5. Kết cấu của luận văn
1.4 Kinh nghiệm tự chủ tài chính đại học
1.4.2 Kinh nghiệm của của một số trường ĐHCL
Trong quá trình nghiên cứu về thực trạng tổ chức quản lý tài chính tại trường ĐHTM, để có cơ sở phân tích một cách sâu sát và có cái nhìn khách quan tác giả đã nghiên cứu về thực trạng TCTC tại một số trường ĐHCL thuộc Bộ GD&ĐT như Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại Thương Hà Nội, Đại học Hà Nội…
- Tự chủ xây dựng các văn bản quản lý
Các trường đã căn cứ Điều lệ trường đại học ban hành kèm theo Quyết định 58/2010/QĐ-TTG, ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Các văn bản pháp luật hiện hành về việc quản lý tài chính của các trường ĐHCL: Nghị định 10/2002/CP; Nghị định 43/2006/CP; Thông tư liên tịch 21/2003/TTLT/BTC-BGD&ĐT-BNV, ngày 24/3/2003 hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với cơ sở giáo dục và đào tạo; Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 43; Thông tư 113/2007/TT-BTC ngày 29/9/2007 sửa đổi bổ sung Thông tư 71…xây dựng và ban hành các văn bản quản lý tài chính của đơn vị mình như các quy định thu, quản lý nguồn thu (thu học phí các hệ, lệ phí tuyển sinh, học phí các lớp đào tạo nghề, các lớp bồi dưỡng, thu liên kết đào tạo, cung ứng dịch vụ…) các quy định chi, cụ thể là xây dựng ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ.
- Tự chủ nguồn thu, mức thu
Các trường Đại học công lập là những đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên cung cấp dịch vụ công thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo, thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, về tổ chức bộ máy, biên chế nhân sự và tài chính, nguồn tài chính của các
trường đại học công lập bao gồm: Ngân sách Nhà nước cấp đối với các trường tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên (nguồn tài chính này các trường không được tự chủ); nguồn thu sự nghiệp theo quy định (các trường được tự chủ một phần nguồn thu này); các nguồn thu hợp pháp khác.
Nguồn kinh phí NSNN cấp cho các trường ĐHCL được thực hiện thông qua dự toán hàng năm, phải chi đúng theo tiêu chuẩn định mức, có đủ hồ sơ minh chứng về việc chi tiêu, phải thực hiện theo dự toán được duyệt và chấp hành việc quyết toán đúng quy định. Ngân sách nhà nước cấp kinh phí cho các trường ĐHCL gồm:
+ Một phần kinh phí hoạt động thường xuyên;
+ Kinh phí khoa học công nghệ để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học; + Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
+ Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, đối với các trường được phê duyệt thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản;
+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ nhà nước đặt hàng, các nhiệm vụ đột xuất được giao.
Bên cạnh nguồn kinh phí NSNN cấp, trong quá trình hoạt động các trường tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên được phép thu các khoản thu sự nghiệp theo quy định để trang trải chi phí hoạt động bao gồm:
+ Phần được để lại từ số thu học phí, lệ phí tuyển sinh cho đơn vị sử dụng theo đúng quy định của Nhà nước.
Theo luật Giáo dục, học phí và lệ phí là những khoản đóng góp của người học hoặc gia đình người học để đảm bảo cho các hoạt động giáo dục. Nguồn thu học phí giữ vị trí quan trọng, chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng thu của các trường, là một trong những nguồn kinh phí quan trọng để phát triển giáo dục đại học trong điều kiện nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị truờng và trong điều kiện tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường. Học phí trong các truờng ĐHCL được nhà nước quy định thống nhất khung học phí cho từng hệ, cấp bậc đào tạo. Hiện tại theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ về việc “Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở
giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 – 2015”.
Mức học phí được quy đinh cho từng nhóm ngành, theo năm học, đối với chương trình đào tạo đại trà (chương trình đào tạo chất lượng cao do trường quyết định mức học phí tương xứng để trang trải). Cụ thể đối với hệ đào tạo chính quy tập trung, năm học 2011-2012; 2012-2013; 2013-2014 mức thu như sau:
Bảng 1.1 Mức thu học phí đối với hệ đào tạo chính quy tập trung
Đơn vị tính: Nghìn đồng Năm học Bậc đào tạo 2011-2012 2012-2013 2013-2014 Cao đẳng 284.000 336.000 388.000 Đại học 355.000 420.000 485.000 Thạc Sỹ 532.000 630.000 727.000 Tiến sỹ 837.000 1.050.000 1.212.000 Nguồn: Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ
Các trường đào tạo theo tín chỉ, mức thu học phí của một tín chỉ được xác định căn cứ vào tổng thu học phí của toàn khóa học theo nhóm ngành đào tạo và số tín chỉ đó theo công thức dưới đây:
Học phí tín chỉ =
Tổng học phí toàn khóa _____________________ Tổng số tín chỉ toàn khóa
(Tổng học phí toàn khóa = mức thu học phí 1 SV/1 tháng x 10 tháng x số nămhọc.)
Đối với hệ đào tạo vừa làm vừa học (Tại chức cũ) bao gồm đào tạo đại học tại chức, đào tạo văn bằng 2, học phí được tính theo tháng đào tạo với mức thu không vượt quá 150% mức học phí chính quy cùng cấp học và cùng nhóm ngành nghề đào tạo.
Trên cơ sở mức khung học phí Nhà nước quy định, các trường căn cứ vào nội dung chương trình, thời gian đào tạo và điều kiện cụ thể Hiệu truởng quyết định
mức thu cho từng hệ, bậc đào tạo của trường với điều kiện không vượt quá mức thu cao nhất của các hình thức đào tạo trên.
Qua khảo sát thực tế hầu hết các trường ĐHCL hiện nay đều thu học phí ở mức cao nhất của khung học phí nhà nước quy định, dù vậy các trường ĐHCL vẫn gặp nhiều khó khăn về kinh phí vì khung học phí Nhà nước quy định quá thấp, không phù hợp với thực tế.
Bên cạnh hai nguồn thu chủ yếu trên trong các trường ĐHCL còn các nguồn thu khác như: thu từ hoạt động liên kết đào tạo ngoài chỉ tiêu Nhà nước giao, đào tạo bồi dưỡng cấp chứng chỉ, các khoản thu từ hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ, hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ, thu từ thanh lý tài sản và các khoản thu khác...Các khoản thu này tạo điều kiện cho các trường nâng cấp cơ sở vật chất, cải thiện đời sống của CCVC, giáo viên và sinh viên góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Trong điều kiện thực hiện tăng cường tính tự chủ về tài chính cho các trường, nguồn thu này giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của các trường.
- Tự chủ nội dung chi và định mức chi
Trường đại học công lập là đơn vị sự nghiệp có thu, hầu hết các trường thuộc diện tự đảm bảo một phần kinh phí, do vậy trong việc sử dụng nguồn tài chính của các trường có thể chia thành 2 nội dung như sau:
Thứ nhất: Các khoản chi không được quyền tự chủ là các khoản chi được NSNN cấp kinh phí, phần kinh phí này các trường đều chi theo dự toán đã được duyệt, hàng năm thực hiện quyết toán theo dự toán đã được duyệt.
Thứ hai: Các khoản chi thực hiện quyền tự chủ gồm:
Chi thường xuyên: Các khoản chi thường xuyên tại các trường ĐHCL thường được thực hiện theo 4 nhóm mục chủ yếu sau:
+ Chi thanh toán cá nhân: là các khoản thanh toán trực tiếp cho người lao động như: Lương, các khoản phụ cấp lương, thu nhập tăng thêm, tiền làm thêm ngoài giờ.
+ Chi nghiệp vụ chuyên môn: là các khoản thanh toán phục vụ nghiệp vụ chuyên môn như: thanh toán dịch vụ công cộng, thanh toán vật tư văn phòng, thanh toán thông tin tuyên truyền, thanh toán hội nghị, thanh toán công tác phí, chi phí thuê mướn, thanh toán sửa chữa nhỏ tài sản cố định, thanh toán các chi phí chuyên môn của ngành.
+ Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định: là các khoản thanh toán mua sắm, xây dựng cơ bản: thanh toán sửa chữa lớn tài sản cố định, thanh toán mua sắm tài sản cố định.
+ Chi khác: là các khoản thanh toán còn lại không nằm trong các nhóm mục trên như: thanh toán các khoản khen thưởng – phúc lợi, thanh toán chi phí tiếp khách, thanh toán chi phí mua bảo hiểm tài sản cố định…
Chi không thường xuyên: là các khoản chi để thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập như: kinh phí đào tạo lại cán bộ, kinh phí nghiên cứu khoa học, kinh phí chương trình mục tiêu đào tạo cán bộ tin học và đưa tin học vào nhà trường, kinh phí chương trình mục tiêu tăng cường cơ sở vật chất.
- Tự chủ quản lý và sử dụng tài sản
Các trường thực hiện đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản nhà nước đều tuân thủ theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp. Đối với tài sản cố định sử dụng vào hoạt động dịch vụ như cho thuê phòng học, văn phòng...đều thực hiện trích khấu hao thu hồi vốn theo quy định áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước. Số tiền trích khấu hao tài sản cố định và tiền thu từ thanh lý tài sản thuộc nguồn vốn NSNN các đơn vị để lại bổ sung Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
- Tự chủ quản lý cân đối thu chi
Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với NSNN theo quy định (nộp thuế và các khoản phải nộp). Hiệu trưởng các trường ĐHCL sau khi thống nhất với tổ chức công đoàn của đơn vị sẽ quyết định việc trích lập các quỹ và được sử dụng theo trình tự sau:
Trích tối thiểu 25% số chênh lệch thu lớn hơn chi để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Quỹ này dùng để đầu tư phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư XDCB, mua sắm máy móc, thiết bị, trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề, năng lực công tác của CCVC trong trường.
Trích quỹ Dự phòng ổn định thu nhập: Hầu hết các trường đều trích 1 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm để dự phòng ổn định thu nhập. Quỹ này dùng để đảm bảo thu nhập cho người lao động trong trường hợp nguồn thu bị giảm sút, không đảm bảo kế hoạch đề ra.
Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi. Đối với 2 quỹ này theo quy định của nhà nước mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm. Các trường dùng quỹ khen thưởng để chi khen thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân theo kết quả công tác và thành tích đóng góp. Quỹ phúc lợi để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi, chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị, trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả người nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, chi cho CCVC nhân dịp các ngày lễ, tết,…
Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động: Đối với các trường tự chủ hoàn toàn như đại học Ngoại Thương Hà Nội, đại học Hà Nội. Hiệu trưởng sau khi thống nhất với tổ chức Công đoàn đơn vị được quyết định mức thu nhập tăng thêm cho người lao động (được quy định thống nhất, công khai tại quy chế chi tiêu nội bộ của Trường). Đối với các trường chưa tự chủ hoàn toàn như đại học Kinh tế Quốc dân, đại học Thương mại thì Hiệu trưởng sau khi thống nhất với tổ chức Công đoàn đơn vị quyết định mức thu nhập tăng thêm cho người lao động (được quy định thống nhất, công khai tại quy chế chi tiêu nội bộ của Trường) nhưng không quá 2 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do nhà nước quy định.
Như vậy, đơn vị được giao quyền tự chủ hoàn toàn được quyền chủ động về chi thu nhập tăng thêm cho người lao động.
- Tự chủ công cụ thực hiện quản lý tài chính
Quản lý tài chính trong các trường đại học công lập được thực hiện theo theo một quy trình thống nhất: lập dự toán ngân sách- thực hiện dự toán ngân sách – kế toán thanh quyết toán ngân sách. Các công cụ thực hiện quản lý tài chính tại các trường ĐHCL gồm:
+ Hệ thống văn bản pháp luật: Các trường ĐHCL quản lý tài chính dựa trên các văn bản hướng dẫn của Nhà nước và các Bộ ngành liên quan. Trên cơ sở các văn bản này, các trường xây dựng hệ thống văn bản quản lý của trường mình phù hợp với điều kiện thực tế, tăng cường và phát huy tính dân chủ, công khai, minh bạch trong quản lý.
+ Công tác kế hoạch: Hàng năm, các trường ĐHCL căn cứ các kế hoạch hoạt động của trường để xây dựng kế hoạch tài chính cho phù hợp…. Các trường căn cứ vào quy mô đào tạo, cơ sở vật chất, hoạt động sự nghiệp và hoạt động khác của năm báo cáo để có cơ sở dự kiến năm kế hoạch. Dựa vào số liệu chi cho con người, cho quản lý hành chính và cho hoạt động sự nghiệp, mua sắm, sửa chữa….làm cơ sở dự kiến năm kế hoạch. Làm tốt công tác kế hoạch thì công tác quản lý tài chính của các trường sẽ hiệu quả đảm bảo thu đúng, thu đủ, chủ động được nguồn thu, nguồn chi, tiết kiệm được chi phí và đảm bảo việc quản lý thu chi tài chính của trường thực hiện đúng các quy định của nhà nước.
+ Quy chế chi tiêu nội bộ: Để tăng cường quản lý chi phí, với mục đích nâng cao hiệu quả và tiết kiệm chi phí các trường đều xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng dẫn ban hành kèm theo thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài chính,Với cơ chế quản lý tài chính nhằm tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp có thu, để đảm bảo sử dụng các nguồn kinh phí đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả ngày 06/09/2006 Bộ trưởng Bộ tài chính đã ban hành thông tư số 81/ 2006/TT-BTC về Hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. Đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai. Quy chế chi tiêu nội bộ của các trường đều quy định cụ thể nội dung, định mức chi theo từng khoản chi, đối với các khoản chi được tự
chủ, các trường xây dựng định mức cao hơn quy định của Nhà nước như: chi nghiệp vụ chuyên môn, chi thanh toán cá nhân nhằm từng bước tăng thu nhập cho CCVC, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Đối với các chi phí chưa được tự chủ các trường đều tuân thủ đúng các định mức chi phí nhà nước quy định. Cuối năm ngân sách dự toán chi hoạt động thường xuyên và các khoản thu sự nghiệp sử dụng chưa hết các trường được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng. Đối với các khoản chi không thường xuyên kinh phí cuối năm sử dụng không hết hoặc chưa sử dụng hết các trường phải hoàn trả ngân sách.
+ Công tác kế toán : Qua khảo sát, hầu hết các trường ĐHCL đều tổ chức hình thức kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán của đơn vị được tập trung tại phòng kế toán đơn vị trung tâm, các đơn vị cơ sở, các bộ phận trực thuộc chỉ bố trí các nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu thu thập các chứng từ kế toán chuyển về phòng kế toán trung tâm hạch toán.