(A) và dạng bào chế phytosome mangostin (B)
Trong khoảng 3599 – 1750 cm-1, xuất hiện 1 đỉnh mới trong phức mangostin phytosome (B) ở 1733,89 cm-1. Điều này chứng tỏ có sự hình thành liên kết H giữa mangostin và phospholipid (phosphatidylcholin) trong quá trình tạo phytosome. Trong khoảng từ 1643,12 – 585,01 cm-1, xuất hiện nhiều đỉnh mới ở 874,46 cm-1
phức (B), chứng tỏ sự có mặt của phospholipid trong phức (Hình 3.6). Trong biểu đồ - mangostin (A) và phức mangostin phytosome (B), một số đỉnh từ 3 miền dao động có vị trí tương quan thể hiện lớp phospholipid bao phía ngoài quanh mangostin, điều này dẫn đến sự thay đổi số liệu như ở (A), có những đỉnh đặc trưng
ở vị trí giống nhau chứng tỏ sự tham gia của phospholipid trong phức mangostin phytosome.
3.3.2. Phân tích quang phổ hấp thụ phân tử UV-VIS
Mẫu - mangostin và phức mangostin phytosome cũng được gửi sang phòng NanoBioPhotonics, Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam để đo kích thước hạt cũng như phổ hấp thụ của các hoạt chất.
Kết quả trên hình 3.7 cho thấy phức mangostin phytosome hấp thụ huỳnh quang ở bước sóng kính sử dụng laser 488nm và đạt cực đại ở bước sóng 318 nm. Phổ UV-vis của mangostin phytosome thấy có sự thay đổi ở vùng bước sóng 318 nm, chứng tỏ có sự tương tác giữa α-mangostin và photphatidylcholin. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Phương và cộng sự khi đánh giá hoạt tính kháng dòng tế bào ung thư phổi A549 của hạt nano polymer bọc α-mangostin đã đo quang phổ UV-vis của chất nghiên cứu trong dải bước sóng từ 190-400 nm đã được đo để kiểm tra sự thay đổi về nhóm chức có mặt trong phân tử nano polymer mangostin (NMG) so với α-mangostin (AMG), kết quả thu được cho thấy phổ UV-vis của mẫu NMG có sự thay đổi ở vùng bước sóng 243 nm khi so với mẫu AMG, chứng tỏ tương tác hóa học nội phân tử giữa α-mangostin và chất mang ß-cyclodextrin đã xảy ra [8].
A B