Vai trò của tự chủ tài chính tại ĐHCL

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự chủ về tài chính tại trường Đại học Thương mại (Trang 32 - 33)

5. Kết cấu của luận văn

1.3 Tự chủ tài chính trong các trƣờng đại học công lập

1.3.4 Vai trò của tự chủ tài chính tại ĐHCL

+ TCTC cho phép các trường chủ động thu hút, khai thác nguồn vốn ngân sách và tạo lập nguồn vốn ngoài ngân sách thông qua đa dạng hoá các hoạt động sự nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN, nhân lực, tài sản để việc thực hiện nhiệm vụ hiệu quả hơn, mở rộng, phát triển nguồn thu.

+ TCTC có tác động tích cực tạo điều kiện cho các trường công lập chủ động hơn trong công tác quản lý tài chính, quan tâm hơn đến hiệu quả sử dụng kinh phí và thực hành tiết kiệm, thúc đẩy các đơn vị năng động hơn trong các hoạt động theo hướng đa dạng hoá các loại hình đào tạo để tăng nguồn thu, khắc phục được tình trạng sử dụng lãng phí các nguồn lực, đồng thời khuyến khích sử dụng tiết kiệm trong chi tiêu và tôn trọng nhiệm vụ hoạt động nghiệp vụ có chuyên môn của các đơn vị.

+ TCTC góp phần tăng cường trách nhiệm của đơn vị đối với nguồn kinh phí, công tác lập dự toán được chú trọng hơn và khả thi hơn, 100% các đơn vị được giao quyền tự chủ đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và thực hiện công khai tài chính.

+ TCTC bảo đảm đầu tư của nhà nước cho các trường ĐHCL được đúng mục đích hơn, có trọng tâm trọng điểm, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, thể chế hoá việc trả lương tăng thêm một cách thích đáng, hợp pháp từ kết

quả hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ và tiết kiệm chi tiêu, tăng cường công tác quản lý tài chính của các đơn vị từng bước đi vào nề nếp.

1.3.5 Mục tiêu của tự chủ tài chính tại ĐHCL

Mục tiêu của tự chủ tài chính nhằm:

+ Cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh cho các trường ĐHCL. Muốn xây dựng được thương hiệu, nâng cao được uy tín, tạo được danh tiếng và vị thế trường phải chú trọng đầu tư cho chất lượng đào tạo (xây dựng đội ngũ chuẩn, đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, cải tiến chương trình, nội dung phù hợp, tổ chức tuyển sinh nghiêm túc…).

+ Chủ động nguồn thu bằng cách đa dạng hóa hoạt động đào tạo, đẩy mạnh hợp tác, liên doanh liên kết, nâng cấp các chương trình và hình thức đào tạo, đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hộị

+ Loại bỏ tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào ngân sách nhà nước, tạo thói quen làm việc năng động.

+ Giảm bớt các thủ tục hành chính, các khâu trung gian, tiết kiệm thời gian và giảm những chi phí vô ích.

+ Tăng thu, tiết kiệm chi, giúp các trường ĐHCL nâng cao hiệu quả và tăng thu nhập cho người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự chủ về tài chính tại trường Đại học Thương mại (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)