5. Kết cấu của luận văn
1.4 Kinh nghiệm tự chủ tài chính đại học
1.4.1 Tự chủ tài chính tại các đại học công lập của một số quốc gia
- Trung Quốc:
Trước năm 1989, Nhà nước bao cấp hoàn toàn kinh phí cho GDĐH. Từ năm 1989 trở lại đây, Chính phủ nước này đã thực hiện chế độ thu học phí đối với GDĐH trong các trường công lập, ngay cả sinh viên (SV) được học bổng theo kế hoạch tuyển sinh của Nhà nước cũng phải đóng học phí từ 100 đến 300 nhân dân tệ một năm học. Từ 1990, Trung Quốc đã bỏ sự kiểm soát của các bộ chủ quản đối với các trường đại học bằng cách phân quyền quản lý và cung cấp tài chính hàng trăm trường cho chính quyền các tỉnh và các đặc khu. Bộ Giáo dục giữ quyền kiểm soát đối với ít hơn 5% trong tổng số các trường đại học và cao đẳng, phần lớn là các trường hàng đầu được giao nhiệm vụ trở thành trường đẳng cấp thế giới của Trung Quốc. Việc phân quyền này dẫn đến việc nhiều trường sáp nhập lại, kết hợp nhiều trường nhỏ thành các trường đại học lớn hơn. Năm 1995, Trung Quốc chính thức quy định mức thu học phí cao nhất của các trường đại học là 1.200 nhân dân tệ (trường hợp cụ thể có thể tăng thêm 20%). Đối với các trường đại học công lập của Trung quốc thì việc được tự chủ tài chính đồng nghĩa với việc được tự chủ mọi việc của chính mình, tuy nhiên hiện nay Trung Quốc cũng mới chỉ dừng ở việc cho phép
các trường tự chủ một phần. Tháng 1 năm 2002, Bộ Giáo dục Trung Quốc được Chính phủ Trung Quốc chọn làm đơn vị thí điểm thực hiện đề án “Cải cách chế độ quản lý ngân sách chính phủ”. Để triển khai đề án, Bộ này đã chọn 5 trường đại học: Đại học Thiên Tân, đại học Nam Khai, đại học Sơn Đông, đại học Hàng hải Trung quốc, đại học Dầu khí để thí điểm cải cách chế độ quản lý tài chính. Mặc dù cho phép các trường tự chủ một phần tài chính (nhà nước vẫn cấp kinh phí) dưới dạng phân bổ ngân sách theo cơ chế tài trợ chọn gói cho phép các trường đại học linh hoạt trong sử dụng và linh hoạt hơn trong ấn định mức thu học phí. Nhà nước cũng cho phép các trường được điều chỉnh mức lương cơ bản trả cho người lao động phù hợp với điều kiện làm việc và đóng góp.
Năm 2004, khi kinh tế có phần sụt giảm Trung Quốc đã có chính sách cải cách cơ chế cung cấp ngân sách cho GDĐH. Chính Phủ đã đưa ra 3 kế hoạch chiến lược:
(1) Tái cấu trúc hệ thống GDĐH (2) Thu học phí SV
(3) Điều chỉnh cơ chế tài chính của đại học
Theo đó cấu trúc lại hệ thống các trường đồng nghĩa với việc giải thể một số trường không đảm bảo yêu cầu về chất lượng giáo dục, đầu tư cho các trường có năng lực phát triển. Mức thu học phí phù hợp theo từng đối tượng và chất lượng dịch vụ, chất lượng đào tạo. Thay đổi cơ bản việc tạo nguồn lực tài chính cho các trường theo hướng giảm ngân sách trung ương, khuyến khích ngân sách địa phương và xã hội hóa giáo dục, khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với các đại học trong việc đào tạo và chuyển giao công nghệ.
- Thái Lan:
Thái Lan cũng có các trường ĐHCL và đại học tư do ủy ban GDĐH thuộc Bộ Giáo dục quản lý. Từ sau 1997 Thái Lan có cuộc cải cách giáo dục mạnh mẽ, các trường ĐHCL được tăng quyền tự trị. Các trường đại học tự chủ nhận NSNN thông qua chế độ phân bổ kinh phí trọn gói (khoán) và được tự chủ trong xác định cơ chế quản lý và sử dụng nhân sự. Các trường này cũng được quyền quản lý, sử dụng tài sản công.
Năm 2006, chính phủ Thái Lan lập quỹ do Bộ Tài chính quản lý cho phép SV vay vốn học tập trả lãi trong vòng 15 năm, SV không phải trả lãi trong 7 năm (5 năm học và 2 năm ân hạn), các năm tiếp theo trả lãi từ 1,5%/năm tăng dần hàng năm và đạt 13%/năm vào năm thứ 15. Với sự tham gia của các ngân hàng, người dân Thái Lan có nhiều cơ hội được học tập đồng thời, sinh viên Thái Lan cũng có trách nhiệm hơn trong việc học tập vì sau khi ra trường phải làm việc để trả vốn và lãi vay cho ngân hàng.