2.2.1. Đặc điểm vốn lưu động của VNPT Lâm Đồng
Là một đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, VNPT Lâm Đồng thực hiện chức năng nhiệm vụ mà Tập đoàn giao cho để đảm bảo hoạt động kinh doanh trên địa bàn Lâm Đồng, nhận vốn quản lý và sử dụng vốn một cách hiệu quả. Với đặc thù sản xuất kinh doanh của ngành, bên cạnh việc phải đầu tư đồng bộ mạng lưới cơ sở hạ tầng viễn thông rộng khắp trong tỉnh để chuẩn bị cho việc phát triển và cung cấp dịch vụ tới khách hàng thì đơn vị phải có một nguồn vốn lưu động đủ mạnh làm cơ sở để thực hiện các chi phí ban đầu tới khách hàng như chuẩn bị lượng vật tư dự trữ chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn lưu động gồm tất cả các loại vật tư thiết bị chuyên ngành để khi khách hàng có nhu cầu phát triển dịch vụ, đơn vị có luôn có lượng hàng dự trữ này để cung cấp một cách kịp thời. Chính vì sự đặc thù đó nếu không quản lý nguồn vốn này tốt và có kế hoạch dự báo nhu cầu phát triển của khách hàng hàng tháng thì lượng hàng này sẽ chiếm dụng khá lớn lượng vốn tồn kho hoặc khi cần phải huy động nguồn vốn khác sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả sử dụng vốn (Vòng quay vốn tồn kho) và tính chủ động trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Do đặc điểm kinh doanh dịch vụ là bán hàng trước thu tiền sau vì thế để có vốn đảm bảo kinh doanh, tái sản xuất thường xuyên (vòng quay vốn lưu động cao), đơn vị phải thường xuyên có kế hoạch và biện pháp tốt trong chính sách thu hồi công nợ phải thu hàng tháng bởi vì nguồn thu này chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn lưu động của đơn vị đặc biệt trong tình hình cạnh tranh hiện nay khách hàng có rất nhiều cơ hội lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ cùng loại vì thế nguy cơ không thanh toán nợ kịp thời hoặc
không thanh toán hiện nay ngày càng cao dẫn đến tỷ lệ mất vốn hàng năm của đơn vị sẽ ngày càng cao. Việc huy động vốn lưu động từ vay ngân hàng hoặc chuyển từ tài sản đầu tư ngắn hạn khác của đơn vị là rất khó khăn vì theo phân cấp tài chính của Tập đoàn hiện nay đơn vị khi thực hiện các hình thức này phải được sự phê duyệt của Tập đoàn. Chính vì thế cơ hội để kinh doanh vốn khi thời cơ đến nhằm làm giàu vốn lưu động của VNPT Lâm Đồng là khó có thể.
Một đặc trưng quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý vốn lưu động là: Sản phẩm của Ngành Viễn thông công nghệ thông tin là dịch vụ truyền đưa tin tức, sản phẩm được hình thành từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ được gắn liền với nhau trong một quá trình có nghĩa là quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ và để có được sản phẩm dịch vụ hoàn thành phải có ít nhất hai đối tượng tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, sản phẩm không có thành phẩm nhập kho, không có sản phẩm dở dang. Do thường có nhiều đơn vị cùng tham gia vào việc cung cấp sản phẩm dịch vụ vì thế doanh thu mang lại của sản phẩm được phân chia theo mức độ đầu tư hạ tầng mạng cũng như vai trò tham gia trong dây chuyền sản xuất đó như thế nào. Đối với việc thu tiền từ sản phẩm dịch vụ đã hoàn thành tuy nhiều đơn vị cùng tham gia nhưng chỉ tiến hành thu tiền một nơi vì thế việc phân bổ doanh thu cũng như theo dõi nguồn nợ phải thu của khách hàng luôn có những đặc trưng riêng về việc quản lý vốn lưu động trong vốn dự trữ, vốn phải thu của VNPT Lâm Đồng. Hiện nay trên thị trường cung cấp dịch vụ viễn thông của Việt Nam có rất nhiều nhà mạng, vì thế giữa các nhà mạng có sự hợp tác thuê cơ sở hạ tầng lẫn nhau như kênh, luồng thông tin thuê riêng, hạ tầng viễn thông như mặt bằng, nhà trạm, cột ăngten…để lắp đặt các thiết bị viễn thông nhằm tối đa hóa lợi nhuận, tránh đầu tư lãng phí. Nhưng khi cạnh tranh không thành công, không chiếm lĩnh được thị phần thì các khoản chi phí này cũng không có khả năng thanh toán mà hiện nay VNPT Lâm Đồng thường có nguồn thu này khá lớn nên rủi ro xảy ra rất cao cũng đã làm ảnh hưởng đến sự bảo toàn vốn của đơn vị.
Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn của VNPT Lâm Đồng. Đơn vị:1000 VND Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1.Nguồn ngân sách 41.358 0,04 1.526 0 1,526 0 2.Nguồn tự bổ sung 99.556.221 99.96 105.911.527 100 108.813.833 100 2.1.Tự bổ sung của Tập đoàn 80.249.648 80,58 80.897.167 76,38 80.901.527 74,35 2.2.Tự bổ sung của đơn vị 19.306.573 19,38 25.014.360 23,62 27.912.306 25,65 Tổng nguồn vốn 99.597.580 100 105.913.053 100 108.815.359 100
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của VNPT Lâm Đồng 2009-2011)
2.2.2. Thành phần và kết cấu vốn lưu động của VNPT Lâm Đồng
Đối với hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Viễn thông mặc dù vốn lưu động không chiếm tỷ trọng chi phối như một số ngành dịch vụ khác nhưng vốn lưu động có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của VNPT Lâm Đồng trong những năm vừa qua. Vì vậy khi xem xét thực trạng sử dụng và quản lý vốn lưu động trong Viễn thông tỉnh thì việc tìm hiểu cơ cấu vốn lưu động là cần thiết, nó cho ta biết được cơ cấu vốn lưu động đã được phân bổ hợp lý hay chưa từ đó nó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh như thế nào. Dưới đây là tỷ trọng vốn lưu động trong tổng vốn và cơ cấu vốn lưu động của VNPT Lâm Đồng trong 3 năm 2009, 2010, 2011 như sau (Biểu 2.3)
Bảng 2.3: Tỷ trọng vốn lưu động trong tổng vốn của VNPT Lâm Đồng
năm 2009 – 2011 Đơn vị: 1000 VND
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ %
Vốn lưu động 37.618.671 37,77 41.768.196 39,44 42.903.529 39,43 Vốn cố định 61.978.909 62,23 64.144.857 60,56 65.911.830 60,57
Tổng nguồn vốn 99.597.580 100.00 105.913.053 100.00 108.815.359 100.00
(Nguồn:Bảng cân đối kế toán của VNPT Lâm Đồng 2009-2011)
tăng trưởng 2,74% so với năm 2010, với tốc độ tăng như vậy ta có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh của VNPT Lâm Đồng trong 3 năm qua đang trên đà tăng trưởng tuy nhiên tốc độ tăng trưởng vốn lưu động không cao. Để hiểu rõ nguyên nhân của sự tăng trưởng đó ta phải đi sâu xem xét cơ cấu vốn lưu động trong tổng vốn.
Về cơ cấu vốn lưu động trong tổng vốn, năm 2009 vốn lưu động là 37.618.671 ngàn đồng, chiếm 37,77% tổng vốn của VNPT Lâm Đồng, sang năm 2010 là 41.768.196 ngàn đồng, chiếm 39,44 %. Nhưng đến năm 2011 vốn lưu động của VNPT Lâm Đồng vẫn chỉ là 42.903.529 ngàn đồng chiếm tỷ lệ 39,43% tương đương so với năm 2010 và tăng tỷ trọng này so với 2009 là 1,66% mà thôi.
Về kết cấu thành phần vốn lưu động ta theo dõi bảng sau:
Bảng 2.4: Cơ cấu thành phần vốn lưu động của VNPT Lâm Đồng 3 năm 2009 – 2011
Đơn vị:1000 VND
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Vốn bằng tiền 3.061.170 8,14 5.145.792 12,32 5.949.846 13,87 Đầu tư ngắn hạn - - - Khoản phải thu 23.015.168 61,18 26.156.727 62,62 25.431.206 59,28 Hàng tồn kho 9.933.348 26,41 9.053.340 21,68 10.339.853 24,10 TSLĐ khác 1.608.982 4,28 1.411.641 3,38 1.182.622 2,75 Tổng cộng 37.618.671 100 41.767.500 100 42.903.529 100
(Nguồn:Bảng cân đối kế toán của VNPT Lâm Đồng 2009-2011)
Theo số liệu thực tế trong bảng trên ta thấy cơ cấu vốn lưu động của VNPT Lâm Đồng tập trung chủ yếu vào khoản mục “Khoản phải thu”, khoản này thường chiếm từ trên 59% đến 63% tổng vốn lưu động, cụ thể năm 2009 là 61,18%, năm 2010 là 62,62% và năm 2011 giảm xuống còn 59,28%. Trong khoản phải thu, bộ phận lớn nhất là phải thu của khách hàng, ở đây là các khoản phải thu từ khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông,
thường chiếm đến 90% của khoản phải thu, sau đó đến các khoản phải thu từ cho thuê hạ tầng mạng viễn thông. Sau khoản phải thu là đến “Vốn bằng tiền” chiếm từ 8% đến 14% tổng vốn lưu động sở dĩ là do số lượng tiền mặt tồn quỹ nằm rải rác ở các đơn vị và cuối kỳ kế toán tổng hợp lại, thực tế ở mỗi đơn vị là không lớn lắm.
Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng trung bình là 21% đến 27% vốn lưu động, trong đó năm 2009 lượng tồn kho là khá lớn chiếm 26,41%, năm 2010 là 21,68%, nhưng đặc biệt năm 2011 lượng hàng tồn kho lại có chiều hướng tăng cao hơn so với năm 2010 nguyên nhân do tình hình phát triển khách hàng ở nhóm dịch vụ sử dụng băng rộng như ADSL, FTTH… vì các dịch vụ này có chi phí lắp đặt mới khá cao như cáp thuê bao quang, thiết bị phần tử mạng NTU, bộ điều chuyển tín hiệu (STB), modem...làm cho lượng vật tư thiết bị hàng tháng tồn kho tăng lên, mặc dù VNPT Lâm Đồng đã quan tâm khá nhiều đến lượng hàng tồn kho hàng tháng để đảm bảo việc tồn kho phù hợp. Các khoản đầu tư ngắn hạn trong 3 năm qua do Tập đoàn quản lý tập trung thông qua Công ty tài chính vì vậy khoản này ở các đơn vị thành viên không phát sinh nữa còn lại các tài sản lưu động khác chiếm tỷ trọng từ 2,76% đến 4,28% chủ yếu là các khoản chi phí chờ phân bổ từ việc đi thuê hạ tầng mạng viễn thông.
Qua 3 năm, giá trị vốn lưu động có sự thay đổi không theo qui luật ổn định nào cả. Năm 2010 tăng hơn so với năm 2009 chủ yếu là tăng tỷ trọng vốn bằng tiền và các khoản phải thu, hàng tồn kho giảm thể hiện việc luân chuyển vốn tốt, nợ phải thu còn khá cao chiếm 62,62%, hàng tồn kho giảm ở đây cần xem xét giảm vì đơn vị đã có kế hoạch sản xuất cụ thể tính toán lượng hàng hóa tồn kho cho phát triển dịch vụ vừa phải tránh tồn đọng nhưng cũng có thể việc phát triển khách hàng kém hơn nên lượng hàng hóa tiêu thụ cũng giảm hơn. Năm 2011 khoản phải thu giảm chỉ còn tỷ trọng 59,28% giảm 1,9% so với 2009 và giảm 3,34% so với năm 2010. Hàng tồn kho tăng lên chiếm tỷ trọng 24,1%. Riêng vốn bằng tiền tăng lên chiếm tỷ trọng 13,87 vốn lưu động tăng 5,73% so với 2009 và tăng 1,55% so với năm 2010.