Đặc điểm của bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn lưu động tại viễn thông lâm đồng (Trang 38)

2.1. Khái quát về VNPT Lâm Đồng

2.1.2. Đặc điểm của bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT

2.1. Khái quát về VNPT Lâm Đồng

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của VNPT Lâm Đồng

VNPT Lâm Đồng là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 651/QĐ- TCCB/HĐQT ngày 06/12/2007 của Hội đồng quản trị Tập Đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. VNPT Lâm Đồng được thành lập trên cơ sở tổ chức lại các đơn vị kinh doanh dịch vụ Viễn thông – Công nghệ thông tin và các đơn vị trực thuộc khác của Bưu điện tỉnh Lâm Đồng sau khi thực hiện phương án chia tách Bưu chính Viễn thông trên địa bàn tỉnh.

2.1.2. Đặc điểm của bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT Lâm Đồng. VNPT Lâm Đồng.

2.1.2.1. Chức năng và cơ cấu bộ máy của VNPT Lâm Đồng

VNPT Lâm Đồng là đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ viễn thông - công nghệ thông tin như:

- Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh;

- Tổ chức, quản lý, kinh doanh, và cung cấp các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin;

- Sản xuất, kinh doanh, cung ứng, đại lý vật tư, thiết bị viễn thông công nghệ thông tin theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị và nhu cầu của khách hàng;

- Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông, công nghệ thông tin;

- Kinh doanh dịch vụ quảng cáo, dịch vụ truyền thông; - Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng;

- Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và cấp trên.

- Kinh doanh các ngành nghề khác khi được Tập đoàn cho phép. VNPT Lâm Đồng có con dấu riêng theo tên gọi, được đăng ký kinh doanh, được mở tài khoản tại ngân hàng.

Trụ sở chính của VNPT Lâm Đồng được đặt tại 16 Trần Phú, phường 3, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của VNPT Lâm Đồng gồm có bộ máy quản lý gồm Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc và các đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc VNPT Lâm Đồng. Các đơn vị kinh tế trực thuộc VNPT Lâm Đồng có con dấu riêng theo tên gọi, được đăng ký kinh doanh, được mở tài khoản tại ngân hàng, hoạt động theo điều lệ tổ chức và hoạt động của VNPT Lâm Đồng và phân cấp quản lý của Giám đốc VNPT Lâm Đồng quy định.

2.1.2.2. Nhiệm vụ của VNPT Lâm Đồng

Tổ chức và hoạt động của VNPT Lâm Đồng được quy định cụ thể trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của đơn vị do Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam quyết định ban hành.

VNPT Lâm Đồng chịu trách nhiệm kế thừa quyền, nghĩa vụ pháp lý, và lợi ích hợp pháp khác về dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin của Bưu điện tỉnh Lâm Đồng cũ theo quy định của pháp luật.

Giám đốc VNPT Lâm Đồng có trách nhiệm tổ chức quản lý mọi hoạt động của VNPT Lâm Đồng theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành và của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành để chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/01/2008.

2.1.2.3 Đặc điểm của bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc điểm của bộ máy kế toán VNPT Lâm Đồng

- Tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy sản xuất kinh doanh:

Lực lượng lao động của đơn vị VNPT Lâm Đồng hiện nay là 601 người trong đó: Trình độ trên đại học: 8 người chiếm tỷ lệ 1,33%, đại học: 210 người tỷ lệ 34,61%; Cao đẳng và trung cấp: 206 người chiếm tỷ lệ

người chiếm tỷ lệ 1,57% (Chủ yếu là lực lượng bảo vệ cơ quan và tổ tạp vụ). Nhìn chung trình độ lực lượng lao động tại đơn vị vẫn chưa đáp ứng theo yêu cầu về sản xuất và quản lý, mặc dù đơn vị cũng đã có rất nhiều chính sách đào tạo và bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị.

b. Tổ chức bộ máy quản lý:

Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý của VNPT Lâm Đồng

(Nguồn: VNPT Lâm Đồng 2012) 2.1.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của VNPT Lâm Đồng.

Trên cơ sở kế thừa chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Bưu điện Tỉnh Lâm Đồng cũ, Viễn thông Lâm Đồng (VNPT Lâm Đồng) triển khai thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh một cách khá đồng bộ. Với một cơ cấu tổ chức sản xuất và quản lý mới bước đầu trong những năm từ 2008 đến 2011 VNPT Lâm Đồng đã đẩy mạnh công tác đầu tư phát triển mạng lưới kinh doanh dịch vụ trên tất cả các địa bàn trong tỉnh, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, giành lại thị phần. Kết quả kinh doanh hàng năm có bước phát triển rõ rệt năm sau cao hơn năm trước. Sự trưởng thành và phát triển của VNPT Lâm Đồng được phản ánh rõ theo kết qủa của các tiêu chí doanh thu, chi phí, tình hình nộp thuế cho ngân sách và lợi nhuận

GIÁM ĐỐC PHÓ GĐ PHÓ GĐ Phòng Kinh Doanh Tiếp thị Phòng Đầu tư Xây dựng cơ bản Phòng Tài chínhKế Toán Thống Kê Phòng Kế Hoạch Vật Tư Phòng Mạng Dịch vụ Phòng Tổng hợp Hành Chính Ban Quản lý dự án Phòng Tổ Chức Cán bộ Phụ trách kĩ thuật và nghiệp vụ Phụ trách về đầu tư - XDCB Ban Nghiên cứu phát triển

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT Lâm Đồng

Đơn vị:1000 VND

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011

1.Doanh thu thuần 286.365.298 302.890.934 337.127.306 439.552.341 2.Tổng chi phí 272.206.415 285.461.664 316.201.822 414.965.106 3.Tổng lợi nhuận trước thuế 14.158.883 17.429.270 20.925.483 24.587.235 4.Thuế TNDN 3.539.720 4.357.317 5.231.370 6.146.808 5.Lợi nhuận sau thuế 10.619.161 13.071.952 15.694.112 18.440.426

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT Lâm Đồng 2008-2011)

Đồ thị 2.1: Doanh thu thuần của VNPT Lâm Đồng (2008-2011)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT Lâm Đồng 2008-2011)

Năm 2008, tổng doanh thu đạt gần 286,365 tỷ đồng; năm 2009, với tổng doanh thu trên 302,890 tỷ đồng vượt 5,7% so với năm 2008. Đặc biệt doanh thu năm 2011 thực hiện 439,552 tỷ đồng vượt 30,38% so với năm 2010 và bằng 145,12% so với năm 2009.

Trong bốn năm 2008 – 2011, doanh thu của VNPT Lâm Đồng tăng trưởng bình quân ở mức 15,843%/năm. Mặt khác, ta thấy trong doanh thu của VNPT Lâm Đồng, cơ cấu doanh thu bán hàng hóa mà chủ yếu là bán thẻ VMS chiếm tỷ trọng tăng trưởng cao. Còn doanh thu các dịch vụ viễn thông,

chí một số dịch vụ còn có xu thế giảm đặc biệt là doanh thu về dịch vụ cố định và Gphone do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động đến doanh thu của VNPT Lâm Đồng có thể kể đến một số lý do cơ bản sau:

Thứ nhất là những năm gần đây, cùng với chính sách của Nhà nước

về phát triển mạnh mẽ các dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin là sự ra đời của các nhà mạng trong và ngoài nước đầu tư rất lớn vào thị trường giàu tiềm năng ở Việt Nam, hơn nữa việc gia nhập WTO và lộ trình cam kết của Việt Nam đối với Ngành Bưu chính Viễn thông dần dần được thực hiện. Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin tăng cường đầu tư phát triển mạng lưới với hạ tầng viễn thông tiên tiến để chiếm lĩnh thị trường trong đó có VNPT mà Viễn thông Lâm Đồng là một thành viên đã góp phần tăng trưởng doanh thu hàng năm với tốc độ khá cao.

Thứ hai, VNPT Lâm Đồng là nhà cung cấp dịch vụ có bề dày, có

truyền thống tích cực trong việc chăm sóc khách hàng, phát triển đều các dịch vụ truyền thống cũng như các dịch vụ mới tạo ra nhiều cơ hội cho khách hàng có thể sử dụng nhiều dịch vụ trên một hệ thống hạ tầng đầu tư có sẵn, tạo điều kiện cho khách hàng giảm bớt chi phí đầu tư ban đầu vì vậy trong những năm qua đơn vị đã phát triển được nhiều khách hàng vì thế mà doanh thu của VNPT Lâm Đồng vẫn đảm bảo giữ được thị phần và có tốc độ tăng trưởng hàng năm khá ổn định.

Đồ thị 2.2. Tổng chi phí sản xuất, kinh doanh của VNPT Lâm Đồng 2008-2011)

So với tốc độ tăng doanh thu hàng năm thì tốc độ tăng chi phí của đơn vị vẫn đảm bảo kiểm soát một cách chặt chẽ. Tốc độ tăng chi phí luôn thấp hơn tốc độ tăng doanh thu. Cụ thể tổng chi năm 2008 là 272,206 tỷ đồng , năm 2009 tổng chi là là 285,461 tỷ đồng tăng 4,86% so với năm 2008, trong khi đó tốc độ tăng doanh thu là 5,7%. Năm 2010 tổng chi là 316,201 tỷ đồng và năm 2011 là 414,965 tỷ đồng. Như vậy tốc độ tăng trưởng chi phí bình quân từ năm 2008 đến 2011 là 10,16%, trong khi đó tốc độ tăng trưởng doanh thu là 15,84%. Trong cơ cấu tăng chi phí thì có thể nói chi phí giá vốn hàng hóa chiếm tỷ trọng cao cộng với sự tăng khá cao chi phí nguyên nhiên liệu đầu vào làm cho hiệu quả kinh doanh tuy tăng nhưng không cao so với những năm trước.

Đồ thị 2.3. Lợi nhuận trước thuế của VNPT Lâm Đồng (2008-2011)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT Lâm Đồng 2008-2011)

Lợi nhuận trước thuế năm 2008 là 14,158 tỷ đồng. Năm 2009 lợi nhuận kinh doanh mang lại là 17,429 tỷ đồng tăng 23,1%. Năm 2010 tăng 20,05% so với 2009 và năm 2011 tổng lợi nhuận thực hiện là 24,587 tỷ đồng bằng 20,21% so với 2010 và bằng 73,66% so với năm 2008. Với lợi nhuận thực hiện tăng trưởng bình quân đều đặn như vậy nên đơn vị vẫn đảm bảo tốt nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước mặc dù trong những năm qua do ảnh hưởng khá lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng đơn vị vẫn đảm bảo tốt chỉ tiêu này.

Đó là cố gắng to lớn không chỉ của Ban lãnh đạo VNPT Lâm Đồng mà còn là của từng cán bộ công nhân viên của toàn Viễn thông tỉnh Lâm Đồng. Đây sẽ là bước đệm tốt cho giai đoạn phát triển trong những năm tới khi Việt Nam hoàn toàn dỡ bỏ những quy định trong việc đầu tư của các Tập đoàn Viễn thông thế giới vào Việt Nam.

2.2. Đặc điểm và kết cấu vốn lưu động tại VNPT Lâm Đồng

2.2.1. Đặc điểm vốn lưu động của VNPT Lâm Đồng

Là một đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, VNPT Lâm Đồng thực hiện chức năng nhiệm vụ mà Tập đoàn giao cho để đảm bảo hoạt động kinh doanh trên địa bàn Lâm Đồng, nhận vốn quản lý và sử dụng vốn một cách hiệu quả. Với đặc thù sản xuất kinh doanh của ngành, bên cạnh việc phải đầu tư đồng bộ mạng lưới cơ sở hạ tầng viễn thông rộng khắp trong tỉnh để chuẩn bị cho việc phát triển và cung cấp dịch vụ tới khách hàng thì đơn vị phải có một nguồn vốn lưu động đủ mạnh làm cơ sở để thực hiện các chi phí ban đầu tới khách hàng như chuẩn bị lượng vật tư dự trữ chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn lưu động gồm tất cả các loại vật tư thiết bị chuyên ngành để khi khách hàng có nhu cầu phát triển dịch vụ, đơn vị có luôn có lượng hàng dự trữ này để cung cấp một cách kịp thời. Chính vì sự đặc thù đó nếu không quản lý nguồn vốn này tốt và có kế hoạch dự báo nhu cầu phát triển của khách hàng hàng tháng thì lượng hàng này sẽ chiếm dụng khá lớn lượng vốn tồn kho hoặc khi cần phải huy động nguồn vốn khác sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sử dụng vốn (Vòng quay vốn tồn kho) và tính chủ động trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

Do đặc điểm kinh doanh dịch vụ là bán hàng trước thu tiền sau vì thế để có vốn đảm bảo kinh doanh, tái sản xuất thường xuyên (vòng quay vốn lưu động cao), đơn vị phải thường xuyên có kế hoạch và biện pháp tốt trong chính sách thu hồi công nợ phải thu hàng tháng bởi vì nguồn thu này chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn lưu động của đơn vị đặc biệt trong tình hình cạnh tranh hiện nay khách hàng có rất nhiều cơ hội lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ cùng loại vì thế nguy cơ không thanh toán nợ kịp thời hoặc

không thanh toán hiện nay ngày càng cao dẫn đến tỷ lệ mất vốn hàng năm của đơn vị sẽ ngày càng cao. Việc huy động vốn lưu động từ vay ngân hàng hoặc chuyển từ tài sản đầu tư ngắn hạn khác của đơn vị là rất khó khăn vì theo phân cấp tài chính của Tập đoàn hiện nay đơn vị khi thực hiện các hình thức này phải được sự phê duyệt của Tập đoàn. Chính vì thế cơ hội để kinh doanh vốn khi thời cơ đến nhằm làm giàu vốn lưu động của VNPT Lâm Đồng là khó có thể.

Một đặc trưng quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý vốn lưu động là: Sản phẩm của Ngành Viễn thông công nghệ thông tin là dịch vụ truyền đưa tin tức, sản phẩm được hình thành từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ được gắn liền với nhau trong một quá trình có nghĩa là quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ và để có được sản phẩm dịch vụ hoàn thành phải có ít nhất hai đối tượng tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, sản phẩm không có thành phẩm nhập kho, không có sản phẩm dở dang. Do thường có nhiều đơn vị cùng tham gia vào việc cung cấp sản phẩm dịch vụ vì thế doanh thu mang lại của sản phẩm được phân chia theo mức độ đầu tư hạ tầng mạng cũng như vai trò tham gia trong dây chuyền sản xuất đó như thế nào. Đối với việc thu tiền từ sản phẩm dịch vụ đã hoàn thành tuy nhiều đơn vị cùng tham gia nhưng chỉ tiến hành thu tiền một nơi vì thế việc phân bổ doanh thu cũng như theo dõi nguồn nợ phải thu của khách hàng luôn có những đặc trưng riêng về việc quản lý vốn lưu động trong vốn dự trữ, vốn phải thu của VNPT Lâm Đồng. Hiện nay trên thị trường cung cấp dịch vụ viễn thông của Việt Nam có rất nhiều nhà mạng, vì thế giữa các nhà mạng có sự hợp tác thuê cơ sở hạ tầng lẫn nhau như kênh, luồng thông tin thuê riêng, hạ tầng viễn thông như mặt bằng, nhà trạm, cột ăngten…để lắp đặt các thiết bị viễn thông nhằm tối đa hóa lợi nhuận, tránh đầu tư lãng phí. Nhưng khi cạnh tranh không thành công, không chiếm lĩnh được thị phần thì các khoản chi phí này cũng không có khả năng thanh toán mà hiện nay VNPT Lâm Đồng thường có nguồn thu này khá lớn nên rủi ro xảy ra rất cao cũng đã làm ảnh hưởng đến sự bảo toàn vốn của đơn vị.

Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn của VNPT Lâm Đồng. Đơn vị:1000 VND Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1.Nguồn ngân sách 41.358 0,04 1.526 0 1,526 0 2.Nguồn tự bổ sung 99.556.221 99.96 105.911.527 100 108.813.833 100 2.1.Tự bổ sung của Tập đoàn 80.249.648 80,58 80.897.167 76,38 80.901.527 74,35 2.2.Tự bổ sung của đơn vị 19.306.573 19,38 25.014.360 23,62 27.912.306 25,65 Tổng nguồn vốn 99.597.580 100 105.913.053 100 108.815.359 100

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của VNPT Lâm Đồng 2009-2011)

2.2.2. Thành phần và kết cấu vốn lưu động của VNPT Lâm Đồng

Đối với hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Viễn thông mặc dù vốn lưu động không chiếm tỷ trọng chi phối như một số ngành dịch vụ khác nhưng vốn lưu động có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của VNPT Lâm Đồng trong những năm vừa qua. Vì vậy khi xem xét thực trạng sử dụng và quản lý vốn lưu động trong Viễn thông tỉnh thì việc tìm hiểu cơ cấu vốn lưu động là cần thiết, nó cho ta biết được cơ cấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn lưu động tại viễn thông lâm đồng (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)