2.4. Đánh giá hoạt động quản lý vốn lưu động tại VNPT Lâm Đồng
2.4.1. Những thành công trong hoạt động quản lý vốn lưu động của VNPT Lâm
VNPT Lâm Đồng trong thời gian qua
2.4.1.1. Đánh giá những thành công của VNPT Lâm Đồng dựa trên các nội dung của quản lý vốn lưu động
Tuy là một đơn vị miền núi cao nguyên điều kiện kinh doanh khó khăn, dân cư thưa thớt, sống không tập trung, cơ chế kinh doanh do Tập đoàn giao vốn và hạch toán phụ thuộc, hơn nữa là kinh doanh trong môi trường cạnh tranh quyết liệt nhưng với sự chỉ đạo đúng đắn của Ban lãnh đạo VNPT Lâm Đồng cùng sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong đơn vị. VNPT Lâm Đồng đã đạt được những thành tích đáng kể trong việc quản lý và sử dụng vốn.
Việc đảm bảo nguồn vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng được cải thiện, nguồn tài trợ cho tài sản lưu động và tài sản cố định đều được đảm bảo thường xuyên và liên tục theo đúng nguyên tắc quy định của Nhà nước và của Ngành là tài sản cố định được tài trợ bằng các nguồn vốn dài hạn, phần còn lại và phần vốn ngắn hạn được sử dụng vào đầu tư ngắn hạn vào tài sản lưu động.
Viễn thông tỉnh đã cố gắng trong việc phấn đấu tăng lợi nhuận đảm bảo năm sau cao hơn năm trước.
Đơn vị đã triển khai tốt nhiều giải pháp trong việc ký kết các hợp đồng mua sắm, dự trữ các vật tư thiết bị cho quá trình sản xuất như: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ… đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục không bị gián đoạn.
Trong công tác sản xuất, VNPT Lâm Đồng đã có những thành tích tiết kiệm chi phí (chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp), hạ giá thành
sản phẩm, tăng khối lượng sản phẩm sản xuất được, tăng sức cạnh tranh về sản phẩm dịch vụ đặc biệt là các dịch vụ Giá trị gia tăng trên thị trường .
Những kết quả đạt được trong quản lý vốn lưu động của VNPT Lâm Đồng được thể hiện:
- Về quản lý vốn bằng tiền: Trải dài trên địa bàn rộng, địa hình phức
tạp, thông qua nhiều hệ thống ngân hàng theo đặc thù địa phương, chính vì vậy công tác huy động và điều chuyển tiền về tài khoản tập trung của VNPT Lâm Đồng nhanh, kịp thời là rất khó nhưng trên cơ sở định mức, quản lý thông qua chương trình quản lý tài chính tập trung và quản lý thu nợ kết nối trực tiếp nên dòng tiền thu, chi hàng ngày ở các đơn vị Trung tâm Viễn thông và các Đài, Trạm được Phòng Tài chính VNPT Lâm Đồng quản lý theo dõi từ đó điều phối dòng tiền theo yêu cầu quản lý, kinh doanh rất hiệu quả. Từ việc quản lý như vậy cho nên việc tồn đọng tiền quỹ, khống chế dòng tiền nhàn rỗi trong VNPT Lâm Đồng được quan tâm quản lý chặt chẽ hơn, tránh được sự bị động trong điều phối dòng tiền nội bộ.
Trong quá trình phân tích công tác quản lý vốn bằng tiền của đơn vị cho thấy tuy lượng tiền thu ngay chiếm tỷ lệ không lớn trong cơ cấu dòng thu 98,234 tỷ đồng bằng 11,88% trong năm 2009; 138,595 tỷ đồng tương đương 20,35% trong năm 2010 và năm 2011 là 122,799 tỷ đồng bằng 17,47% nhưng quản lý dòng tiền thu này là hết sức phức tạp. Vì khoản thu này chủ yếu là thu từ khách hàng sử dụng dịch vụ và thanh toán bằng tiền mặt tại nhà. Đây là khoản tiền sẽ xảy ra rất nhiều rủi ro vì vậy đơn vị đã xây dựng ra quy trình quản lý thu dòng tiền mặt này từ khách hàng để tránh rủi ro xảy ra và áp dụng khá hiệu quả trong những năm qua.
Giải pháp để tận dụng dòng tiền nhàn rỗi và kết cấu dòng thu hiện nay của đơn vị đã phản ánh rõ nhưng đây cũng là vấn đề mà đơn vị cần phải xem xét lại trong công tác quản lý dòng vốn bằng tiền của mình.
- Về quản lý nợ phải thu: Việc xây dựng quy chế thu nộp hàng ngày
giữa nhân viên thuê thu cam kết với đơn vị thuê thu và với chủ dịch vụ là cơ sở cho việc quản lý dòng tiền kinh doanh phải thu. Đơn vị đã xây dựng hệ thống quản lý hóa đơn phải thu của khách hàng, thông qua kiểm soát dòng tiền phải thu với số tiền nộp hàng ngày trên hệ thống quản lý thu đã phần
nào đáp ứng được những tồn tại mà trước đây đã xảy ra như người đi thu được tiền về không nộp thậm chí còn lợi dụng chiếm đoạt, hoặc thu được từ đầu tháng để cuối tháng mới nộp, làm cho lượng vốn tồn đọng trong khoản phải thu này ngày một cao.
Đơn vị đã giao trách nhiệm cho nhân viên chuyên quản công tác quản lý nợ phải thu, để kịp thời đôn đốc theo dõi, kịp thời phát hiện những hiện tượng có nghi ngờ chạy nợ.
Đã xây dựng chính sách đối với việc thanh toán nợ sớm như chiết khấu, giảm giá… cho khách hàng sử dụng dịch vụ đồng thời có chính sách cho nhân viên thu nợ đạt kết quả tốt như thu sớm, thu róc nợ, thu vét nợ, hoàn thiện hồ sơ nợ khó đòi cho những khách hàng nợ đọng không có khả năng thanh toán theo quy định.
- Quản lý hàng tồn kho: Có thể nói trong 3 năm qua đơn vị đã chú
trọng tới công tác quản lý hàng tồn kho, vì vậy lượng hàng hóa không cần dùng đơn vị đã có những chính sách đúng bên cạnh thực hiện trích lập dự phòng hàng hóa tồn kho kém mất phẩm chất đơn vị còn có chích sách thống nhất trong toàn VNPT Lâm Đồng là yêu cầu rà soát lại toàn bộ hệ thống hàng tồn kho trong các đơn vị TTVT, kho dự trữ các Đài trạm để xem xét tận dụng lại các loại hàng hóa này đánh giá lại và đưa ra sử dụng trên mạng, kiên quyết không mua vật tư thiết bị mới khi hàng trong kho còn tồn. Có chính sách lưu chuyển từ đơn vị này còn thừa cho đơn vị thiếu trong nội bộ đảm bảo việc quản lý hàng hóa tồn kho lưu thông và thống nhất, trên cơ sở vừa tiết kiệm nhưng hiệu quả mà tránh được lãng phí không cần thiết.
Việc thực hiện mua bán hàng hóa vật tư thiết bị mới cũng được đơn vị thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước, của Ngành thông qua công tác chào hàng cạnh tranh hoặc đấu thầu vừa đảm bảo chất lượng hàng hóa vừa mua được hàng có giá cạnh tranh và thời gian trả nợ cũng được kéo dài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho hoạt động này trong đơn vị. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
2.4.1.2. Đánh giá thành công của VNPT Lâm Đồng trong hoạt động quản lý vốn lưu động dựa trên các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động
quả sản xuất, kinh doanh. Trong đó, quản lý vốn lưu động là một trong những hoạt động của công tác quản lý tài chính trong doanh nghiệp mà mục tiêu của nó chính là đảm bảo cho việc sử dụng vốn có hiệu quả. Chính vì vậy, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của VNPT Lâm Đồng, cần phải tập trung vào một số chỉ tiêu chính như hệ số thanh toán, hệ số nợ, vòng quay dự trữ tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, hệ số sử dụng vốn lưu động trong 3 năm từ 2009 đến 2011. Trên cơ sở đó sẽ thấy được hiệu quả sử dụng vốn lưu động của VNPT Lâm Đồng như thế nào.
Bảng 2.11: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại VNPT Lâm Đồng Đơn vị:1000 VND
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Sức sản xuất VLĐ Lần 8,558 8,493 10,383 Hiệu quả sử dụng VLĐ Lần 0,369 0,395 0,435 Hệ số thanh toán Lần - Hê số TT hiện hành Lần 1,93 2,19 2,47 - Hệ số TT nhanh Lần 1,42 1,72 1,88 Vòng quay tồn kho Lần 8,558 8,493 10,383
Kỳ thu tiền bình quân Ngày 27,35 27,93 20,82
Vòng quay khoản phải thu
Vòng 13,16 12,88 17,28
(Nguồn: Báo cáo tài chính VNPT Lâm Đồng 2009-2011)
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động:
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động năm 2009 là 8,558, năm 2010 là 8,493 và năm 2011 là 10,383 có nghĩa là trong 3 năm qua cứ một đồng vốn lưu động được đem vào đầu tư đều đem lại hơn 8 đồng doanh thu thuần. Đặc biệt năm 2011, tỷ lệ này là 1 đồng vốn lưu động đem lại 10 đồng doanh thu thuần, tuy nhiên để đánh giá chính xác hiệu quả của đồng vốn được dùng
Sức sản xuất của VLĐ =
Doanh thu thuần
mang lại bao nhiêu ta phải xác định tham số sức sinh lợi của vốn lưu động trong 3 năm qua của đơn vị như thế nào.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Ta có công thức sau:
Theo biểu 2.11 ta có hiệu quả sử dụng vốn lưu động qua các năm như sau: Mặc dù chịu sự tác động của việc suy thoái kinh tế toàn thế giới nhưng nhờ có sự chủ động trong công tác điều hành sức sinh lợi của vốn lưu động vẫn thực hiện khá tốt tuy không cao bằng những năm trước. Năm 2009 đơn vị có hiệu quả đồng vốn lưu động 0,369 đồng, tức là cứ một đồng vốn lưu động bỏ ra mang lại lợi nhuận thuần là 0,369 đồng lợi nhuận sau thuế. Tương tự chỉ số này năm 2010 là 0,395 đồng và năm 2011 tăng lên là 0,435 đồng. Mặc dù chỉ số này đang có biểu hiện suy giảm nhưng cũng còn là khá cao so với những ngành sản xuất kinh doanh khác .
Nhìn chung trong 3 năm, tốc độ tăng trưởng của vốn lưu động bình quân 3 năm (4,56%) đều thấp hơn tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế (12%) nên có thể cho rằng vốn lưu động của Viễn thông tỉnh đã được sử dụng tương đối hiệu quả.
Hệ số thanh toán: Đây là hệ thống chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh
toán các khoản nợ ngắn hạn của VNPT Lâm Đồng. Theo biểu 2.11 đánh giá các chỉ số cho rằng: đối với hệ số thanh toán hiện hành thì đây là công cụ đo lường khả năng thanh toán và khoản nợ ngắn hạn, biểu thị sự cân bằng giữa tài sản lưu động và các nợ ngắn hạn. Kết quả của chỉ số này nói mức độ trang trải của tài sản lưu động đối với khoản nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm nào. Với kết quả của hệ số thanh toán hiện hành năm 2009 của VNPT Lâm Đồng là 1,93, năm 2010 là 2,19 và năm 2011 là 2,47 cho thấy rằng khả năng thanh toán nhanh của đơn vị là rất tốt và có chiều hướng tăng. Như vậy cứ một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng từ 1,93 đồng đến 2,47 đồng .
Hiệu quả sử dụng VLĐ =
Lợi nhuận sau thuế VLĐ bình quân
Tuy nhiên hệ số thanh toán hiện hành đã gom toàn bộ tài sản lưu động lại mà không phân biệt hoạt tính của chúng nên nhiều khi không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Để khắc phục tình trạng này ta dùng hệ số thanh toán nhanh.
Hệ số thanh toán nhanh là tiêu chuẩn đánh giá khả năng thanh toán của mỗi doanh nghiệp trong điều kiện không bán hết hàng tồn kho. Hệ số này khác hệ số thanh toán hiện hành ở chỗ là loại trừ hàng tồn kho ra khỏi công thức tính, bởi hàng tồn kho không có tính thanh khoản cao. Các hệ số 1,42; 1,72 và 1,88 lần lượt cho các năm 2009; 2010 và 2011 tức là không cần bán hàng tồn kho hay vay mượn thêm gì với 1 đồng nợ ngắn hạn phải trả đơn vị có thể đảm bảo bằng 1,42; 1,72 và 1,88 đồng tài sản lưu động. Đây là hệ số đảm bảo rất cao.
Nhưng để nói những hệ số này là tốt hay chưa tốt ta không thể chỉ xem nó có lớn hơn 1 hay không mà cần một hệ số quy chuẩn cho các ngành nói chung và ngành Viễn thông nói riêng để làm cơ sở so sánh.
Vòng quay hàng tồn kho: Chỉ tiêu này cho biết số lần luân chuyển vật
tư hàng hoá tồn kho của VNPT Lâm Đồng trong một kỳ kinh doanh căn cứ vào giá vốn và giá trị hàng hoá tồn kho trong kỳ đó. Tại VNPT Lâm Đồng trong 3 năm qua, tỷ lệ này trung bình là trên 8 lần một năm (kỳ kinh doanh). Căn cứ vào số liệu này các nhà quản lý có thể dự báo được số lượng nguyên-nhiên-vật liệu hay hàng hoá cần phải dự trữ cho những năm tiếp theo một cách tương đối chính xác đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và qua đó có kế hoạch điều động vốn cho phù hợp.
Vòng quay các khoản phải thu: Phản ánh tốc độ luân chuyển của
khoản phải thu tức là tốc độ chuyển thành tiền mặt của nó để đảm bảo cho thanh toán và hoạt động của đơn vị. Theo số liệu hoạt động kinh doanh trong 3 năm của đơn vị là 13,16; 12,88 và 17,28 vòng, đây là một con số khá tốt phản ánh tốc độ thu hồi các khoản phải thu của đơn vị ngày càng có tiến triển.
Kỳ thu tiền bình quân: Trong 2 năm 2009 đến 2010 kỳ thu tiền bình
không còn nhiều như năm 2009 và năm 2010. Điều đó thể hiện một dấu hiệu tốt trong việc tăng cường thu hồi các khoản phải thu và cần phát huy.
Như vậy có thể đánh giá thành công trong hoạt động quản lý vốn lưu động của VNPT Lâm Đồng trong thời gian qua đã thể hiện tốt trên các mặt
sau:
+ Đơn vị đã đạt được tốc độ chu chuyển vốn lưu động khá tốt, việc tăng nhanh vòng quay vốn lưu động giúp cho VNPT Lâm Đồng tiết kiệm được vốn lưu động trong sản xuất, dành nguồn này vào đầu tư cho các lĩnh vực khác
+ Việc cung ứng và sử dụng nguyên vật liệu của VNPT Lâm Đồng luôn được thực hiện một cách đồng bộ giúp cho quá trình sản xuất được diễn ra bình thường, liên tục, theo đúng kế hoạch
+ Việc quản lý vốn bằng tiền, quản lý hàng tồn kho mà đặc biệt là công tác thu nợ các khoản phải thu đều có chuyển biến tích cực tốt thể hiện vai trò điều hành vốn của đơnvị ngày càng hiệu quả.
+ Khả năng sinh lời vốn lưu động của VNPT Lâm Đồng luôn đạt được là một thành tích đáng khích lệ. Trong khi rất nhiều các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và một số các Viễn thông tỉnh khác trong Tập đoàn có điều kiện tương đương nói riêng kinh doanh còn kém hiệu quả, thậm chí thua lỗ nhưng VNPT Lâm Đồng vẫn kinh doanh có hiệu quả là một điểm sáng trong các đơn vị trực thuộc của Tập đoàn.
+ Ban giám đốc VNPT Lâm Đồng đã quan tâm hơn tới việc đào tạo và nâng cao trình độ quản lý tài chính cho đội ngũ quản lý điều hành mà đặc biệt là các Giám đốc Trung tâm viễn thông trực thuộc, chú trọng yêu cầu phân tích tình hình tài chính định kỳ tháng, quý, năm từ đó nhanh chóng có giải pháp điều chỉnh kịp thời công tác điều hành sản xuất kinh doanh phù hợp.