Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 50 - 58)

1.1.2 .Vai trò của đào tạo nghề cho laođộng nôngthôn

2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA

2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội

Bình Sơn vốn có một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, bị ảnh hưởng nặng nề của các cuộc chiến tranh. Từ năm 1975 đến nay, huyện đã từng bước khôi phục, xây dựng cơ cấu phát triển nông nghiệp toàn diện, khôi phục và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Từ năm 1998, Khu Kinh tế Dung Quất nằm trên địa hạt huyện ra đời, tạo thuận lợi cho kinh tế Bình Sơn phát triển nhanh.

Tổng giá trị sản xuất năm 2012 đạt 2.712,6 tỷđồng, bằng 98% kế hoạch và tăng 12,6% so với năm 2011. Trong đó, giá trị sản xuất ngành nông lâm ngư nghiệp đạt 776,6 tỷ đồng, bằng 103,5% kế hoạch; ngành công nghiệp - xây dựng đạt 696 tỷđồng, bằng 73,2% kế hoạch; ngành thương mại – dịch vụ đạt 1.240 tỷ đồng, bằng 116,2% kế hoạch. Tỷ trọng ngành nông lâm ngư

nghiệp chiếm tỷ lệ 28,6% (giảm 1,4% so với năm 2011), công nghiệp - xây dựng 31,5% (giảm 1,7% so với năm 2011), thương mại dịch vụ 39,9% (tăng 1,6% so với năm 2011).

V Nông, lâm ngư nghip

* Về trồng trọt:

hoạch năm, trong đó, vụĐông xuân 5.086 ha, vụ Hè thu 3.914 ha và vụ mùa 952 ha năng suất bình quân 57,2 tạ/ha, cao hơn 7,2 tạ/ha so với năm 2011 (trong đó năng suất vụ Đông Xuân đạt cao nhất 59,8 tạ/ha); sản lượng thu hoạch đạt 56.882,4 tấn, bằng 106,1% kế hoạch năm.

Cây Ngô thực hiện đạt 1.638 ha, bằng 97,5% kế hoạch năm, trong đó, vụ Đông Xuân 700 ha, vụ Hè thu 658 ha và vụ 3, vụ mùa 280 ha; năng suất bình quân 50,3 tạ/ha, sản lượng đạt 8.234 tấn, bằng 101,7% kế hoạch năm.

Tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt 65.116 tấn, bằng 105,6% kế hoạch năm, tăng 19,8% (tăng 10.766 tấn) so với cùng kỳ năm 2011.

Ngoài lúa và ngô, các loại cây trồng khác cơ bản thực hiện đạt kế hoạch

đề ra. Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ

thuật được đẩy mạnh, điển hình là đã tổ chức chuyển đổi 100 ha đất lúa, màu kém hiệu quả sang trồng ớt đem lại hiệu quả kinh tế cao cho thu nhập khoảng 250 triệu đồng/ha ở các xã Bình Dương, Bình Trung, Bình Thới và Bình Long; triển khai sản xuất 104 ha lúa giống cho năng suất bình quân đạt 61 tạ/ha, lúa giống sạch bệnh, giải quyết bước đầu về nhu cầu lúa giống trên địa bàn.

* Chăn nuôi – Thú y:

Đàn gia súc của huyện hiện có 1.750 con Trâu; 51.100 con Bò, trong đó

đàn bò lai 19.000 con, chiếm tỷ lệ 37,2% so với tổng đàn; 100.000 con Lợn;

đàn gia cầm có trên 1.200.000 con. * Lâm nghiệp:

Công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng được duy trì thực hiện thường xuyên; trong năm đã trồng rừng tập trung 650 ha (trong đó thực hiện trồng rừng theo chương trình WB3 500 ha), bằng 162,5% (tăng 250 ha) so với kế

các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng. Tuy nhiên do thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài đã xảy ra 03 vụ cháy rừng tại 02 xã Bình Khương và Bình Chương, làm thiệt hại khoảng 4,1 ha rừng. Tổ chức kiểm tra, xác minh xử lý 15 trường hợp vi phạm, phạt tiền nộp ngân sách nhà nước 76.800.000 đồng.

* Thủy sản:

Toàn huyện đã thả nuôi 236 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, bằng 89,7% kế hoạch; sản lượng thu hoạch 526 tấn, bằng 98,5% kế hoạch. Trong

đó diện tích nuôi tôm thực hiện gần 188 ha tôm, bằng 104% kế hoạch năm, tăng 19% (tăng 30,5 ha) so với năm 2011. Sản lượng thu hoạch 457 tấn, bằng 114% kế hoạch.

V Sn xut công nghip, xây dng

* Sản xuất công nghiệp

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2012 (theo giá cốđịnh năm 1994)

đạt 465 tỷđồng, bằng 98,3% kế hoạch và tăng 17,7% so với năm 2011. Các sản phẩm có sản lượng tăng khá như sản xuất đá lạnh, may gia công, đá, sỏi xây dựng... Sản lượng điện thương phẩm bán ra trong năm ước đạt 98 triệu kwh, bằng 100,5% kế hoạch và tăng 5,5% so với năm 2011.

Tổ chức bình chọn được 05 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện và đăng ký gửi bình chọn cấp tỉnh.Phối hợp với tỉnh tổ chức lớp học nâng cao kỹ năng quản trị doanh nghiệp cho 70 doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện.

Hoàn thành quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ huyện Bình Sơn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; quy hoạch đấu nối vào các tuyến đường tỉnh trên địa bàn huyện giai đoạn 2011-2015; thỏa thuận việc xếp loại đường huyện để xác định cước vận tải đường bộ, theo đó tổng số km

loại 6 là 26,4km.

Tại Cụm Công nghiệp – Làng nghề Bình Nguyên hiện có 06 dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định. Giá trị sản xuất trong năm ước đạt khoảng 70.500 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 400 lao động tại địa phương, nộp ngân sách nhà nước ước khoảng 4.000 triệu đồng.

* Xây dựng cơ bản

Tổng vốn đầu tư tập trung năm 2012 là 60.333 triệu đồng (ngân sách tỉnh phân cấp: 14.050 triệu đồng; ngân sách huyện: 46.283 triệu đồng). Giải ngân

đến ngày 25/11/2012 được 28.634 triệu đồng, bằng 47,5% kế hoạch; ước đến ngày 31/12/2012, giải ngân 39.065 triệu đồng, bằng 64,7% kế hoạch. Cụ thể:

- Công trình trả nợ khối lượng: Kế hoạch vốn 4.318 triệu đồng bố trí trả

nợ khối lượng 26 công trình; giải ngân 3.167 triệu đồng, bằng 73,3% kế

hoạch; ước đến ngày 31/12/2012 giải ngân 4.266 triệu đồng, bằng 98,8% kế

hoạch.

- Công trình chuyển tiếp: Kế hoạch vốn 22.070 triệu đồng để bố trí cho 07 công trình, khối lượng thực hiện 17.363 triệu đồng, bằng 78,7%; giải ngân 11.857 triệu đồng, bằng 53,8% kế hoạch; ước đến ngày 31/12/2012 giải ngân 17.979 triệu đồng, bằng 81,5% kế hoạch.

- Công trình khởi công mới: Kế hoạch vốn 14.080 triệu đồng để bố trí 08 công trình, khối lượng thực hiện được 11.144 triệu đồng, bằng 79,1%; giải ngân được 7.286 triệu đồng, bằng 51,7% kế hoạch; ước đến ngày 31/12/2012 giải ngân 7.594 triệu đồng, bằng 53,9% kế hoạch.

- Công trình cấp thiết phải đầu tư: Kế hoạch vốn 11.644 triệu đồng để bố

trí 07 công trình, khối lượng thực hiện được 6.114 triệu đồng, bằng 52,5%; giải ngân 2.014 triệu đồng, bằng 17,3% kế hoạch;

- Công trình khắc phục lũ lụt năm 2011: Kế hoạch vốn 1.070 triệu đồng

để bố trí 02 công trình, khối lượng thực hiện 1.070 triệu đồng, bằng 100%; giải ngân 890 triệu đồng, bằng 83,1% kế hoạch;

- Hỗ trợ đầu tư các xã: Kế hoạch vốn 2.000 triệu đồng để bố trí 03 công trình, thanh toán 1.992 triệu đồng, bằng 99,6% kế hoạch;

- Công trình chuẩn bị đầu tư: Bố trí 5.151 triệu đồng để thực hiện chuẩn bị đầu tư 62 công trình; đến nay đã phê duyệt dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ

thuật 40 công trình, bằng 64,5%; giải ngân 1.376 triệu đồng, bằng 26,7%; * Thương mại, dịch vụ

Lưu thông hàng hoá trên thị trường vẫn giữ ổn định. Doanh thu thương mại – dịch vụ (theo giá cố định) trong năm ước đạt 1.240 tỷ đồng, bằng 116,2% kế hoạch, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2011. Doanh số cho vay từ

các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện (theo giá hiện hành) ước khoảng 1.500.000 triệu đồng; riêng ngân hàng chính sách xã hội huyện cho vay khoảng 230.000 triệu đồng.

Thực hiện khảo sát quy hoạch hệ thống xăng dầu, điểm truyền tải, trung chuyển và neo đậu tàu dầu trên địa bàn huyện giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030; tổ chức kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu, khí hóa lỏng; qua kiểm tra đã hướng dẫn, phổ biến các quy định pháp luật cho các hộ kinh doanh và xử lý một số cơ sở vi phạm theo qui định.

Phối hợp cùng nhà đầu tư đã đưa các hộ tiểu thương vào kinh doanh tại chợ Châu Ổ ổn định; việc thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý, khai thác kinh doanh chợ theo kế hoạch năm 2012, đến nay đã có 4/7 xã đã có kế hoạch chuyển đổi, gồm: Bình Hiệp, Bình Phước, Bình Đông và Bình Khương; còn lại 03 xã: Bình Nguyên, Bình Châu và Bình An chưa thống nhất được hình thức và phương thức chuyển đổi chợ trên địa bàn.

Đăng ký kinh doanh: Trong năm, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện đã cấp được 149 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh cá thể, với tổng vốn đăng ký 15.056 triệu đồng.

Bên cạnh đó, qua kiểm tra đã thu hồi 116 Giấy đăng ký kinh doanh do hộ

nghỉ kinh doanh và sử dụng đất không đúng mục đích nhằm chấn chỉnh hoạt

động kinh doanh và nâng cao ý thức chấp hành nghĩa vụ của cơ sở sản xuất kinh doanh đối với nhà nước.

Giáo dục và đào tạo : Tổng kết năm học 2013-2014, đối với mẫu giáo có 5.634 trẻ được đến trường, tăng 4,33% so với kế hoạch; ở cấp tiểu học có 13.355 học sinh, trong đó có 5.458 học sinh đạt loại giỏi, 4.726 học sinh khá, 2.958 học sinh trung bình và 213 học sinh yếu. Đối với cấp THCS có 11.380 học sinh, trong đó có 2.144 học sinh giỏi, 4.072 học sinh khá, 4.492 học sinh trung bình, 649 học sinh yếu và 23 học sinh kém.

Tỉnh công nhận mới 02 trường đạt chuẩn quốc gia, gồm: Trường Tiểu học Bình Hiệp và Trường THCS Bình Trị, nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện là 34 trường, trong đó: cấp mầm non: 02/25 trường; cấp tiểu học 18/34 trường; cấp trung học cơ sở: 12/24 trường; cấp trung học phổ thông: 02/04 trường.

Cùng với việc nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh, ngành giáo dục còn đặc biệt chú trọng các hoạt động giáo dục thể chất, thẩm mỹ, hướng nghiệp, pháp luật nhằm góp phần nâng cao giáo dục toàn diện cho học sinh.

Y tế - dân số- kế hoạch hóa gia đình: công tác phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm, y tế dự phòng và các chương trình mục tiêu được tăng cường; thường xuyên tổ chức giám sát dịch tể, phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời không để dịch lớn xảy ra.

Trong năm 2014 tiến hành kiểm tra 3.228 lượt cơ sở sản xuất - kinh doanh thực phẩm, đạt 92,23% kế hoạch, có 2.324 lượt cơ sở đạt tiêu chuẩn vệ

sinh, chiếm 72%. Ngoài ra còn tổ chức tốt tháng hành động vì chất lượng vệ

sinh an toàn thực phẩm; tập huấn về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho 50 người, đạt 58,8% kế hoạch. Ngộ độc thực phẩm có 04 ca, nhưng đã được

điều trị kịp thời.

Các hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em được tăng cường và hiệu quả hơn; hàng tháng, các địa phương đều tổ chức truyền thông giáo dục và tổ chức ăn thực hành dinh dưỡng, cân trẻ theo dõi biểu đồ phát triển cho trẻ em dưới 2 tuổi và 5 tuổi.

Ba xã: Bình Đông, Bình Thạnh, Bình Thanh Tây được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế năm 2013; nâng số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 18 xã. Trong năm 2014, phấn đấu xây dựng 05 xã Bình Thuận, Bình Phước, Bình Nguyên, Bình Mỹ và thị trấn Châu Ổ đạt chuẩn quốc gia về

y tế.

Kiện toàn Ban chỉ đạo công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình cấp huyện; tổ chức triển khai thực hiện các mô hình theo kế hoạch; chỉ đạo 07 xã thuộc Đề án kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển tổ chức các hoạt

động tuyên truyền thông qua việc sinh hoạt nhóm, sinh hoạt câu lạc bộ, gắn với cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ. Trong năm có 7.431 trường hợp thực hiện các biện pháp tránh thai, đạt 93,7% kế hoạch; có 1.579 cháu bé được sinh ra, trong đó có 154 cháu là con thứ 3 trở lên, chiếm tỷ lệ 9,75%.

Về định hướng sắp tới :

1. Phát triển Nông, Lâm, Ngư nghiệp

2020 tăng bình quân 5%/năm. Đến năm 2020, giá trị sản xuất ngành nông lâm ngư nghiệp đạt trên 881 tỷđồng, chiếm tỷ trọng 20% trong cơ cấu kinh tế của huyện;

Tăng cường quản lý bảo vệ rừng, thực hiện tốt khoanh nuôi và trồng rừng. Đến năm 2020 nâng độ che phủ rừng đạt 40%.

Xây dựng và phát triển nông thôn mới, đến năm 2020, toàn huyện có trên 60% xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Đẩy mạnh cơ giới hoá, hiện đại hoá trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao tỷ trọng nông sản qua sơ chế và chế biến.Ứng dụng công nghệ sinh học, quy trình sản xuất nông nghiệp hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

2. Phát triển công nghiệp, TTCN, Xây dựng và Giao thông vận tải:

Phấn đấu giá trị sản xuất của ngành công nghiệp – xây dựng 5 năm 2015-2020 tăng bình quân 23-24%/năm. Đến năm 2020, giá trị sản xuất ngành công nghiệp – xây dựng đạt trên 1.633 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng từ 36- 37% trong cơ cấu kinh tế của huyện. Huy động tổng vốn đầu tư phát triển xã hội trong 5 năm 2015-2020 khoảng 7.000 tỷđồng.

3. Phát triển thương mại - dịch vụ:

Phấn đấu giá trị sản xuất của ngành thương mại, dịch vụ 5 năm 2016- 2020 tăng bình quân 19-20%/năm. Đến năm 2020, giá trị sản xuất ngành thương mại – dịch vụđạt trên 1.858 tỷđồng, chiếm tỷ trọng từ 42-43% trong cơ cấu kinh tế của huyện.

4. Tài nguyên môi trường

Giai đoạn 2015– 2020, phấn đấu cấp được 45.000 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cơ bản hoàn thành việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Hoàn thành công tác Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2025 và Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn

2015 – 2020 ở cấp huyện và phấn đấu hoàn thành 100% ở các xã, thị trấn trong năm 2016 và tổ chức thực hiện.

Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và xử lý có hiệu quả các trường hợp ô nhiễm môi trường. Thực hiện phát triển bền vững, kết hợp vấn đề bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế- xã hội. Thực hiện xã hội hóa về bảo vệ môi trường, đến năm 2020 có 100% xã, thị trấn thành lập tổ, đội thu gom hoặc hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom rác thải.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)