4.3 Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện đa khoa
4.3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch tài chính
Mục tiêu của giải pháp này là xác định các nguồn thu (dự kiến) nhằm tăng cường các khoản thu; và có kế hoạch chi tiêu hợp lý, chi đúng mục đích và hiệu quả.
Để hoàn thiện công tác lập kế hoạch tài chính, lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Đống Đa cần phải thực hiện các giải pháp sau:
Trước hết cần tiến hành nghiên cứu và dự báo môi trường bên ngoài cũng như bên trong để nắm bắt được các thông tin, từ đó tiến hành lập kế hoạch tài chính cho năm tiếp theo một cách chính xác:
có sự tăng lên rõ rệt so với dự toán, đó là do công tác dự báo còn chưa chính xác, chưa tính toán được khả năng xảy ra các khoản chi lớn do dịch bệnh có thể diễn ra trong năm sau. Do vậy, công tác lập kế hoạch tài chính cần phải dự tính trước các khoản chi này.
Các chỉ tiêu của năm kế hoạch về biên chế, giường bệnh, được cơ quan chủ quản phân bổ; số liệu về viện trợ năm kế hoạch về thuốc, vật tư và nhiệm vụ mới được Sở y tế Hà Nội giao. Nắm bắt được các thông tin này, công tác lập kế hoạch tài chính của Bệnh viện sẽ chính xác hơn và sát với tình hình thực tế của bệnh viện hơn.
4.3.3 Giải pháp hoàn thiện công tác triển khai thực hiện kế hoạch tài chính
Mục tiêu của nhóm giải pháp này là nhằm khai thác tối đa và chống thất thoát các nguồn thu của bệnh viện, phân bổ kinh phí cho các hoạt động của bệnh viện một cách hợp lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí đó. Để đạt được mục tiêu này, lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Đống Đa cầ phải thực hiện các giải pháp cụ thể sau:
Thứ nhất là khai thác tối đa nguồn Ngân sách Nhà nước
Mặc dù kinh phí thường xuyên do Ngân sách Nhà nước cấp hànMặc dù kinh phí thường xuyên do Ngân sách Nhà Nước cấp hàng năm tăng chậm và ngày càng có tỷ trọng giảm trong tổng nguồn kinh phí của bệnh viện song đây là nguồn kinh phí tương đối ổn định. Có thể nói nguồn Ngân sách Nhà Nước hiện vẫn là nguồn kinh phí chủ đạo cho Bệnh viện thời gian qua. Bởi ngoài kinh phí thường xuyên, Ngân sách Nhà Nước còn đầu tư với khối lượng lớn cho Bệnh viện thông qua các Dự án đầu tư xây dựng cơ bản và các chương trình mục tiêu quốc gia. Tính đến cuối năm 2017, nguồn ngân sách nhà nước chưa được giải ngân của Bệnh viện lên đến gần 12 tỷ đồng. Tuy nhiên quá trình giải ngân nguồn ngân sách này gặp phải nhiều khó khăn do Bệnh viện đa khoa Đống Đa bắt đầu phải tự chủ tài chính hoàn toàn theo Quyết định số
511/QĐ-SYT ngày 20/4/2018 của Giám đốc Sở Y tế Hà Nội. Và để có thể giải ngân được nguồn vốn này, Bệnh viện cần phải giải trình rõ để Sở y tế Hà Nội thấy được thực trạng hiện nay của bệnh viện sẽ phải quyết toán lỗ, sẽ gặp khó khăn về vấn đề tài chính nếu không được phép giải ngân nguồn ngân sách này.
Thứ hai, nâng cao uy tín của bệnh viện để thu hút được người dân đến khám chữa bệnh, tăng nguồn thu cho bệnh viên
Phí, viện phí và Bảo hiểm y tế hiện đang là nguồn thu chủ yếu bổ sung kinh phí cho hoạt động chuyên môn của Bệnh viện. Trong những năm qua, nguồn thu này đã có tốc độ tăng trưởng mạnh, và để có thể khai thác tối đa nguồn thu này, Bệnh viện cần phải xây dựng, quảng bá và phát triển thương hiệu bệnh viện nhằm giúp xã hội và người dân hiểu rõ bệnh viện, đặt niềm tin nơi bệnh viện. Quảng bá thương hiệu cũng cung cấp thông tin cho bệnh nhân và những đối tượng quan tâm đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe về khả năng giúp đỡ y tế của Bệnh viện. Quảng cáo và mở rộng các hình thức cung cấp dịch vụ: khám chữa bệnh tại nhà, khám chữa bệnh theo yêu cầu v..v.
Thứ ba, cần có biện pháp thu đúng, thu đủ, chống thất thu các khoản phí, viện phí.
Phòng Tài chính Kế toán phải đảm nhiệm chức năng là đầu mối quản lý thống nhất việc thu và quản lý số thu viện phí trong bệnh viện.
Để làm được điều này, lãnh đạo bệnh viện cần phải xây dựng quy trình thu phí, viện phí để có thể tránh thất thoát các khoản thu này, tránh vào túi một số cá nhân. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa khoa điều trị và phòng Tài chính Kế toán trong việc thống kê chi phí điều trị của bệnh nhân và tính số viện phí phải nộp theo theo bảng giá (niêm yết và công khai) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chi phí về thuốc, vât tư tiêu hao (tính theo giá nhập của bệnh viện). Lãnh đạo bệnh viện cũng cần định kỳ kiểm tra công tác quản
các bảng kê chi phí điều trị của bệnh nhân và hóa đơn thu viện phí lưu tại phòng Tài chính Kế toán. Những trường hợp miễn, giảm viện phí đều phải có phê duyệt của Ban giám đốc bệnh viện và trưởng phòng Tài chính Kế toán.
Hơn nữa, cần phải thực hiện thu từng mục, đặc biệt là thuốc và chuẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm. Riêng đối với giá chi phí cho hình thức tự nguyện cần hạch toán đủ trong phẫu thuật, xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.
Ngoài ra. thu đủ nghĩa là ngoài việc thu đúng theo quy định của Nhà nước, Bệnh viện cần thu phí có chọn lọc theo khuyến cáo của World Bank: thu đủ những ai có khả năng đóng góp và miễn giảm cho những ai ít có khả năng đóng góp. Bệnh viện cần có chiến lược cho việc khai thác và tăng nguồn thu viện phí và Bảo hiểm y tế trong điều kiện giá viện phí không được quá cao để đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khoẻ. Cụ thể là thay cho việc thu viện phí theo mức giá chung như hiện nay đối với tất cả các đối tượng đến khám chữa bệnh, bệnh viện có thể áp dụng mức giá cao đối với những người muốn khám theo yêu cầu (gồm cả yêu cầu về thời gian khám chữa bệnh, yêu cầu lựa chọn bác sỹ, yêu cầu về hình thức khám chữa bệnh, về cơ sở vật chất và dịch vụ đi kèm...). Bệnh viện có thể đa dạng hoá các cách định giá dịch vụ y tế cho hình thức tự nguyện. Cụ thể là có thể chia thành giá theo từng loại dịch vụ mà bệnh nhân sử dụng, giá cố định cho từng dịch vụ y tế, giá dịch vụ trọn gói; định giá theo ngày...
Để tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân, bệnh viện có thể tiến hành thu tại chỗ. Bệnh nhân dù nằm ở bất cứ khoa phòng nào, sử dụng bất cứ dịch vụ nào đều có thể nộp tiền ở nơi mà mình thấy thuận tiện nhất, đặc biệt trong việc thu khám và xét nghiệm, cần sắp xếp, bố trí lại hệ thống tổ chức một cách hợp lý đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện cho bệnh nhân
Bên cạnh đó, bệnh viện cần có chính sách miễn giảm viện phí đúng đối tượng: người có thẻ người nghèo, người có công với cách mạng, thương binh,
con liệt sĩ... để đảm bảo được mục tiêu công bằng trong chăm sóc sức khỏe người dân.
Thứ tư, các nguồn kinh phí của bệnh viện cần phải được sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm. Các bộ phận có liên quan của bệnh viện cần phải căn cứ vào dự toán chi đã được phê duyệt của lãnh đạo Bệnh viện.
Lãnh đạo bệnh viện cần phải xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn chế độ chi tiêu nội bộ hợp lý. Định mức chi Ngân sách Nhà nước không những là căn cứ để lập kế hoạch mà còn là cơ sở để tiến hành công tác kiểm tra kiểm sát công tác tài chính kế toán. Mỗi ngân sách chi của Bệnh viện cần phải có tiêu chuẩn hợp lý nhằm đảm bảo tính hiệu quả, tránh lãng phí. Khi xây dựng định mức tiêu chuẩn trong nội bộ cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Quy chế chi tiêu nội bộ phải đảm bảo cho Bệnh viện hoàn thành nhiệm vụ chính trị, thực hiện hoạt động thường xuyên phù hợp với tính đặc thù trong lĩnh vực y tế nhưng vẫn đảm bảo sử dụng kinh phí có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý tài chính.
- Quy chế chi tiêu nội bộ phải được công khai thảo luận trong Bệnh viện, có ý kiến của tổ chức công đoàn. Nguyên tắc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ là ưu tiên chi nghiệp vụ để đảm bảo chất lượng chuyên môn. Tăng thu, tiết kiệm chi hành chính và tổ chức, phân công lao động cho hợp lý và có hiệu quả.
Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của Bệnh viện theo một quy trình thống nhất:
- Bước 1: Xác định nhu cầu chi cho mỗi nhóm chi. Việc xác định chi cho mỗi nhóm có thể dựa trên:
+ Định mức tiêu hao các loại vật tư dụng cụ cho mỗi hoạt động và theo quy chế nội bộ cũng như quy định hiện hành của nhà nước.
+ Căn cứ vào số lượng thống kê qua số chi quyết toán. Từ đó rút kinh nghiệm để lên kế hoạch cho phù hợp.
- Bước 2: Cân đối giữa khả năng và nhu cầu chi để quyết định định mức chi cho từng nhóm. Đây là bước khó khăn và phức tạp đòi hỏi phải xác lập thứ tự ưu tiên đối với từng khoản chi. Đồng thời phải dành ra một khoản "không tiên lượng trước”- quỹ dự phòng để đảm bảo chi tiêu trong trường hợp có biến động: lạm phát, quy định của Nhà nước thay đổi...
Hơn nữa, lãnh đạo bệnh viện cần thực hiện giao khoán tại một số Khoa, phòng trong Bệnh viện. Thực hiện khoán có nghĩa là Bệnh viện chỉ khoán về kế hoạch còn toàn bộ nguồn tài chính vẫn do Bệnh viện thu và quản lý. Bệnh viện giao cho các Khoa, phòng nhận khoán một mức khoán, nếu vượt qua ngưỡng khoán đó thì đơn vị nhận khoán được thưởng theo mức trong khung quy định của Nhà nước: được thưởng 27% tổng số thu. Việc xác định mức khoán kế hoạch dựa trên số kinh phí mà Bệnh viện chi cho bộ phận này. Làm tốt công tác khoán sẽ giúp cho Bệnh viện giảm sức ép quản lý theo chiều rộng, tập trung nguồn lực quản lý theo chiều sâu. Đồng thời vẫn đảm bảo cho việc quản lý có hiệu quả nguồn kinh phí nhất là tránh thất thoát các nguồn thu. Đối với các đơn vị nhận khoán bắt buộc phải có kế hoạch tăng thu, tiết kiệm các khoản chi.
Thứ năm, trích lập và sử dụng các quỹ cũng phải thực hiện một cách hợp lý. Lãnh đạo bệnh viện cần phải căn cứ vào kết quả hoạt động thực tế hàng năm để trích lập các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi…. Tuy nhiên, việc trích lập các quỹ này theo tỷ lệ bao nhiêu cũng cần phải xem xét khi tình hình tài chính của bệnh viện có thể không thuận lợi bằng các năm về trước do Bệnh viện bắt đầu tiến hành tự chủ tài chính hoàn toàn từ năm 2018.
4.3.4 Giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra công tác quản lý tài chính
Mục tiêu của giải pháp là xác nhận tính chính xác, trung thực của các tài liệu, số liệu và các báo cáo quyết toán của đơn vị, điều chỉnh kịp thời nếu có các sai lệnh nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu của quản lý tài chính.
Công tác kiểm tra trong lĩnh vực tài chính là công việc quan trọng giúp bệnh viện thấy được kết quả hoạt động của mình so với mục tiêu công bằng và hiệu quả đã đề ra, thấy được những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế để khắc phục, đồng thời có những dự báo định hướng đúng đắn để giúp bệnh viện phát triển và đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Như vậy, bệnh viện cần quan tâm đúng mức tới công tác kiểm tra toàn bộ hoạt động của bệnh viện, trong đó có hoạt động tài chính, đặc biệt là kiểm toán tài chính.
Thứ nhất, lãnh đạo bệnh viện nên thành lập một bộ phận thanh tra có chuyên môn về quản lý tài chính để cùng phối hợp và hỗ trợ cho Ban giám đốc bệnh viện kiểm tra thường xuyên hoạt động tài chính của bệnh viện và có những giải pháp kịp thời, đúng lúc trước mọi tình huống.
Thứ hai, lãnh đạo bệnh viện cần thuê các dịch vụ kiểm toán của các cơ quan kiểm toán độc lập khi cần thiết vì kiểm toán nội bộ chỉ có giá trị trong phạm vi nội bộ đơn vị, còn kiểm toán độc lập có giá trị pháp lý trong hoạt động đối ngoại với các cơ quan bên ngoài.
Thứ ba, Bệnh viện cần đề ra các tiêu chuẩn để kiểm tra và đảm bảo thực hiện theo các tiêu chuẩn này như: Chất lượng thực hiện phải tuân thủ theo các chuẩn của Sở y tế - Phòng Tài chính- Kế toán. Cần kiểm tra đối với các báo cáo tài chính, các sổ sách kế toán và các biện pháp điều hành liên quan đến hệ thống tài chính.
KẾT LUẬN
Hoạt động quản lý tài chính là một trong những vấn đề quan trọng có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động của tổ chức, chủ thể trong nền kinh tế. Trong điều kiện xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, các quan hệ kinh tế ngày càng mở rộng và dần phản ánh đúng bản chất của nó, thì việc làm chủ các quan hệ kinh tế, quan hệ tài chính để hướng nó đi theo đúng mục đích của người quản lý lại càng cần thiết, đồng thời cũng đòi hỏi các chủ thể phải có năng lực quản lý tài chính tốt.
Quản lý tài chính bệnh viện là chìa khoá quyết định sự thành bại của quản lý bệnh viện. Trong thời gian qua, Bệnh viện đa khoa Đống Đa đã đạt được nhiều thành tích trong công tác quản lý tài chính, giúp cho Bệnh viện hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới hiện nay, khi Bệnh viện bắt đầu phải thực hiện tự chủ tài chính hoàn toàn, lãnh đạo bệnh viện cần phải có những giải pháp để khắc phục những hạn chế, bất cập để công tác quản lý tài chính để đáp ứng được những yêu cầu của tình hình mới,
Trước hết về công tác tổ chức bộ máy quản lý, lãnh đạo bệnh viện cần phải sắp xếp, tổ chức, kiện toàn lại toàn bộ bộ máy quản lý tài chính theo hướng tinh gọn, chuyên trách, hoạt động có hiệu quả.
Hoạt động lập kế hoạch tài chính của bệnh viện cần phải căn cứ, bám sát và mục tiêu hoạt động của bệnh viện, cần phải làm tốt công tác dự báo để đưa ra kế hoach tài chính cho sát với tình hình thực tế.
Việc triển khai thực hiện kế hoạch tài chính cũng cần phải khai thác tối đa các nguồn thu, thu đúng, thu đủ, tránh thất thoát, đồng thời các nguồn kinh phí của bệnh viện cũng cần phải được sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm, trong đó tiến hành giao khoán cho các Khoa phòng là một trong những biện pháp cần tiến hành để nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tiết kiệm của cán bộ nhân viên trong Bệnh viện.
Công tác kiểm tra giám sát hoạt động tài chính cần phải được tiến hành thường xuyên, phải lập thành tổ kiểm tra có chuyên môn về quản lý tài chính để có thể kiểm tra được chính xác hoạt động tài chính của bệnh viện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thư, 2002. Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 22 tháng 01 năm 2002 về củng cố và hoàn thiện mạng lưới Y tế cơ sở.
2. Ban Bí thư, 2017. Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới.
3. Bệnh viện Bạch Mai, Báo cáo quyết toán tài chính năm từ năm 2014 đến năm 2016.
4. Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Báo cáo quyết toán tài chính năm từ năm