5. Kết cấu của luận văn
1.3 Tự chủ tài chính trong các trƣờng đại học công lập
1.3.1 Cơ cấu tổ chức của trường đại học công lập
Sơ đồ 1.1 Mô hình tổ chức các trường Đại học công lập Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Lớp sinh viên
CÁC HỘI ĐỒNG TƯ VẤN HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ ĐTẠO
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Các Phòng
chức năng chuyên ngành Các khoa Các khoa quản lý Các đơn vị trực thuộc
PHÓ HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Bộ môn Bộ môn Bộ môn Bộ môn Bộ môn Bộ môn
Theo cơ cấu tổ chức các trường Đại học được quy định trong luật Giáo dục, Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý tất cả các hoạt động của nhà trường, do Bộ GD&ĐT có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn và thủ tục bổ nhiệm, công nhận Hiệu trưởng được thực hiện theo quy định của nhà nước. Các phó Hiệu trưởng là thành viên trong Ban giám hiệu và là người giúp việc cho Hiệu trưởng, cũng do Bộ chủ quản có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận.
Hội đồng Khoa học và đào tạo đóng vai trò là hội đồng tư vấn trong nhà trường do Hiệu trưởng thành lập để tư vấn cho Hiệu trưởng các hoạt động đào tạo và NCKH theo quy định.
Các phòng chức năng là các đơn vị trực thuộc trường, thực hiện nhiệm vụ phục vụ đào tạo, triển khai thực hiện các kế hoạch và đóng vai trò tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc hoạch định, chiến lược phát triển cũng như thực hiện các nghiệp vụ trong lĩnh vực chuyên môn.
Các khoa là cấp quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về đào tạo, NCKH và quản lý người học.
Các bộ môn là cấp quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về đào tạo, NCKH.
Sơ đồ 1.2 Mô hình hoạt động tài chính của các trường ĐHCL ở Việt Nam Nguồn: Tác giả tổng hợp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
Hiện nay, các nguồn tài chính nhằm duy trì các hoạt động nghiên cứu và giảng dạy của các trường ĐHCL bao gồm: nguồn NSNN, học phí và đóng góp xã hội.