Tự chủ về nội dung chi và định mức chi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự chủ về tài chính tại trường Đại học Thương mại (Trang 69 - 78)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thực trạng tự chủ tài chính tại trƣờng ĐHTM

3.1.3 Tự chủ về nội dung chi và định mức chi

Căn cứ nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính của trường, Hiệu trưởng nhà trường quyết định mức chi phù hợp.

Nội dung chi của trường ĐHTM nếu phân loại theo quy định về quyền tự chủ trong sử dụng nguồn tài chính, bao gồm hai nội dung chi cơ bản đó là các khoản chi được thực hiện quyền tự chủ và các khoản chi không được thực hiện quyền tự chủ:

Thứ nhất: Các khoản chi thực hiện quyền tự chủ (phụ lục 01), gồm: (1)Chi cho con người

(2)Chi quản lý hành chính

(3)Chi khác theo chức năng nhiệm vụ (4)Chi sản xuất cung ứng dịch vụ

Thứ hai: Các khoản chi không thực hiện quyền tự chủ, gồm: (1) Chi sự nghiệp khoa học công nghệ

(2) Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (3) Chi thực hiện tinh giảm biên chế

(5) Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị.

Để có cơ sở đánh giá một cách khái quát, toàn diện thực trạng nội dung chi, cơ cấu chi giai đoạn 2011-2013 và nỗ lực của Trường ĐHTM trong việc phân phối, sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài chính của đơn vị hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ- CP. Tác giả tổng hợp số liệu về thực trạng nội dung chi, cơ cấu chi thực hiện quyền tự chủ giai đoạn 2011-2013 tại trường qua các bảng biểu sau (xem bảng 3.7; bảng 3.8; bảng 3.9).

Bảng 3.7: Bảng tổng hợp nội dung chi, cơ cấu chi giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

I Chi thực hiện quyền tự chủ 134.059 150.344 173.775

1 Chi hoạt động thường xuyên 108.596 124.254 142.343

2 Chi hoạt động dịch vụ 25.463 26.090 31.432

II Chi không thực hiện tự chủ 22.457 19.787 24.451

1 Chi hoạt động thường xuyên 14.565 16.553 19.440

2 Chi không thường xuyên 7.892 3.243 5.011

Bảng 3.8: Bảng cân đối khoản thu, chi thƣờng xuyên từ nguồn ngân sách nhà nƣớc cấp giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Mục lục NS

Cân đối thu chi Số tiền 2011Tỷ lệ Số tiền 2012Tỷ lệ Số tiền 2013

Tỷ lệ

I Tổng thu thƣờng xuyên 19.640 19.556 24.451

II Tổng chi thƣờng xuyên 14.565 16.553 19.440

A Chi cho con người 9.815 67,4% 11.292 68,2% 14.722 75,7%

a Mục 6000 Lương 1.698 5.029 1.509

b Mục 6100 Phụ cấp lương 1.297 3.453 1.472

c Mục 6150 Học bổng SV 4.436 0 4.584

d Mục 6300 Các khoản đóng góp 2.318 2.810 7.157

e Mục 6400 Các khoản t. toán cho cá nhân 66 0 0

B Chi phí nghiệp vụ chuyên môn 4.670 32,6% 5.261 31,8% 4.718 24,3%

a Mục 6500 Thanh toán dịch vụ công cộng 1.304 1.666 2.056

b Mục 6550 Vật tư, văn phòng 24 71 18

c Mục 6600 Thông tin, tuyên truyền, liên lạc 736 521 516

d Mục 6750 Chi phí thuê mướn 400 1.191 1.560

e Mục 6900 Sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn

24 9 0

f Mục 7000 Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành

2.150 1.803 568

Bảng 3.9. Bảng cân đối khoản thu chi thƣờng xuyên từ nguồn thu sự nghiệp giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Mục lục NS Cân đối thu chi 2011 2012 2013

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

I Tổng thu thƣờng xuyên 150.028 167.668 210.000

II Tổng chi thƣờng xuyên 108.596 124.254 142.342

A Chi cho con người 31.781 29,3% 47.882 38,5% 50.593 35,5%

a Mục 6000 Lương 19.057 19.285 25.705

b Mục 6100 Phụ cấp lương 5.288 7.336 9.620

c Mục 6150 Học bổng HS- SV 911 6.127 3.059

d Mục 6250 Phúc lợi tập thể 6 0 15

e Mục 6300 Các khoản đóng góp 1.865 3.119 145

f Mục 6400 Các khoản thanh toán cá nhân khác 4.654 12.015 12.049

B Chi phí nghiệp vụ chuyên môn 61.769 56,9% 48.880 39,4% 43.368 30,5%

a Mục 6500 Thanh toán dịch vụ công cộng 1.289 1.187 1.076

b Mục 6550 Vật tư, văn phòng 3.741 813 945

c Mục 6600 Thông tin, tuyên truyền, liên lạc 1.831 1.207 715

d Mục 6650 Hội nghị 114 7 8

e Mục 6700 Công tác phí 1.839 2.050 369

h Mục 6850 Chi đoàn vào 1 0 0

i Mục 6900 Sửa chữa thường xuyên TSCĐ 3.392 1.953 4.215

k Mục 7000 Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành

45.661 40.166 34.955

C Chi thường xuyên khác 15.046 13,8% 27.492 22,1% 48.381 34%

a Mục 7750 Chi khác 7.724 3.722 3.752

b Mục 7950 Chi lập quỹ của đơn vị thực hiện khoán chi 7.145 22.860 44.539

c Mục 9050 Đầu tư TSCĐ dùng cho công tác chuyên môn

28 419 0

d Mục 9100 Sửa chữa lớn TSCĐ phục vụ chuyên môn 4 0 0

e Mục 9200 Chi chuẩn bị đầu tư 145 466 90

f Mục 9400 Chi phí khác 0 25 0

Cân đối thu - chi (I-II) 41.432 43.414 67.658

Qua nghiên cứu các bảng trên ta nhận thấy quy mô chi tăng đều hàng năm, sự gia tăng quy mô chi thường xuyên từ nguồn kinh phí NSNN cấp và nguồn thu sự nghiệp là hợp lý vì chức năng nhiệm vụ của trường đều tăng qua các năm, quy mô đào tạo ngày càng mở rộng.

(1) Nguồn kinh phí chi hoạt động thường xuyên được sử dụng để chi phục vụ hoạt động theo chức năng nhiệm vụ được giao theo 4 nhóm mục lớn:

+ Chi cho con người: bao gồm tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương như phụ cấp nghề nghiệp, phụ cấp thâm niên, phụ cấp chức vụ…theo quy định của nhà nước và một phần trong thu nhập tăng thêm của trường được tính theo hệ số và đơn giá của trường. Các khoản thanh toán cá nhân khác, các khoản tiền thưởng, phúc lợi tập thể và các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…mục chi này chiếm sấp sỉ 40% và năm sau cao hơn năm trước điều này chứng tỏ thu nhập và đời sống của CCVC trường ngày một được nâng cao. Trong cơ cấu chi cho con người thì phần chi thu nhập tăng thêm tính theo lương trường hiện nay còn thấp, nhưng các khoản phúc lợi tập thể và đóng góp các loại bảo hiểm được trường quan tâm đầy đủ, do vậy đời sống CCVC trường được đảm bảo, ổn định.

+ Chi nghiệp vụ chuyên môn: bao gồm chi quản lý điều hành đào tạo và tài chính, thanh toán dịch vụ công cộng, thông tin liên lạc, vật tư văn phòng, chi đoàn ra đoàn vào, chi mua tài liệu phục vụ giảng dạy học tập, đặc biệt là khoản mục chi cho vượt định mức lao động và vượt định mức giờ giảng.

Khoản mục chi cho quản lý điều hành năm 2011 là 7 tỷ đồng chiếm 11,5% trong tổng thu nghiệp vụ chuyên môn, tuy nhiên khoản chi này chỉ phục vụ cho số ít đơn vị trong trường như phòng Quản lý đào tạo, phòng Kế hoạch tài chính, khoa Quản lý Tại chức, khoa Sau đại học, khoa Đào tạo quốc tế. Do vậy đã tạo ra sự không bình đẳng trong thu nhập giữa các đơn vị trong nhà trường. Từ năm 2012 đến nay, Trường ĐHTM đã đổi mới phương thức chi, theo đó các nguồn thu tập trung về phòng Kế hoạch tài chính, mọi chi tiêu được quy chế hóa trong Quy chế chi tiêu nội bộ. Khoản mục chi cho quản lý điều hành được tính cho toàn bộ các đơn vị trong trường theo hình thức khoán chi, các đơn vị tùy theo chức năng nhiệm vụ mà

được nhận hệ số tương ứng (Phụ lục 01). Điều này đã tạo được sự công bằng trong thu nhập và giúp các đơn vị chủ động hơn trong chi tiêu.

Khoản mục chi cho thông tin liên lạc năm 2011 của trường là 2,62 tỷ đồng trong đó riêng chi cho báo chí đã là 1,3 tỷ. Xét thấy mục chi này còn lãng phí, năm 2012 Trường đã tiết kiệm khoản chi này bằng cách tăng cường hệ thống mạng internet, giao cho Trung tâm thông tin Thư viện chỉ đặt một số đầu báo chính thống và báo chuyên ngành. Điện thoại thay vì chi cho từng máy riêng biệt trường cho lắp đặt hệ thống tổng đài tự động nên đã giảm được chi phí đáng kể.

Khoản mục chi vượt định mức giờ giảng và định mức lao động là khoản chi chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chi nghiệp vụ chuyên môn. Trường đã quy định định mức chi rõ ràng tại Quy chế chi tiêu nội bộ (phụ lục 01). Với khoản chi vượt định mức giờ giảng việc tính toán giờ vượt định mức được chia nhỏ thành nhiều nội dung. Các công việc như kiểm soát chuyên cần, thực hành, chấm thi, kiểm soát giờ tự học của sinh viên (thực tế giáo viên không giảng trên lớp) được tính định mức quá cao so với kết quả. Từ việc tính như vậy nên mức đơn giá vượt định mức giờ giảng sẽ thấp (trên thực tế tổng chi không thấp vì mọi công việc phục vụ giảng dạy đã được tính quy đổi thành giờ giảng). Điều này gây hiệu ứng không phù hợp với bản chất kinh tế của khoản chi, tạo ra sự so sánh với mặt bằng chung của các trường. Với khoản chi vượt định mức lao động, căn cứ vào tính chất của loại lao động quản lý, tỷ lệ đóng góp trực tiếp vào phần thu nhập tăng thêm ngoài định mức đào tạo từ nguồn học phí, thời gian (số tháng) công tác của mỗi cá nhân trong năm, Hiệu trưởng xác định tổng số tiền vượt định mức công tác do mở rộng quy mô đào tạo trên cơ sở nguồn thu ngoài ngân sách của Trường.

Trường thực hiện khoản chi vượt định mức lao động, giảng dạy khi kết thúc năm học theo đúng thủ tục quy định. Trong trường hợp các đơn vị có nhu cầu khi kết thúc học kỳ I Trường sẽ xét tạm ứng theo đề nghị của đơn vị (tối đa 50% tiền ước thanh toán vượt định mức công tác của đơn vị).

+ Chi mua sắm sửa chữa: Kế hoạch mua sắm, sửa chữa của Trường đại học Thương mại được thực hiện trên cơ sở kế hoạch mua sắm sửa chữa từ các đơn vị cơ sở đề nghị được Ban Giám hiệu phê duyệt, do vậy việc mua sắm, sửa chữa phù hợp với thực tế và nhu cầu sử dụng của từng đơn vị, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Việc mua sắm, sửa chữa, nâng cấp được thực hiện hàng năm, đảm bảo phục vụ đầy đủ trang thiết bị cần thiết và điều kiện làm việc tốt nhất cho việc dạy và học trong nhà trường.

+ Chi thường xuyên khác: Chi hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài chủ yếu chi cho đối tác theo hiệp định và chi trực tiếp cho hoạt động đào tạo tại Việt Nam, nộp thuế theo luật định, phần còn lại bù đắp thiếu hụt cho hoạt động sự nghiệp, nếu còn lại thì để dư nguồn kinh phí.

Đối với hoạt động sản xuất dịch vụ: Hoạt động trông giữ xe và hoạt động dịch vụ ăn uống khác hiện nay trường đã cho đấu thầu. Hoạt động Ký túc xá SV được trường khoán chi tỷ lệ 13%, trong đó 4% dùng để bù đắp vật rẻ tiền mau hỏng của hoạt động ăn uống, giải khát phục vụ SV.

Các khoản chi thường xuyên khác không có quy định riêng được quy chế hóa trong Quy chế chi tiêu nội bộ của trường.

Trường ĐHTM được xác định là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động. Do đó nhà trường căn cứ vào quy định quyền tự chủ về việc sử dụng nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công theo quy định tại điều 16, mục II, chương 3 Nghị định 43/2006/NĐ- CP ngày 25/4/2006, Thông tư 07/2009/TTLT-BGD&ĐT-BNV, ngày 15/4/2009 hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế đối với các đơn vị sự nghiệp công lập và tình hình thực tế của trường để quyết định việc sử dụng nguồn tài chính huy động được. Quy định thực hiện quyền tự chủ sử dụng nguồn tài chính được thể hiện công khai trong Quy chế chi tiêu nội bộ của trường được ban hành và chỉnh sửa hàng năm cho phù hợp với thực tế. Hiện nay chi tiêu của trường được thực hiện theo Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2013 (Phụ lục 01).

Khi nghiên cứu Quy chế chi tiêu nội bộ của trường, tác giả cũng nhận thấy một số bất hợp lý cần được xem xét khắc phục đó là khoản chi cho con người về tiền lương, tiền thưởng, còn mang tính bình quân cào bằng, việc chi trả thu nhập nói chung và thu nhập tăng thêm cho người lao động còn phụ thuộc nhiều vào thang bảng lương của nhà nước và bị khống chế bởi các quy định, không đáp ứng được nguyên tắc đặt ra khi nhà nước giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường là người lao động có trình độ cao, hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi được trả nhiều hơn.

Nhà trường thực hiện phân cấp quản lý một số khoản chi theo cơ chế giao khoán đối với các đơn vị nhằm đảm bảo cho các đơn vị chủ động trong thực hiện nhiệm vụ được giao theo phân cấp chức năng nhiệm vụ.

Khoản kinh phí phân cấp được sử dụng cho toàn bộ các hoạt động của đơn vị. Các đơn vị khi sử dụng phải theo các định mức quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ. Trưởng đơn vị căn cứ vào các hoạt động được phân cấp sử dụng kinh phí theo đúng nội dung, mục đích và phải công khai trong đơn vị. Khoản kinh phí phân cấp cho các đơn vị được giao trong kế hoạch tài chính, các đơn vị căn cứ vào nội dung được phân cấp và định mức chi để thực hiện các hoạt động, thu thập toàn bộ chứng từ ban đầu theo quy định tại Điều 51 của Quy chế và quyết toán về Phòng Kế hoạch tài chính Nhà trường khi kết thúc năm tài chính. Kinh phí quyết toán năm là cơ sở Nhà trường giao kinh phí cho năm sau.

Trường khuyến khích các đơn vị xây dựng định mức chi tiêu nội bộ của đơn vị đối với các khoản được giao trên cơ sở quy chế chi tiêu nội bộ của Trường.

Kinh phí trường giao cho các đơn vị được quyết toán theo năm tài chính trên cơ sở hồ sơ quyết toán hợp lệ. Trưởng đơn vị chịu trách nhiệm về nội dung và các khoản chi theo đúng quy chế tài chính hiện hành. Thời gian thực hiện quyết toán tháng 12 hàng năm. Đơn vị nào không thực hiện quyết toán Nhà trường không giao kinh phí hoạt động cho năm sau.

Trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm khi sử dụng khoản phân cấp trên phải chi đúng hướng dẫn của Trường về nội dung, mục đích trên cơ sở mở sổ sách ghi

chép theo dõi; thực hiện chế độ công khai tài chính hàng năm trong tổ chức và chấp hành cơ chế thanh quyết toán, giám sát, kiểm tra tài chính của Trường.

(2) Chi hoạt động không thường xuyên: là các khoản chi theo chế độ quy định của Nhà nước Trường đã thực hiện đúng các quy định hiện hành:

- Tiêu chuẩn, định mức sử dụng ô tô: Theo quy định cụ thể. - Tiêu chuẩn về nhà làm việc, trụ sở làm việc của các cơ quan. - Chế độ công tác nước ngoài.

- Chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ở Việt Nam. - Kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia.

- Kinh phí thực hiện tinh giản biên chế.

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản; vốn đối ứng dự án và vốn viện trợ. - Kinh phí mua sắm và sửa chữa lớn tài sản cố định.

(3) Chi khác: các khoản chi từ dự án viện trợ, tài trợ, học bổng cho sinh viên được trường giao cho ban quản lý dự án, phòng Quản trị, phòng công tác sinh viên, Đoàn Thanh niên nhà trường dưới sự giám sát của phòng Kế hoạch tài chính, thực hiện việc chi tiêu các khoản tài trợ, viện trợ đúng mục đích, đúng đối tượng thụ hưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự chủ về tài chính tại trường Đại học Thương mại (Trang 69 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)