Thứ nhất, Chính phủ cần thiết lập môi trường kinh tế ổn định, phát huy được vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước.
Các chính sách kinh tế vĩ mô cần được ban hành một cách đồng bộ và cùng hướng đến mục tiêu chiến lược đã được hoạch định. Thúc đẩy thị trường tài chính và thị trường tiền tệ trước hết là thị trường liên NH nhằm xác định khuôn khổ hoạt động của các NH, tạo thêm nhiều cơ hội đầu tư phân tán rủi ro, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đa dạng hóa các công cụ thanh toán nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động Ngân hàng.
Hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng như quy định về giao dịch bảo đảm đăng ký giao dịch bảo đảm, quy định về cấp giấy tờ sở hữu tài sản, quy định về các ngành kinh doanh… Chính phủ cần điều phối sự kết hợp giữa các bộ ngành có liên quan, cùng với NHNN để thống nhất, chia sẻ quan điểm về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, cùng nhau phối hợp để giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình cấp tín dụng của NH.
Thứ ba, Chính phủ cần quy định các chuẩn mực về chế độ kế toán đối với các DNNVV:
Chính phủ cần hoàn thiện các quy định về thuế, chế độ kế toán, báo cáo tài chính, chế độ hóa đơn chứng từ để giúp các DN tuân thủ đầy đủ, nâng cao tính chính xác cho BCTC DN. Đồng thời, tạo điều kiện giám sát, đánh giá hoạt động DNNVV của Ngân hàng.
Thêm vào đó, chính phủ cần có những quy định cụ thể liên quan đến công bố thông tin tài chính DN có xác minh kiểm toán, quy định chặt chẽ hơn về những điều kiện được thành lập công ty kiểm toán cũng như các kiểm toán viên có liên quan khi cho ra đời những báo cáo kiểm toán sơ sài hoặc thiếu trung thực.
Thứ tư, Chính phủ cần ban hành những chính sách tạo điều kiện cho các DNNVV hoạt động hiệu quả, cũng như tích cực giám sát kiểm tra việc thực thi chính sách.
Xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng cho tất cả các DN thuộc mọi thành phần kinh tế.
Cần tăng cường hơn nữa hiệu quả hoạt động của hiệp hội DNNVV Việt Nam cũng như hiệp hội DNNVV các tỉnh, thành phố.
Chính phủ cần thành lập quỹ phát triển DNNVV.
Thứ năm, thực tiễn cho thấy, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, đặc biệt là quy mô tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đã vượt ra ngoài khả năng kiểm soát các rủi ro tín dụng và năng lực đáp ứng yêu cầu về mặt thông tin tín dụng toàn diện, chất lượng và kịp thời của CIC. Chính NHNN cũng cho rằng tốc độ tăng trưởng nhanh của tín dụng thì một cơ quan như CIC chưa thế đáp ứng đầy đủ được.
Việc ra đời các trung tâm thông tin tín dụng tư nhân có thể bổ sung cho các trung tâm tín dụng công bằng cách mở rộng diện thu thập và lưu giữ thông tin vay nợ sang nhiều loại đối tượng, công ty và cá nhân mà các trung tâm tín dụng công hiện nay không đảm nhận hết được. Theo ngân hàng thế giới (WB), các trung tâm thông tin tín dụng tư nhân được hình thành do những nhu cầu của thị trường, thường hoạt động tốt hơn các trung tâm thông tin tín dụng công trong việc hỗ trợ cho các giao dịch tín dụng . Các trung tâm thông tin tín dụng tư nhân sẽ thu thập thông tin từ nhiều nguồn rộng rãi- các nhà cung cấp tín dụng thương mại, người bán lẻ, tòa án và các công ty cung ứng dịch vụ- và cá thông tin này có thời hạn lưu trữ dài hơn. Do đó, kiến nghị Chính phủ cần sớm hoàn thiện quy chế để thành lập các trung tâm thông tin tín dụng tư nhân, đặc biệt tập trung đối tượng DNNVV và cá nhân.
KẾT LUẬN
Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường của các doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng đều phải chịu nhiều rủi ro tiềm ẩn. Trong tình hình kinh tế khó khăn, số DNNVV phá sản ngày càng tăng, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng khi cho vay DNNVV, RRTD trong cho vay DNNVV là vấn đề không thể tránh khỏi và cần được quan tâm quyết liệt. Bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Hoạt động ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh ẩn chứa nhiều rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV và những rủi ro này gây nên sự bất định không mong đợi đối với các NHTM, và nó có thể gây nên sự đỗ vỡ dẫn đến phá sản gây thiệt hại cho nền kinh tế. Nhất là trong bối cảnh vận động của nền kinh tế Việt Nam đang cạnh tranh gây gắt không những ở lĩnh vực ngân hàng mà ở nhiều lĩnh vực khác.
Khủng hoảng tài chính của Châu Á năm 1997 bắt nguồn từ Thái Lan, khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 bắt đầu từ phố Walls của Mỹ… dù cho nhiều nguyên nhân nhưng căn bản nhất vẫn là hoạt động tín dụng của hệ thống NH. Với cường quốc tài chính như Mỹ nhưng vẫn lâm vào khủng hoảng trầm trọng do các khoản nợ cho vay dưới chuẩn vì khả năng đánh giá rủi ro không chính xác, không có kịch bản đối phó trong trường hợp khủng hoảng toàn diện.
Nói riêng tại Việt Nam, từ những vụ án liên quan đến tín dụng ngân hàng như Epco Minh Phụng, Huyền Như, sai phạm trong cho vay của Oceanbank, ngân hàng Xây dựng hoặc những vụ việc cho vay không đúng quy trình gây thất thoát tài sản cho NH. Điều đó cho thấy, trong điều kiện kinh tế phát triển không ngừng, dù đã trải qua nhiều bài học kinh nghiệm, nhưng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng chưa bao giờ là đủ. Với tác động mạnh mẽ của rủi ro tín dụng, tùy từng giai đoạn mức độ phát triển, mà ngân hàng phải luôn củng
cố hoàn thiện công tác RRTD, để vừa có lợi nhuận vừa đảm bảo an toàn tài chính cho NH.
Trên cơ sở đó, luận văn đã trình bày sơ lược về các dạng rủi ro mà NH phải đối mặt trong quá trình hoạt động, tập trung phân tích kỹ về RRTD và quy trình quản trị RRTD, đề xuất được các giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình.
Từ đó, luận văn đã đưa ra các giải pháp mà NHNT Chi Nhánh Quảng Bình ngày càng hoàn thiện khả năng quản trị rủi ro tín dụng đối với đối tượng khách hàng là DNNVV, đồng thời kiến nghị với các ban ngành hữu quan có các hướng giải pháp để tạo điều kiện cho NH tăng cường khả năng quản trị rủi ro tín dụng.
Điểm căn bản chính là NHNT cần xây dựng rõ chính sách hoạt động, chính sách tín dụng cụ thể từng thời kỳ và có định hướng theo xu hướng phát triển kinh tế xã hội, đồng thời phổ biến đến từng CBTD để từ đó có định hướng cho vay hợp lý. Bên cạnh đó cần hoàn thiện mô hình và quy trình quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo cấp tín dụng chặt chẽ, khách quan, khoa học. Ngoài ra, cần hoàn thiện các yếu tố như đào tạo nhân sự, phát triển công nghệ, xây dựng hệ thống thu thập phân tích thông tin…. Từng bước hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng, để nâng cao chuẩn an toàn cho bản thân NH, đảm bảo lợi nhuận, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây là yêu cầu vô cùng quan trọng của NHNT nói riêng và hệ thống NHTM nói chung trong thời kỳ đổi mới hội nhập sâu rộng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo triển khai nhiệm vụ kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình năm 2015, năm 2016, năm 2017 2. Hệ thống các văn bản định chế và quy định trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
3. Học viện ngân hàng (2014)- Giáo trình tín dụng ngân hàng – NXB Thống Kê, Hà Nội
4. PGS.TS Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Lao động xã hội.
5. TS. Phan Thu Hà (2014), Ngân hàng thương mại – NXB Thống kê, Hà Nội 6. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2014), Quản trị ngân hàng thương mại – NXB tài chính, Hà Nội
7. Ngân hàng Nhà nước Quảng Bình, Báo cáo tổng kết hoạt động ngân hàng, các năm 2015, 2016, 2017.
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), “ Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005” ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN Việt Nam
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN Việt Nam
10. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo thường niên các năm 2015, 2016, 2017.
11. Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/06/2009
12. Nguyễn Văn Tiến, 2010, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê.
13. PGS. TS Đinh Văn Thanh & TS Nguyễn Văn Dũng (2014) – Những quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng – NXB Tư Pháp Hà Nội