Một số đánh giá và bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự chủ về tài chính tại trường Đại học Thương mại (Trang 52 - 56)

5. Kết cấu của luận văn

1.4 Kinh nghiệm tự chủ tài chính đại học

1.4.3 Một số đánh giá và bài học kinh nghiệm

Mỗi nước có cách thức cấp phát NSNN khác nhau cho giáo dục đào tạo tùy thuộc vào điều kiện cụ thể về kinh tế xã hội, trình độ dân trí, văn hóa truyền thống...Tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục đào tạo ở các nước cũng khác nhau. Qua kinh nghiệm của một số nước có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

- Nhà nước cần đổi mới chính sách phân bổ ngân sách theo cơ chế khoán, theo đó hàng năm Nhà nước giao cho các trường gói kinh phí, các trường được toàn quyền sử dụng nguồn tài chính này theo nhu cầu, nhà nước áp dung chế độ hậu kiểm hoặc phân bổ ngân sách theo kết quả đầu ra, theo tiêu chí cụ thể rõ ràng, đảm bảo tính công khai minh bạch.

- Giao cho các trường quyền tự chủ đầy đủ, thành lập cơ quan kiểm định độc lập không thuộc sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo để giám sát và kiểm định, đánh giá chất lượng các trường được giao quyền tự chủ.

- Cho phép các trường xây dựng mức học phí phù hợp với chất lượng đào tạo và theo nhu cầu của xã hội nhằm giảm gánh nặng cho NSNN.

- Nhà nước tăng cường chính sách hỗ trợ cho SV vay để học tập, tăng mức hỗ trợ cho SV nghèo, đối tượng chính sách.

- Khuyến khích các trường thực hiện xã hội hóa giáo dục, tăng nguồn góp vốn xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường.

- Khuyến khích các trường liên kết với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo nhằm tranh thủ vốn, công nghệ, tránh tình trạng SV học chay như hiện nay.

Sau gần 7 năm thực hiện quyền tự chủ theo Nghị định 43, ngoài một số việc đã làm được như các trường đã chủ động hơn trong sử dụng ngân sách và huy động các nguồn lực, nhưng hạn chế lớn nhất đối với các trường hiện nay là các trường vẫn bị động và vướng mắc trong quá trình điều hành, quyền tự chủ về tài chính bị hạn chế bởi cơ chế quản lý, việc tự chủ còn trên danh nghĩa hơn là thực quyền, có thể thấy điều đó thể hiện trên các mặt:

Kinh phí đào tạo từ NSNN và học phí thấp và sụt giảm làm chất lượng đào tạo suy giảm mà nhà trường khó can thiệp.

Bảng 1. 2 Chi phí đào tạo và mức thu học phí

Chỉ tiêu 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012

Kinh phí đào tạo bình quân hệ CĐ-ĐH(trđ/năm)

3,58 4,15 5,27 6,83 8,20

Mức thu học phí(trđ/năm) SV nhóm ngành kinh tế

1,80 1,80 1,80 2,90 3,55

Nguồn: Báo cáo Kế hoạch thu ngân sách năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012 Của Bộ Tài chính

Nhìn vào số liệu bảng 1.2 ta thấy tỷ lệ thu học phí năm 2007-2008 đáp ứng khoảng 50%, năm 2009-2010 chỉ đáp ứng được 34%. Theo nguyên tắc đền bù, phần còn thiếu NSNN phải hỗ trợ, nhưng đối với các trường tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động chỉ được ngân sách cấp từ 20-30%, các trường tự đảm bảo kinh phí không được cấp ngân sách thì số tiền thiếu hụt này phải lấy từ đâu.

Trong khi, khoản chi cho con người mang tính cố định như lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội đều tăng theo lộ trình (từ 2007 đến 2013, tăng từ 450.000đ/tháng lên 1.150.000đ/tháng) các khoản chi dịch vụ, quản lý hành chính, nghiệp vụ chuyên môn tăng ít nhất 2 lần, thì mức tăng học phí chỉ vào khoảng 20% (từ 290.000đ/tháng lên 355.000đ/tháng) do được khống chế trong khung học phí theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP cho đến 2015 và NSNN cấp tăng từ 5-8%/năm.

Từ thực tế đó, các trường phải tự cân đối trong nguồn thu hạn hẹp nhằm cân bằng tài chính cho các hoạt động, nên định mức chi tiêu luôn ở mức thấp, đặc biệt là định mức chi cho giảng dạy và NCKH. Một số trường để tăng kinh phí đào tạo đang lấy số lượng bù vào nguồn thu, tức là gia tăng quy mô đào tạo để tăng nguồn thu trong khi cơ sở vật chất và đội ngũ không tăng lên tương xứng, đây là giải pháp trong ngắn hạn nhưng nó cũng góp phần khiến cho chất lượng GDĐH không thể tăng lên được.

Nếu loại trừ các chi phí sinh hoạt cá nhân của người học (chi phí ăn ở và các chi phí sinh hoạt cá nhân khác) để đưa về một mẫu số chung là học phí mà người học phải thanh toán cho cơ sở đào tạo chúng ta sẽ thấy, hiện nay SV học tại các trường ĐHCL ở Việt Nam nộp khoảng 4.500.000đ/năm học, trong khi đó lưu học sinh của Việt Nam học tại nước ngoài tùy từng trường và từng chuyên ngành phải đóng 300.000.000đ/năm đến 500.000.000đ/năm (gấp hơn 100 lần). Trong bối cảnh toàn cầu hóa về GDĐH, với nguồn tài chính rất thấp như hiện nay các trường đại học ở Việt Nam sẽ tụt hậu ngày càng xa và năng lực cạnh tranh ngày càng đi xuống. Thực tế tại Việt Nam, trong hệ thống GDĐH đang tồn tại các trường tư thục và các trường có 100% vốn trực tiếp từ nước ngoài, như thế không thể phủ nhận đang tồn tại dưới dạng thị trường. Trong một thị trường mà các nhân tố tham gia

hoạt động trong một cơ chế cạnh tranh không công bằng. Trong khi các trường ngoài công lập được tự do xác định học phí thì các trường công lập phải chịu mức thu học phí được quy định trong khung ở mức thấp.

Nguyên nhân cơ bản của tình trạng nêu trên là do các trường ĐHCL ở Việt Nam hoạt động theo mô hình là một bộ phận của tổ chức nhà nước, ngân sách hoạt động được dự toán trong ngân sách quốc gia, chỉ tiêu được xác định cụ thể bởi Luật Ngân sách và phải quyết toán hàng năm với cơ quan cấp ngân sách. Cán bộ quản lý và giảng dạy là CCVC nhà nước, điều này cho thấy sự lệ thuộc của các trường vào nhà nước và vì vậy quyền tự chủ phần lớn vẫn chỉ mang tính hình thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự chủ về tài chính tại trường Đại học Thương mại (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)