1.1.2 .Vai trò của đào tạo nghề cho laođộng nôngthôn
2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
HUYỆN BÌNH SƠN
2.1.1. Điều kiện tự nhiên Tự nhiên Tự nhiên
Bình Sơn là một huyện đồng bằng ven biển, cửa ngõ phía bắc tỉnh Quảng Ngãi. Phía đông giáp biển Đông; phía tây giáp huyện Trà Bồng; phía nam giáp huyện Sơn Tịnh; phía bắc giáp huyện Núi Thành (tỉnh Quảng Nam). Bình Sơn có một địa hình đa dạng có thể phân chia làm ba vùng, mỗi vùng có đặc điểm thổ nhưỡng khác nhau: 1) Vùng trung du bán sơn địa gồm các xã phía tây giáp Trà Bồng, có nhiều núi đá, đất bazan; 2) Vùng châu thổ
dọc hai bên bờ sông Trà Bồng, gần sông, được phù sa bồi đắp hằng năm, xa sông là đất pha cát; 3) Vùng đồi thấp nhấp nhô và những trảng cát rộng giáp với tỉnh Quảng Nam, nối với bờ biển phía đông. Vùng này cũng có đất bazan xen lẫn với sa khoáng.
Núi đồi: Bình Sơn có nhiều núi cao thấp trải dài từ phía đông huyện Trà Bồng ra đến bờ biển Đông: núi Đồng Tranh ở Thọ An cao 785m, các núi Chớp Vung, Thình Thình (Sâm Hội), Ba Bì, núi Đất, núi Răm, núi Sơn, núi Lớn, núi Cổ Ngựa, núi Trì Bình (tục gọi là núi Cấm), Xuân An, An Lộc, Tam Thao, An Hải, Kiền Kiền, núi Gió, Nam Châm, Cà Ty… cao trên dưới 100m; hầu như xã nào cũng có đồi gò.
Sông suối:Sông Trà Bồng là một trong bốn con sông lớn của Quảng Ngãi, phát nguyên từ vùng núi cao Trà Bồng chảy xuyên qua huyện Bình Sơn khoảng 25km theo hướng đông - tây, đến thôn Giao Thủy (xã BìnhThới) chảy
theo hướng đông bắc rồi đổ ra cửa Sa Cần. Sông Trà Bồng từ xưa là đường thủy quan trọng trong việc giao lưu xuôi - ngược; là một trong những nguồn nước quan trọng nhất cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.
Bờ biển: Bình Sơn có bờ biển dài 54km và chính là đoạn bờ biển khúc khuỷu nhất trong tỉnh Quảng Ngãi với nhiều mũi đất và vũng vịnh, có các cửa biển Sa Cần, vũng Quýt (Dung Quất), cửa Sa Kỳ (giáp với huyện Sơn Tịnh), các vịnh Việt Thanh, Nho Na. Các cửa biển và vịnh này, từ xưa đã phát triển nghề đánh bắt, chế biến hải sản, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Từ đầu thế kỷ XXI, Dung Quất được xây dựng thành cảng biển nước sâu, trong vùng nội địa thì xây dựng Khu Kinh tế Dung Quất.
Đồng bằng:Hai bên bờ sông Trà Bồng là vùng đồng bằng tươi tốt nhất. Các vùng xa sông đất đai thường cằn cỗi, thiếu nước. Đất canh tác ở Bình Sơn thích hợp cho việc trồng lúa nước, khoai, sắn, mía, dâu, dưa hấu…
Về tình hình sử dụng đất năm 2005 như sau: 1) Đất nông nghiệp 21.729,895ha (46,55%); 2) Đất lâm nghiệp 9.876,39ha(21,16%); 3) Đất khu dân cư 1.493,21ha(3,21%); 4) Đất chuyên dùng 4.278,96ha(9,16%); 5) Đất chưa sử dụng 9.298,54ha (19,92%).
Rừng núi: Trước kia vùng núi cao phía tây Bình Sơn có nhiều gỗ quý thuộc nhóm I, có voi, hổ, nai, khỉ, trăn. Ngày nay chỉ còn một ít gỗ quý, không còn voi, hổ. Từ sau ngày hoàn toàn giải phóng đến nay, Bình Sơn đã trồng mới hàng vạn hécta rừng (nhiều nhất là bạch đàn, chè, cao su, điều) và khoanh nuôi tái sinh hàng vạn hécta rừng khác; mỗi năm khai thác khoảng 10.000m3 gỗ các loại (nhiều nhất là bạch đàn), trên 10 vạn cây tre, lồ ô, trên 26 vạn ster củi và một số trầm hương, sa nhân, mật ong… Dưới lòng đất vùng rừng núi phía tây huyện có quặng sắt, từ thế kỷ XVIII, XIX đã được khai thác dùng rèn công cụ sản xuất, vũ khí, đã có địa danh Lò Thổi.
Biển: Biển và ven biển Bình Sơn chứa nhiều tài nguyên, nhất là các loại hải sản. Cát ven biển có thể phục vụ công nghệ chế biến thủy tinh.Vùng biển Bình Sơn có nhiều tiềm năng về du lịch.
Nhìn chung, tình hình khí hậu Bình Sơn thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên, cứ vài ba năm thường có một trận lũ lụt lớn hoặc một trận bão biển và mấy năm gần đây thường xảy ra hạn hán gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, nhiều thiệt hại về người và tài sản cho ngư dân vùng biển.