1.3. Phát triển hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại
1.3.3.1. Các nhân tố khách quan
Môi trường kinh tế
Môi trƣờng kinh tế ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân. Sự tác động của môi trƣờng kinh tế đến sự phát triển tín dụng khách hàng cá nhân theo xu hƣớng cùng chiều. Trong trƣờng hợp nền kinh tế có tăng trƣởng cao và ổn định, trong khi diễn biến của lạm phát ở mức vừa phải, chính sách kinh tế ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế thì nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân cũng sẽ tăng. Thu nhập của ngƣời dân ổn định, gia tăng tạo điều kiện đảm bảo tiếp cận vốn tín dụng và đảm bảo chất lƣợng tín dụng. Trên cơ sở này, ngân hàng có khả năng phát triển, mở rộng tín dụng khách hàng cá nhân.
Môi trường văn hóa xã hội
Tập quán tiêu dùng: Nhân tố này ảnh hƣởng đáng kể đến phát triển tín dụng khách hàng cá nhân; cụ thể: Một NHTM có thể phát triển đƣợc hoạt động tín dụng cá nhân của mình nếu ở vùng dân cƣ đó nhu cầu chi tiêu nhiều vào việc tham gia sản xuất kinh doanh, đầu tƣ hay chi tiêu mua sắm các tài sản có giá trị. Hơn nữa, ở Việt Nam thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt vẫn là chủ yếu. Do đó sẽ khó khăn phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Do vậy, NHTM muốn xây dựng chiến lƣợc phát triển khách hàng cá nhân nhất thiết phải nghiên cứu tiêu dùng ở địa phƣơng đó, đồng thời đƣa ra các giải pháp một cách phù hợp.
Trình độ dân trí: Là nhân tố ảnh hƣởng chủ yếu đến quyết định sử dụng các dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng. Ở những địa bàn có trình độ dân trí cao, ngƣời ta sẽ chú
ý đến các dịch vụ của ngân hàng và từ đó Ngân hàng có cơ hội phát triển tín dụng khách hàng cá nhân ở những địa bàn đó.
Yếu tố xã hội: Quy mô dân số, mật độ dân cƣ, tháp dân số, kết cấu dân số, trật tự an toàn xã hội...ảnh hƣởng trực tiếp đến mối quan hệ tín dụng với khách hàng. Thông thƣờng ở những địa bàn có quy mô dân số lớn, kết cấu dân số trẻ, trong độ tuổi lao động thì cơ hội phát triển cho vay khách hàng cá nhân tốt hơn và ngƣợc lại.
Năng lực tài chính và khả năng sử dụng vốn vay khách hàng
Năng lực tài chính của khách hàng: Năng lực tài chính của khách hàng thể hiện ở tổng tài sản thuộc sở hữu của khách hàng; nguồn thu nhập của khách hàng. Bởi vì đây chính là nguồn thu nợ của Ngân hàng thƣơng mại. Ngân hàng cần xem xét kỹ lƣỡng những nguồn trả nợ nghi ngờ về tính lành mạnh hoặc nguồn đủ mạnh nhƣng không ổn định. Tổng tài sản sở hữu của khách hàng và thu nhập của khách hàng là chỉ tiêu tuyệt đối tính tại một thời điểm và trong một thời kỳ nhất định.
Đạo đức khách hàng: Thể hiện ở lịch sử tín dụng của khách hàng. Đạo đức của khách hàng sẽ quyết định đến ý thức trả nợ của khách hàng.
Trình độ quản lý và sử dụng vốn vay của khách hàng: Trình độ quản lý và sử dụng vốn vay của khách hàng trực tiếp quyết định đến nguồn trả nợ của khách hàng từ đó ảnh hƣởng đến khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng. Đây là chỉ tiêu ảnh hƣởng đến chất lƣợng phát triển tín dụng khách hàng cá nhân theo hƣớng thuận chiều.
Năng lực tài chính và khả năng sử dụng vốn vay khách hàng tốt thì khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng cũng tăng. Điều này đảm bảo đƣợc chất lƣợng tín dụng cho khách hàng cá nhân, góp phần phát triển tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng.
Đối thủ cạnh tranh
Số lƣợng ngân hàng trên địa bàn: Thông thƣờng, một địa bàn có số lƣợng và mật độ số lƣợng ngân hàng thƣơng mại đông sẽ làm cho việc phát triển cho vay khách hàng cá nhân gặp nhiều khó khăn và ngƣợc lại. Số lƣợng ngân hàng là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh số lƣợng ngân hàng cùng cạnh tranh trên địa bàn tại một thời điểm nhất định.
Lãi suất, danh mục sản phẩm và thủ tục cho vay của đối thủ cạnh tranh: Khách hàng bao giờ cũng có tâm lý so sánh và lựa chọn ngân hàng có lãi suất tín dụng thấp hơn, danh mục sản phẩm phong phú hơn và thủ tục, điều kiện vay linh hoạt. Do vậy,
để phát triển tín dụng khách hàng cá nhân Ngân hàng thƣơng mại cần tiến hành nghiên cứu kỹ lƣỡng đối thủ cạnh tranh.