Nhận thức được tầm quan trọng của DNNVV trong nền kinh tế thị trường, những năm qua Vietcombank Quảng Bình đã chú ý đến việc mở rộng và hỗ trợ cho vay DNNVV. Bên cạnh đó Chi nhánh cũng đã tích cực đẩy mạnh công tác phòng ngừa và quản trị rủi ro trong cho vay DNNVV để đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động không thuận lợi. Những thành tựu mà Chi nhánh đạt được trong cho vay DNNVV như sau:
+ Doanh số cho vay DNNVV tăng liên tục trong 3 năm: năm 2015: 2032 tỷ đồng; năm 2016: 2.235 tỷ đồng; năm 2017: 2.266 tỷ đồng. Năm 2017 tăng 234 tỷ đồng so với năm 2015, với tốc độ tăng 11,5%, số lượng các DNNVV có quan hệ với Chi nhánh giữ ở mức cao và ngày càng đa dạng về ngành nghề: công nghiệp, thương mại dịch vụ, nông ngiệp. trong đó ngành sản xuất kinh doanh thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất 88,41%, tiếp theo là ngành nông nghiệp chiếm 11,59%. Việc mở rộng quy mô tín dụng đối với DNNVV vừa giúp Chi nhánh mở rộng được thị phần, vừa phát triển được các dịch vụ Ngân hàng hiện đại, bán chéo được nhiều sản phẩm, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của Chi nhánh.
+ Cơ cấu dư nợ tín dụng trong cho vay DNNVV được chuyển dịch theo hướng an toàn hơn: tăng tỷ lệ cho vay ngắn hạn, giảm cho vay trung dài hạn.
+ Hoạt động tín dụng DNNVV có tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của Chi nhánh có chiều hướng tăng so với quy định của NHTMCP Ngoại Thương và toàn ngành Ngân hàng, năm 2015 tỷ lệ nợ xấu là 1,41%, năm 2016 tỷ lệ nợ xấu là 1,89%, năm 2017 tỷ lệ nợ xấu 2,13%.
Tỷ lệ nợ xấu đối với DNNVV tăng chủ yếu là do các nguyên nhân như sau: - Sự cố môi trường biển do Formosa gây ra đã làm cho sản xuất, kinh doanh, khai thác thủy hải sản bị đình trệ; đời sống, việc làm, thu nhập của nhân dân sống dựa vào biển và ngư dân các xã vùng biển trên địa bàn hết sức khó khăn, thậm chí bế tắc, gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong nhân dân; du lịch tỉnh nhà rơi vào tình
trạng điêu đứng, nhiều khách sạn, nhà hàng ngừng hoạt động, các ngành dịch vụ khác đi kèm bị ảnh hưởng rất nặng nề.
- Các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như xây dựng, cao su, gỗ, thủy sản bị ảnh hưởng bởi thị trưởng đầu ra, gia cả liên tục sụt giảm do Trung quốc ngừng thu mua hoặc mua với giá thấp.
- Cơ chế thanh tra giám sát, cảnh báo sớm nguy cơ tiềm ẩn rủi ro của Chi nhánh còn lỏng, chưa bám sát các hoạt động kinh doanh hàng ngày đối với doanh nghiệp để từ đó có biện pháp phòng ngừa xảy ra.