ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAOĐỘNG NÔNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 80 - 81)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAOĐỘNG NÔNG

NÔNG THÔN Ở HUYỆN BÌNH SƠN HIỆN NAY

2.3.1.Thành công

Mặc dù thời gian đầu triển khai còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, song, đến nay công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Bình Sơn đã bước đầu đạt được những thành tựu:

- Tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội đặc biệt là nhận thức của người dân bắt

đầu có sự chuyển biến và quan tâm hơn đến việc ưu tiên cho học nghề, tạo việc làm, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

- Các cơ sở dạy nghề về tận địa phương để mở lớp, đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia học nghề giảm được chi phí, thời gian đi lại;

địa điểm thực hành cũng cơ động, có lúc thực hành tại địa điểm mở lớp, tại hộ

gia đình hoặc tại các cơ sở sản xuất… qua đó thu hút được người dân tham gia học nghề.

- Hiệu quả đào tạo nghề được nâng lên. Người học nghề đã tiếp cận phổ

cập được kiến thức mới về lĩnh vực mình được đào tạo, biết cách làm ăn, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, tạo việc làm tại chỗ, hoặc tự

hành nghề để kiếm sống, có thêm cơ hội được nhận vào làm việc tại các cơ sở

sản xuất và các doanh nghiệp tại địa phương, qua đó nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình, góp phần ổn định cuộc sống. Kết quả trên đã góp phần tích cực trong việc thay đổi tư duy lao động sản xuất của người dân, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững trong khu vực nông thôn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)