MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 93 - 97)

2.3.1 .Thành công

3.3.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Đối với Nhà nước

1. Hỗ trợ về cơ chế chính sách, luật pháp bằng văn bản: Hỗ trợ phát triển các cơ sở dạy nghề thông qua chính sách ưu đãi về đất, thuế; khuyến khích công tác xã hội hóa trong dạy nghề, giảm thuế cho các doanh nghiệp tham gia công tác dạy nghề và có cơ chế chính sách thỏa đáng đãi ngộ cho người lao

động nông thôn đi học nghề.

2. Nhà nước cần hỗ trợ về mặt tài chính, để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng hệ thống cung cấp các dịch vụ thị trường lao động, đặc biệt là dịch vụđào tạo, dạy nghề, thông tin, phân tích và dự báo thị trường lao động, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động giúp cho việc kết nối cung cầu lao động phá bỏ khoảng cách trong đào tạo và tìm việc làm.

3. Để các cơ sở đào tạo nghề thực hiện tốt vai trò trong việc dạy nghề

cho người lao động thì Nhà nước phải quan tâm đến đội ngũ giáo viên dạy nghề, tạo ra thu nhập thỏa đáng để họ yên tâm công tác.

3.3.2. Đối với UBND tỉnh Quảng Ngãi

1. Tạo điều kiện về tín dụng, diện tích mặt bằng khuyến khích thành lập các cơ sở dạy nghề, hỗ trợ về phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý.

2. Có chính sách đãi ngộ đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư cho công tác dạy nghề cho lao động nông thôn: Khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào chương trình đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn với vai trò là người sử dụng cuối cùng.

3. Tỉnh cần quán triệt, phổ biến sâu sắc Luật dạy nghề và Quyết định 1956/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến tận cơ sở; đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở.

KẾT LUẬN

Dạy nghề cho lao động nông thôn có vai trò to lớn trên nhiều phương diện: đảm bảo thu nhập, đời sống cho người dân; ổn định và phát triển kinh tế

- xã hội ở mỗi địa phương và cả nước. Tuy nhiên, người lao động nông thôn ít có khả năng tự học nghề. Vì vậy, dạy nghề cho họ là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị, trong đó chính phủ và chính quyền các địa phương giữ vai trò quyết định. Trong những năm qua, huyện Bình Sơn đặc biệt quan tâm tới vấn đề này và đạt được những kết quả hết sức quan trọng. Nhờ được đào tạo nghề, nhiều lao động nông thôn đã tự tạo việc làm; nâng cao hiệu quả từ việc làm của mình, đáp ứng được yêu cầu của nhiều doanh nghiệp; góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được cũng còn không ít vấn đề huyện Bình sơn cần phải tiếp tục hoàn thiện. Đó là chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa cao, chưa gắn với nhu cầu của thị trường lao động. Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, khả năng cạnh tranh của lao động nông thôn huyện Bình Sơn còn nhiều hạn chế… Trong bối cảnh mới của đất nước,của Quảng Ngãi, của Bình Sơn việc thực hiện những quan điểm và giải pháp mới để phát huy những ưu điểm, khắc phục các nhược điểm trong hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn là hết sức cần thiết. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng, trong thời gian tới huyện Bình Sơn sẽ thực hiện tốt hơn nữa công tác này, góp phần quan trọng vào thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Báo cáo thực trạng lao động huyện Bình Sơn.

[2] Báo cáo Sơ kết 5 năm thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ

tướng Chính phủ về đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên

địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi [3] Cổng thông tin điện tử huyện Bình Sơn.

[4] Đỗ Minh Cương, Mạc Văn Tiến (1995), Phát triển lao động kỹ thuật ở

Việt Nam – Lý luận và thực tiễn, NXB Thống kê, Hà Nội.

[5] Nguyễn Hữu Chí (2003), Nâng cao chất lượng dạy nghề ở thủđô Hà Nội hiện nay, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ

Chí Minh.

[6] Nguyễn Văn Đại (2012), Dạy nghề cho lao động nông thôn vùng đồng bằng Sông Hồng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án Tiến sỹ Kinh tế.

[7] Bùi Huy Đáp, Nguyễn Điền (1998), Nông nghiệp Việt Nam bước vào thế

kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[8] Phạm Ngọc Đỉnh (1999), Quản lý giáo dục nghề nghiệp phục vụ sự

nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Luận văn thạc sỹ

kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

[9] Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020.

[10] Trần Khánh Đức (2002), Giáo dục kỹ thuật – nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[11] Nguyễn Thị Gấm (1996), Phát hiện và đánh giá một số dòng bất dục đực cảm ứng nhiệt độ, Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[12] Nguyễn Hải Hữu (2000), Thực trạng chính sách dạy nghề và tạo việc làm cho thanh niên, định hướng và giải pháp 2001-2020, Đề tài cấp Bộ, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

[13] Lưu Đình Mạc (1990), Một số kiến nghị về kiểu cách đầu tư cho các loại hình đào tạo, loại hình trường theo cơ cấu hệ thống giáo dục đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề mới, Đề tài cấp Bộ, mã số 52.VNN.02.06, Viện nghiên cứu giáo dục đại học và giáo dục chuyên nghiệp.

[14] Phạm Văn Quyết (1989), Một số kiến nghị và phương pháp xây dựng

định mức chi phí thường xuyên trong đào tạo một học sinh đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, Đề tài cấp Bộ, mã số

52.VN.04.01, Viện nghiên cứu giáo dục đại học và giáo dục chuyên nghiệp.

[15] Nguyễn Viết Sự (2005), Giáo dục nghề nghiệp – Những vấn đề và giải pháp, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[16] Mạc Văn Tiến (2000), Thông tin thị trường lao động qua dạy nghề, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.

[17] Nguyễn Đức Tĩnh (2001), Hoàn thiện quản lý nhà nước về dạy nghề

nước ta hiện nay, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

[18] Phan Chính Thức (2003), Những giải pháp phát triển dạy nghề góp phần

đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sỹ, Đại học Sư phạm Hà Nội.

[19] Lương Anh Trâm (2000), Một số giải pháp Công đoàn góp phần nâng cao chất lượng dạy nghề cho công nhân đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số 98-97-TLĐ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

[20] Trang thông tin điện tử của Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động thương binh và xã hội.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 93 - 97)