1.3. Phát triển hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại
1.3.3.2. Các nhân tố chủ quan
- Do chính sách tín dụng của ngân hàng: Sự phát triển của hoạt động tín dụng cá
nhân phát triển nhƣ thế nào phụ thuộc rất nhiều vào chính sách cho vay: chính sách đẩy mạnh ngân hàng bán lẻ từ đó tạo điều kiện mở rộng hoạt động cho vay cá nhân, coi hoạt động cho vay là một trong những hoạt động cần quan tâm phát triển mũi nhọn, đa dạng cho đối tƣợng và sản phẩm cho vay cá nhân, chính sách tín dụng không minh bạch làm cho hoạt động tín dụng lệch lạc, dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối tƣợng, tạo ra khe hở cho ngƣời sử dụng vốn có những hành vi vi phạm hợp đồng và pháp luật của nhà nƣớc.
- Chất lượng cán bộ tín dụng
Con ngƣời luôn là nhân tố hàng đầu quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh nói chung và tất yếu nó cũng không loại trừ khỏi hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng. Hơn nữa, cán bộ Ngân hàng lại là ngƣời tham gia trực tiếp vào mọi khâu của quy trình tín dụng, từ bƣớc đầu tiên đến bƣớc cuối cùng. Do đó, phát triển tín dụng nói chung và tín dụng cá nhân phụ thuộc rất lớn vào chất lƣợng của đội ngũ cán bộ, nhân viên Ngân hàng, nó quyết định đến sự thành công trong hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Đội ngũ cán bộ Ngân hàng có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có đạo đức, có năng lực trong việc thẩm định khách hàng, đánh giá tài sản thế chấp, giám sát sau vay và có các biện pháp hữu hiệu trong việc thu hồi nợ vay của khách hàng sẽ giúp Ngân hàng ngăn ngừa đƣợc những rủi ro khi thực hiện cấp tín dụng.
- Giám sát và quản lý sau khi cho vay
Do áp lực ngân hàng nên rất nhiều các nhân viên chạy theo chỉ tiêu đƣợc giao, tức là phát triển về số lƣợng khách hàng, doanh số cho vay nhƣng song song với phát triển về quy mô cho vay thì chất lƣợng tín dụng cá nhân cũng phải đảm bảo, có nhƣ vậy phát triển hoạt động cho vay cá nhân mới phát triển đƣợc toàn diện và đảm bảo cho hoạt động ngân hàng của các ngân hàng. Các ngân hàng thƣờng có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trƣớc khi cho vay mà nới lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải đƣợc quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ đƣợc hoàn trả. Theo dõi nợ là một
trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung. Việc theo dõi hoạt động của khách hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên, trong thời gian qua các NHTM chƣa thực hiện tốt công tác này. Điều này một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của cán bộ ngân hàng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp đƣợc kịp thời, đầy đủ các thông tin mà NHTM yêu cầu.
- Công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng
Để phát triển hoạt động tín dụng cá nhân thì công tác kiểm tra nội bộ là điều cần thiết để đảm bảo hoạt động tín dụng cá nhân phát triển lành mạnh. Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của ngƣời kiểm tra viên, do việc kiểm tra đƣợc thực hiện thƣờng xuyên cùng với công việc kinh doanh. Nhƣng thời gian trƣớc đây, công việc kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hầu nhƣ chỉ tồn tại trên hình thức. Kiểm tra nội bộ cần phải đƣợc xem nhƣ hệ thống “thắng” của cỗ xe tín dụng. Cỗ xe càng lao đi với vận tốc lớn thì hệ thống này càng phải an toàn, hiệu quả thì mới tránh cho cỗ xe khỏi đi vào những ngã rẽ rủi ro vốn luôn luôn tồn tại thƣờng trực trên con đƣờng đi tới.
- Sự hợp tác giữa các NHTM
Kinh doanh ngân hàng là một nghề đặc biệt huy động vốn để cho vay hay nói cách khác đi vay để cho vay, do vậy vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng cá nhân là không thể tránh khỏi, các ngân hàng cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm hạn chế rủi ro trong phát triển hoạt động tín dụng cá nhân. Sự hợp tác nảy sinh do nhu cầu quản lý rủi ro đối với cùng một khách hàng khi khách hàng này vay tiền tại nhiều ngân hàng. Trong quản trị tài chính, khả năng trả nợ của một khách hàng là một con số cụ thể, có giới hạn tối đa của nó. Nếu do sự thiếu trao đổi thông tin, dẫn đến việc nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng đến mức vƣợt quá giới hạn tối đa này thì rủi ro chia đều cho tất cả chứ không chừa một ngân hàng nào.