Tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 41 - 45)

1.1.2 .Vai trò của đào tạo nghề cho laođộng nôngthôn

1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG ĐÀO TẠO

1.4.2. Tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa là một tỉnh sản xuất nông nghiệp chủ yếu, với dân số hơn 3,6 triệu người, 80% dân số sống ở nông thôn, nguồn lao động dồi dào (hơn 2 triệu người) chiếm trên 50% dân số trung bình của tỉnh. Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung đầu tư nguồn nhân lực, vật lực cho đào tạo nghề lao

động nông thôn, theo đó, các trường nghề, trung tâm dạy nghề, cơ sở dạy nghề đã phát triển cả về quy mô và số lượng. Tuy nhiên, so với yêu cầu đề ra thì chất lượng, hiệu quả của các trường nghề, trung tâm dạy nghề đến nay vẫn còn nhiều bất cập, cần sớm có những giải pháp tháo gỡ. Thực trạng các trung tâm dạy nghề :

Hiện tại, tỉnh Thanh Hóa có 95 cơ sở dạy nghề và 55 cơ sở khác có đăng ký hoạt động dạy nghề cho lao động xã hội. Riêng trung tâm dạy nghề có 24 cơ sở, gồm 16 cơ sở công lập và 8 cơ sở dân lập. Hằng năm, các cơ sở dạy nghề đã đào tạo nghề cho khoảng 50.000 đến 60.000 lao động nông thôn; ngoài ra còn mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng, chuyển giao tiến bộ, khoa học – kỹ thuật cho hơn 200.000 lượt người; góp phần đáng kể trong chương trình

đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và tạo nguồn lao động đã qua đào tạo cho vùng nông thôn nói riêng. Qua các lớp dạy nghề, đã làm thay đổi nhận thức của người lao động nông thôn, người nông dân hiểu được: có học nghề mới có những kiến thức mới về kỹ thuật thâm canh cây trồng, bảo vệ thực vật, phòng ngừa dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi... Trên địa bàn cả tỉnh, ngoài một số trung tâm dạy nghề được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất khá tốt, có mặt bằng rộng, phòng học lý thuyết, xưởng thực hành, trang thiết bị dạy nghề... đa dạng phong phú; có đội ngũ

giáo viên cơ hữu vững vàng, như Thường Xuân, Mường Lát, Thiệu Hóa, Hoằng Hóa..., còn có nhiều trung tâm dạy nghề cấp huyện cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy nghề khá khiêm tốn so với yêu cầu, thiếu về số

lượng, lạc hậu về công nghệ; đội ngũ giáo viên dạy nghề chưa bảo đảm cơ

cấu, loại hình đào tạo. Giáo viên lý thuyết và thực hành chưa đồng bộ, thiếu kinh nghiệm thực tế sản xuất, yếu về ngoại ngữ và khả năng tiếp cận với công nghệ tiên tiến.Số giáo viên hiện có, phần lớn mới chỉ “thiên” về đào tạo định hướng nghề. Biên chế hiện tại của các trung tâm còn quá mỏng, phổ biến mới

được biên chế từ 5 đến 7 người bao gồm cả cán bộ quản lý và giáo viên. Như

Trung tâm dạy nghề huyện Thiệu Hóa được xây dựng trên khu đất khá đẹp của thị trấn, với diện tích 10.000 m2, được đầu tư xây dựng từ năm 2009, với nguồn kinh phí khoảng 9 tỷ đồng. Hiện trung tâm có một dãy nhà cao tầng gồm cả phòng học lý thuyết và thực hành, một khu nhà điều hành. Biên chế

của trung tâm chỉ có 7 người và 1 hợp đồng, trong đó có 3 giáo viên dạy nghề; tại trung tâm đang có 2 lớp dạy nghề may công nghiệp, nhưng phải thuê giáo viên của Trường Trung cấp nghề Bỉm Sơn.

Nguồn kinh phí cho các trung tâm dạy nghề công lập hoạt động khiêm tốn, chủ yếu vẫn dựa vào nguồn ngân sách Nhà nước cấp, chưa phát huy được tính năng động, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, sử dụng cán bộ, giáo viên. Hệ thống giáo trình chuẩn của các trung tâm dạy nghề vẫn trong tình trạng thiếu, chưa được chuẩn hóa, chậm đổi mới để thích ứng với công nghệ và thực tế sản xuất. Một thực tế nữa tại các địa phương là, người nông dân chưa thiết tha trong việc học nghề tại các trung tâm. Có nhiều lý do dẫn đến thực tế này, nhưng tựu chung lại là do công tác tuyên truyền, phổ

biến để người nông dân học nghề chưa rộng khắp; nguồn kinh phí dành cho nông dân học nghề chưa được cấp đầy đủ; một số nghề người nông dân học rồi nhưng chưa có việc làm, hoặc sản phẩm làm ra giá trị thấp, chưa có nơi bao tiêu sản phẩm. Mặt khác, thông tin thị trường lao động hạn chế, bó hẹp nên người lao động còn lúng túng trong việc lựa chọn ngành nghề học với việc làm sau đào tạo. Sự phối hợp giữa doanh nghiệp với cơ sở dạy nghề

trong việc sử dụng lao động sau đào tạo chưa tốt, hầu hết người học nghề sau khi tốt nghiệp đều khó tự tìm việc làm. Một số giải pháp nhằm khắc phục khó khăn, hạn chế của Thanh Hóa, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học nghề tại các trung tâm dạy nghề:

Thứ nhất: tiếp tục quan tâm chỉ đạo đầu tư cho chương trình đào tạo nghề, cấp nguồn vốn đầu tư xây dựng các trường nghề, trung tâm dạy nghềđã

được phê duyệt dự án đầu tư xây dựng. Hằng năm, bổ sung một phần ngân sách địa phương để hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn và tăng cường mua sắm trang thiết bị dạy nghề cho các trung tâm dạy nghề cấp huyện. Xây dựng và ban hành chính sách khuyến khích đầu tư đối với các cơ sở dạy nghề

ngoài công lập, như chính sách ưu đãi huy động vốn, tín dụng, thuế, phí và lệ

phí, đất xây dựng phòng học, nhà xưởng học nghề. Chú trọng đầu tư tập trung cho các cơ sở dạy nghề được phê duyệt nghề trọng điểm giai đoạn 2011-2015 theo Quyết định số 826/QĐ-LĐTBXH, ngày 07/7/2011 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; các cơ sở dạy nghề được hỗ trợ đầu tư theo quy định tại Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Các huyện, thị xã, thành phố cần chủ động, linh hoạt huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ dạy nghề.

Thứ hai: tập trung bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại, bảo đảm chuẩn hóa

đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề. Phối hợp với các cơ sởđào tạo, như Tổng cục Dạy nghề, các trường đại học, sư phạm kỹ thuật, cao đẳng nghề để mở lớp bồi dưỡng kỹ năng dạy học, nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy nghề ở các trung tâm. Tạo điều kiện cho giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề và người học nghề tham quan, thực hành, thực tập tại các doanh nghiệp để nâng cao kỹ năng nghề, kinh nghiệm thực tiễn sản xuất, nhằm nâng cao kiến thức thực tế cho giáo viên dạy nghề. Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách ưu tiên, khuyến khích, bổ sung biên chế giáo viên dạy nghề cơ hữu cho các trung tâm dạy nghề. Mặt khác, cũng cần quan tâm đến điều kiện vật chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên dạy nghề, như nhà công vụ cho giáo viên, có sự hỗ trợ, tạo điều kiện về đất cho giáo viên xây dựng nhà ở ổn định lâu dài, nhất là ở các huyện miền núi; nâng mức thu nhập hàng tháng cho giáo viên dạy nghề.

Thứ ba: UBND tỉnh cấp kinh phí hỗ trợ kịp thời cho lao động nông thôn học nghề theo các chương trình, dự án của tỉnh và phân bổ kinh phí hỗ trợ đối với các dự án của Trung ương, như Dự án: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” để thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”. Mặt khác, các trung tâm dạy nghề, các cơ quan chủ quản

cần năng động hơn trong việc huy động các nguồn lực khác trong xã hội để

hỗ trợ lao động nông thôn học nghề.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 41 - 45)