Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn lưu động tại viễn thông lâm đồng (Trang 77 - 82)

2.4. Đánh giá hoạt động quản lý vốn lưu động tại VNPT Lâm Đồng

2.4.2. Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân

2.4.2.1. Những khó khăn và tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được, ta cũng cần xem xét tới những khó khăn, tồn tại và những hạn chế mà VNPT Lâm Đồng gặp phải trong công

tác quản lý và sử dụng vốn lưu động, và tìm ra những nguyên nhân để khắc phục:

Thứ nhất, về công tác quản lý tiền mặt: Công tác định mức và dự báo

kế hoạch về vốn lưu động mà đặc biệt là định mức tồn quỹ tiền mặt hàng ngày ở các đơn vị trực thuộc chưa được thường xuyên xem xét điều chỉnh cho phù hợp, việc định mức một lần nhưng thời gian thực hiện quá dài như hiện nay sẽ không phù hợp, làm ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền của đơn vị.

Chưa có sự thống nhất và chuyển đổi hệ thống ngân hàng mà đơn vị mở tài khoản tiền gửi giữa các đơn vị trực thuộc để lựa chọn những ngân hàng có chính sách lãi suất tốt về các loại tiền gửi có kỳ hạn qua đêm, lãi suất ngày, tuần, 1 tháng, 3 tháng… để tận dụng tối đa nguồn thu từ số tiền nhàn rỗi của đơn vị.

Qua xem xét nghiên cứu cho thấy số lượng khách hàng thanh toán tiền cước sử dụng dịch vụ chủ yếu bằng tiền mặt, thanh toán trực tiếp cho nhân viên của đơn vị thuê thu đến tận nhà. Còn lượng khách hàng thực hiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống tài khoản tiền gửi, ATM, thanh toán qua thẻ, qua tin nhắn là quá ít. Do đơn vị chưa có chính sách vận động khách hàng để khách hàng chủ động việc thanh toán trên các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt mà các ngân hàng thương mại đang mở hiện nay … vừa nhanh thu hồi vốn, tránh rủi ro, và tiết kiệm khoản thuê thu này rất nhiều.

Thứ hai, về quản lý hàng hóa tồn kho: Chưa có sự phân loại, sắp xếp

ưu tiên trong công tác dự trữ vật tư thiết bị phục vụ ứng cứu thông tin, mà lượng vốn dự trữ này là khá cao trong tổng vốn lưu động làm cho khoản vốn này không có điều kiện tập trung chủ động tham gia vào kinh doanh các lĩnh vực khác, đây vừa là tồn tại trong quản lý điều hành nhưng lại là một yêu cầu khó trong lĩnh vực chuyên ngành bởi vì có những loại vật tư, thiết bị có giá trị rất lớn rất ít dùng thậm chí nhiều năm không dùng đến nhưng vẫn phải dự phòng tồn kho .

Việc lập dự phòng và cung ứng vật tư theo kế hoạch hàng tháng, quý cho từng loại vật tư chưa thực sự làm tốt và đều đặn. Đơn vị chưa đánh giá

công tác cung ứng, rà soát cụ thể hàng tồn theo toàn tỉnh mà hiện nay chỉ tổng hợp cung ứng theo nhu cầu từ các đơn vị trình lên vừa thiếu tính chủ động trong công tác chuẩn bị, vừa bị động và phụ thuộc vào đơn vị cung cấp vật tư hàng hóa khi đơn vị có yêu cầu, từ đó dễ dẫn tới mất khả năng được quyền lựa chọn và chào giá mà phải mua theo chỉ định vừa bị ép giá, vừa bị hạn chế về chất lượng hàng hóa, mẫu mã và thời gian thanh toán.

Địa bàn rộng, điều kiện vận chuyển và điều chuyển vật tư thiết bị từ nơi thừa tới nơi cần vật tư để ứng cứu hoặc phát triển mở rộng mạng lưới khó khăn dẫn tới tình trạng để tránh sự thiếu hụt vật tư các đơn vị ít quan tâm tới hiệu quả kinh doanh mà thường chủ động dự trữ nhiều cho đơn vị mình.

Nhiều chủng loại vật tư thiết bị tồn kho từ lâu, đã lạc hậu về kỹ thuật (hao mòn vô hình), nhưng việc giải quyết lưu thoát còn chậm đặc biệt là khâu đánh giá, giảm giá, lập dự phòng của đơn vị còn làm chưa thường xuyên làm cho tình trạng mất vốn đang có nguy cơ xảy ra. Đây là lỗ hổng khi cơ chế tài chính phân cấp của đơn vị chưa hoàn chỉnh.

Thứ ba, công tác quản lý nợ phải thu: Thông qua phân tích các chỉ

tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động của đơn vị chúng ta thấy khả năng đảm bảo thanh toán của VNPT Lâm Đồng chưa thực sự tốt. Nguồn hình thành vốn lưu động của đơn vị chủ yếu là nợ phải thu từ khách hàng mà các khoản nợ phải thu khó đòi và không đòi được của đơn vị hàng năm chiếm khoảng gần 2% tương đương gần 4 tỷ đồng, tình trạng nợ của đơn vị hiện nay đang có chiều hướng gia tăng nếu không tích cực tìm biện pháp thu thì khoản nợ này cũng như chi phí trích lập dự phòng ngày một tăng lên làm cho chi phí tăng theo và hiệu quả kinh doanh sẽ bị giảm sút.

Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ hàng năm của đơn vị hiện nay không ổn định cụ thể: số khách hàng phát triển dịch vụ mới ít, lại bị chia sẻ cho các nhà kinh doanh cùng dịch vụ khác, còn các khách hàng sử dụng dịch vụ truyền thống như dịch vụ máy cố định, máy Gphone cắt hủy nhiều cộng với thói quen thanh toán không đều đặn làm cho sự chủ động thu hồi vốn tái sản xuất ngày càng khó khăn.

Chưa có giải pháp khắc phục thói quen dùng tiền mặt trong thanh toán của khách hàng vừa gây phiền hà cho khách hàng vừa làm cho họ không chủ động được thời điểm nhân viên thu tiền đến nhà lúc nào và người đến thu tiền cũng không biết lúc nào chủ thuê bao có nhà làm cho chi phí đi lại tốn kém rất nhiều.

Hiệu quả thu nợ còn phụ thuộc nhiều vào chất lượng cung cấp dịch vụ và thái độ phục vụ đối với khách hàng.

Công tác đối chiếu công nợ chưa được làm thường xuyên, việc kiểm tra, kiểm soát tình hình thanh toán và nguyên nhân thanh toán chậm trễ chưa được tổng hợp và báo cáo kịp thời để có biện pháp xử lý dứt điểm.

Đây là một trong những hạn chế lớn mà VNPT Lâm Đồng cần phải xem xét để hoàn thiện khắc phục những tồn tại này.

2.4.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế - Nguyên nhân chủ quan:

Một điều dễ nhận thấy rằng trong cơ cấu nguồn vốn lưu động của VNPT Lâm Đồng thì tỷ lệ vốn của Nhà nước là rất thấp mà chủ yếu là vốn ngành cấp, việc VNPT Lâm Đồng huy động vốn vay từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác là không lớn mà chủ yếu là huy động vốn vay phục vụ cho hoạt động đầu tư phát triển mạng lưới mà thôi. Tập đoàn chỉ cho đơn vị đi vay khi có sự bảo lãnh của Tập đoàn…Bởi vậy khả năng tự tài trợ cho vốn lưu động của VNPT Lâm Đồng là thấp. Việc tính toán và quyết định định mức vốn lưu động phù hợp với khả năng kinh doanh của đơn vị trong các năm qua là chưa rõ rệt làm cho tính chủ động trong việc kinh doanh bảo toàn và phát triển vốn của đơn vị chưa cao.

- Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân chủ yếu và bao trùm hiện nay vẫn là do cơ chế giao vốn, giao kế hoạch của Tập đoàn cho các Viễn thông tỉnh thành phố. Tập đoàn cần có một cơ chế rõ ràng để giao tính chủ động cho các Viễn thông tỉnh trong việc làm giàu thêm lượng vốn đã giao. Cần có chính sách triệt để và nhất quán, loại bỏ yếu tố giao kế hoạch theo doanh thu phát sinh mà cần phải giao kế hoạch dựa trên cơ sở hiệu quả thực sự đó là lợi nhuận thuần trên vốn đã giao cho các đơn vị.

Yếu tố tồn kho nhiều tại VNPT Lâm Đồng là do nguồn đầu vào cho sản phẩm không ổn định. Thiết bị dự phòng cho mạng lưới, phục vụ phát triển dịch vụ có giá trị cao trong nước chưa sản xuất được nên VNPT Lâm Đồng phải nhập ngoại nguyên vật liệu mà các nhà cung ứng trong nhập khẩu nguyên vật liệu cho đơn vị không ổn định vì thường qua đấu thầu cho từng đợt cung ứng, giá cả thay đổi thường xuyên và luôn có xu hướng tăng do tỷ giá ngoại tệ và VND ngày càng chênh lệch do đồng nội tệ yếu hơn.

Giá cả vật tư nguyên liệu và thiết bị ngày càng có xu hướng cao dẫn tới việc đầu tư hạ tầng để phát triển dịch vụ mới tăng lên, nhưng nhiều năm nay giá cước các dịch vụ thuộc ngành Viễn thông lại càng có xu hướng giảm làm ảnh hưởng tới việc bảo toàn, phát triển vốn của đơn vị.

Một nguyên nhân nữa là trên địa bàn ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh với đơn vị, họ cũng có sản phẩm tương tự như VNPT Lâm Đồng, dịch vụ khách hàng cũng tương tự, giá cả tương đương thậm chí còn thấp và cạnh tranh hơn… điều này làm cho thị trường cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn.

Trên đây là những đánh giá chung về những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả quản lý và sử dụng vốn lưu động của VNPT Lâm Đồng. Nguyên nhân thì có thể rất nhiều nhưng việc tìm ra giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Viễn thông tỉnh trong thời gian tới mới là mục đích chính của luận văn này.

CHƯƠNG 3.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI VNPT LÂM ĐỒNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn lưu động tại viễn thông lâm đồng (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)