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Quảng Bình đã tuân thủ đúng quy định trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng theo Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhưng với hậu quả khủng hoảng kinh tế, diễn biến phức tạp của thị trường quốc tế, trong nước, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh, trong khi Chi nhánh chưa ứng phó kịp thời nên tỷ lệ nợ quá hạn có chiều hướng tăng năm 2017 (2,13%) có tăng hơn rất nhiều so với năm 2015 (1,42%).
Riêng đối với NHNTVN – Chi nhánh Quảng Bình, mục tiêu tăng dư nợ cho vay nền kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2015-2017 là 18% thì lượng vốn cần bổ sung cho giai đoạn này là rất cần thiết và phải tăng tương ứng với tỷ lệ dư nợ. Để đạt những mục tiêu này, Chi nhánh Quảng Bình đã đưa ra các giải pháp tốt để đảm bảo an toàn trong công tác tín dụng: giảm dư nợ cho vay khu vực quốc doanh, tăng cho vay bán lẻ, tăng tỷ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản.
Trong thời gian tới, Chi nhánh cần có những chính sách đúng đắn, đồng bộ và các biện pháp triển khai thực hiện hiệu quả trong hoạt động cho vay DNNVV, có biện pháp thu hồi nợ cụ thể thì kết quả kinh doanh Chi nhánh Quảng Bình mới được cải thiện.
2.3 Công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Chi nhánh Quảng Bình
2.3.1 Chính sách tín dụng
Định hướng chiến lược dài hạn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói chung và Chi nhánh Quảng Bình nói riêng là xây dựng một ngân hàng bán lẻ, phục vụ đối tượng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân trung lưu ở khu vực đô thị; các sản phẩm bán lẻ được chú trọng phát triển là: các loại cho vay tiêu dùng, trả góp, các sản phẩm cho vay phục vụ kinh doanh nhỏ và vừa, các sản phẩm cho vay thông qua thẻ tín dụng, các sản phẩm cho vay bán lẻ khác. Bán sát phương châm kinh doanh của NHNT Quảng Bình là Tăng tốc - Hiệu quả -Bền vững.
Chính sách tín dụng quy định rõ các nguyên tắc trong hoạt động tín dụng; định hướng chiến lược, thị trường mục tiêu và đối tượng khách hàng cụ thể; tài sản đảm bảo. Trong quá trình thực hiện hoạt động cấp tín dụng, cán bộ tín dụng phải tuân thủ đúng chính sách tín dụng và các quy định khác có liên quan của NHNT VN cũng như của pháp luật.
Chi nhánh tuân thủ nghiêm túc và linh hoạt chính sách tín dụng do Ngân hàng TMCPNTVN đưa ra. Chính sách tín dụng ở NHNT thiết lập nhằm mục đích:
- Định hướng hoạt động cấp tín dụng theo mục tiêu chiến lược của Vietcombank trong từng thời kỳ.
- Để hoạt động cấp tín dụng của Chi nhánh Quảng Bình được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật.
- Xác định những rủi ro tín dụng mà NHNT chấp nhận hoặc không chấp nhận.
- Xác đinh giới hạn mà hoạt động cấp tín dụng phải tuân thủ.
- Công khai các quy định cấp tín dụng của NHNT cho khách hàng biết nhằm tiết kiệm thời gian và hạn chế các tiêu cực trong quá trình cấp tín dụng.
Vietcombank Quảng Bình luôn tuân thủ chính sách tín dụng của Ngân hàng TMCP thương Việt Nam. Các DNNVV trên địa bàn, các khách hàng có mối quan hệ tín dụng lâu năm với Chi nhánh đảm bảo mục tiêu an toàn, hiệu
quả và phát triển bền vững. Mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, chất lượng tín dụng, tăng trưởng tín dụng phải đảm bảo hiệu quả, kiểm soát chất lượng nợ, không tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá ( hạ thấp lãi suất và hạ chuẩn cấp tín dụng), phát triển tín dụng theo tư duy ngân hàng đồng hành cùng khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng để thúc đẩy sản xuất kinh doanh có hiệu quả từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của NHNT. Đối với DNNVV kiên định với chiến lược kinh doanh trung dài hạn, tập trung tăng trưởng mạnh, nhanh chóng mở rộng và chiếm lĩnh thị phần tín dụng, thay đổi cơ cấu danh mục theo đúng định hướng của hội đồng quản trị. Chú trọng phát triển quan hệ với các DNNVV có tiềm năng, có thế mạnh về các mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn theo lĩnh vực ưu tiên tài trợ, phát triển của Chính phủ theo từng thời kỳ.
Vấn đề quản trị rủi ro luôn được Chi nhánh quan tâm hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, tránh các sai sót và giảm thiểu được các thiệt hại. Đặc biệt trong hoạt động tín dụng, Chi nhánh đã tuân thủ đúng các quy định của NHNT về xây dựng , thực hiện các chính sách, các biện pháp quản lý, các quy trình và bộ máy tổ chức nhằm thực hiện có hiệu quả hoạt động quản trị RRTD. Vấn đề quản trị rủi ro luôn được Chi nhánh quan tâm hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, tránh các sai sót và giảm thiểu được các thiệt hại. Đặc biệt trong hoạt động tín dụng, Chi nhánh đã tuân thủ đúng các quy định của NHNT về xây dựng, thực hiện các chính sách, các biện pháp quản lý, các quy trình và bộ máy tổ chức nhằm thực hiện có hiệu quả hoạt động quản trị RRTD.
2.3.2 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Quy trình nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình được thực hiện theo Quyết định số 36/2008/QĐ- NHNT.CSTD ngày 28/01/20008 của TGĐ áp dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quy trình tín dụng đối với khách hàng này bao gồm 8 bước trong đó hầu hết các bước trong quy trình từ gặp gỡ khách hàng hướng dẫn làm hồ sơ vay vốn đến tất toán hợp đồng tín dụng đều do cán bộ tín dụng đảm nhiệm trừ bước 3 (định giá TSĐB và lập tờ trình do cán bộ thẩm định). Điều này đảm bảo tính khách quan, minh bạch cũng như
hạn chế các tiêu cực phát sinh trong quá trình định giá TSĐB. Cụ thể khái quát các bước sau:
+ Bước 1: Tìm kiếm, tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ
- CB KH tiếp thị, tìm kiếm khách hàng, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ. + Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp tín dụng
- CB KH làm việc với KH, thu thập và tiếp nhận hồ sơ khách hàng, kiểm tra hồ sơ khách hàng cung cấp đảm bảo đầy đủ, hợp lệ, trung thực. Xác định khách hàng có thuộc đối tượng hạn chế, hoặc không cấp tín dụng theo chính sách, định hướng tín dụng của NHNT trong từng thời kỳ. Tra cứu thông tin CIC, vấn tin trên hệ thống khách hàng có thuộc danh sách cảnh báo sớm hay danh sách khách hàng đen, bị cấm vận, thẩm định thực tế khách hàng tại trụ sở, điểm sản xuất kinh doanh. Sau đó cung cấp toàn bộ hồ sơ, thông tin thẩm định thực tế cho cán bộ thẩm định.
+ Bước 3: Thẩm định và đề xuất quyết định tín dụng: Trên cơ sở thông tin CB KH cung cấp, đối chiếu với các quy định hiện hành của NHNT, thông tin trên hệ thống và các nguồn thông tin khác (nếu có) CBTĐ thực hiện thẩm định chi tiết khách hàng, tư cách, tổ chức bộ, tình hình quan hệ tín dụng…, thẩm định kế hoạch SXKD, phương án dự án đề nghị cấp tín dụng của khách hàng, đánh giá lợi ích, rủi ro khách hàng mang lại, đề xuất cấp GHTD, khoản tín dụng và biện pháp bảo đảm cấp tín dụng. Sau đó trình Trưởng/ phó phòng KH. Trưởng phó phòng KH sẽ tiếp nhận hồ sơ của CBTĐ trình, kiểm tra sự đầy đủ của hồ sơ cấp tín dụng của khách hàng theo quy định, kiểm soát các thông tin thẩm định của khách hàng, kế hoạch, phương án SXKD, xem xét các nhận định, đánh giá đề xuất quyết định cấp tín dụng của pháp luật và NHNT trình ban Lãnh đạo.
+Bước 4: Quyết định cấp tín dụng: Ban lãnh đạo ( Giám đốc/ phó giám đốc Chi nhánh) : Kiểm tra, rà soát tờ trình thẩm định và quyết định cấp tín dụng sau đó xét duyệt cấp tín dụng.
+ Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ tín dụng: Hoàn thiện thủ tục nhận bảo đảm, CBTĐ lập hợp đồng bảo đảm tiền vay và làm thủ tục công chứng, nhận bàn giao tài sản ( nếu có), nhập kho hồ sơ TSBĐ, sau đó CBTĐ lập và trình hồ sơ cấp tín dụng để ban lãnh đạo chi nhánh ký duyệt.
+ Bước 6: Thực hiện quyết định cấp tín dụng: Giải ngân, phát hành bảo lãnh, mở L/C.
+Bước7: Kiểm tra, giám sát tín dụng và quản lý thu hồi nợ: CB KH chịu trách nhiệm kiểm tra sau khi cho vay về mục đích sử dụng vốn và tình hình tài chính, hoạt động của khách hàng. CB KH theo dõi thu gốc, lãi, phân tích rủi ro theo từng đối tượng khách hàng, khu vực khách hàng…
+ Bước 8: Tất toán hợp đồng tín dụng. Khi khách hàng trả hết nợ, CBTĐ tiến hành tất toán khoản vay và ra thông báo xuất ngoại bảng để trả hồ sơ đảm bảo cho khách hàng.
Thông tin tín dụng không đầy đủ và thiếu chính xác: Ngân hàng thường dựa vào những thông tin do cán bộ KH và khách hàng cung cấp mà không thường xuyên chủ động cập nhật các thông tin về khách hàng, về biến động thị trường liên quan đến tình hình kinh doanh của khách hàng.
Trình độ chuyên môn của cán bộ còn nhiều hạn chế, một số cán bộ ngân hàng đôi khi còn thiếu hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng dẫn đến những thiếu sót trong việc đánh giá kế hoạch sản xuất và chu kỳ kinh doanh của khách hàng. Do đó, việc xác định kỳ hạn trả nợ và thời điểm thu tiền của khách hàng chưa hợp lý, dẫn đến những rủi ro về khoản vay.
Thiếu sự kiểm soát sau khi cho vay. Việc thẩm định khoản vay tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình được thực hiện một cách chặt chẽ theo quy trình, biểu mẫu cụ thể. Đối với các khoản vay lớn, phức tạp đều có sự thẩm định của cả hội đồng tín dụng cơ sở, tuy nhiên sau khi cho vay thì việc kiểm tra thường xuyên quá trình sử dụng vốn vay là trách nhiệm của cán bộ KH, trong khi đó khối lượng công việc của cán bộ KH rất nhiều nên việc theo dõi tất cả các khoản.
2.3.3 Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hiện tại NHNT CN Quảng Bình sử dụng phương pháp phân tích dựa trên yếu tố 6C để phân tích tài chính. Trước khi triển khai hệ thống INCAS, NHNT sử dụng phương pháp xếp loại nội bộ đối với DNNVV, chỉ đánh giá năng lực tài chính của khách hàng trên những tiêu chí đơn giản sử dụng phương pháp dựa
trên đánh giá nội bộ hay còn gọi là xếp loại nội bộ.