QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG ĐÀO TẠO NGHỀ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 84 - 87)

2.3.1 .Thành công

3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG ĐÀO TẠO NGHỀ

CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN BÌNH SƠN TRONG THỜI

GIAN ĐẾN

3.1.1. Quan điểm

Thứ nhất, dạy nghề cho lao động nông thôn là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, trong đó chính quyền địa phương chịu trách nhiệm chính.

Ngày 27-11-2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số

1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1956). Trong Quyết định này đã thể hiện rõ quan

điểm của Đảng và Nhà nước ta là: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện

đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển

đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghềđối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn”.

Thứ hai, dạy nghề cho lao động nông thôn phải huy động nguồn lực của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế

Nhận thức của một số cấp ủy đảng, chính quyền, địa phương về vị trí chiến lược của nông nghiệp, nông dân, nông thôn và vai trò của công tác dạy nghề cho lao động nông thôn chưa thật đầy đủ; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch xây dựng nông thôn mới không xác định chỉ tiêu, giải

pháp cụ thể cho công tác này; thiếu chính sách cụ thể để huy động các nguồn lực xã hội phục vụ công tác dạy nghề cho lao động nông thôn. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành liên quan trong tổ chức thực hiện chưa chặt chẽ. Vì vậy, trong thời gian tới, các cấp ủy Đảng, chính quyền cần chú trọng công tác dạy nghề cho lao động nông thôn; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp, các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh trong công tác dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Thứ ba, dạy nghề cho lao động nông thôn gắn với cầu việc làm trên thị

trường lao động

Để phát huy hiệu quả đầu tư cho công tác dạy nghề, vấn đề quan trọng chính là định hướng và gắn việc đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội cũng như thực hiện tốt công tác giới thiệu, giải quyết việc làm. Khó khăn hiện nay là việc định hướng nghề cho người lao động sao cho phù hợp không chỉ với nhu cầu của người học mà còn là nhu cầu của nhà tuyển dụng, đặc biệt là với nhóm nghề phi nông nghiệp. Nếu không có sự định hướng rõ ràng, người lao động không nắm được thông tin phù hợp sẽ theo học những ngành nghề mà không thể giải quyết được việc làm. Mặt khác, do ảnh hưởng của kinh tế, nhu cầu tuyển dụng biến đổi thường xuyên cũng dẫn đến tình trạng cung không đáp ứng kịp cầu, nhiều lao động học xong không tìm được việc làm phù hợp. Đối với nhóm nghề nông nghiệp, hiện đang có nhu cầu cao, tuy nhiên, với nhóm nghề này muốn thành công cũng đòi hỏi phải có một chính sách ưu đãi vốn vay hợp lý, bao tiêu đầu ra sản phẩm cho người lao động.

Từ thực tế đó, huyện xác định mục tiêu quan trọng là đào tạo nghề phải gắn với giải quyết và mở rộng việc làm.

3.1.2. Mục tiêu

Mục tiêu chung là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm ổn

định, tăng thu nhập của lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao

động, cơ cấu kinh tế đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020.

Mục tiêu cụ thể : Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong giai đoạn 2016 – 2020 là 1.8000 lao động

3.1.3. Phương hướng

- Do trình độ phát triển của khoa học – công nghệ thời gian đến là rất cao, bắt buộc người lao động phải được đào tạo ở trình độ cao hơn, cho nên cần khẩn trương hình thành và phát triển hệ thống đào tạo nghề với ba trình

độ đào tạo là sơ cấp nghề, trung cấp nghề như đã quy định tại Quyết định 1956 Chính phủ.

- Đào tạo nghề cho đào tạo nghề phải bám sát các mục tiêu quy hoạch, chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện, với thị trường lao động của khu vực, của cả vùng, cả nước.

- Mở rộng quy mô, tăng số lượng lao động nông thôn qua đào tạo nghề

cần đi đôi với đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo.

- Đa dạng các hình thức đào tạo, đảm bảo cơ cấu đào tạo kỹ thuật thực hành một cách hợp lý với tốc độ, trình độ đổi mới thiết bị công nghệ trong sản suất, kinh doanh, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu kinh tế và phù hợp với mọi lứa tuổi, trình độ của lực lượng lao động.

- Đẩy mạnh xã hội hoá đào tạo nghề trên địa bàn.

- Đổi mới công tác quản lý nhà nước các cấp đối với hệ thống đào tạo nghề trên địa bàn. Hệ thống đào tạo nghề theo ba trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 84 - 87)