Tình hình laođộ ng, việc làm của laođộng nôngthôn huyện Bình

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 58 - 69)

1.1.2 .Vai trò của đào tạo nghề cho laođộng nôngthôn

2.1.3.Tình hình laođộ ng, việc làm của laođộng nôngthôn huyện Bình

2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA

2.1.3.Tình hình laođộ ng, việc làm của laođộng nôngthôn huyện Bình

Bình Sơn

- Số lượng lao động :

Năm 2014, dân số trên địa bàn huyện là 191.268 người,tổng số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao trên dân số, tăng từ 96.581người năm 2005 lên 108.078 người năm 2014 (chiếm 56,51 % dân số trong toàn huyện).

51 Bảng 2.1. Lao động trong độ tuổi năm 2005 – 2014 ĐVT : Người NĂM 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng dân số 180730 182256 183750 185561 186110 187105 188124 189254 190249 191268 Nam 88695 89442 89875 91061 90938 91554 92052 92504 93091 93741 Nữ 92035 92814 93875 94500 95172 95551 96072 96750 97158 97527 Thành Thị 9004 9106 9187 9280 9306 9370 9426 9472 9515 9580 Nông thôn 171726 173150 174563 176281 176804 177735 178698 179782 180734 181688 Lao động trong độ tuổi 96581 98403 99705 100907 102080 103282 104484 105786 106989 108078 Tỉ lệ so với dân số (%) 53,44 53,99 54,26 54,38 54,85 55,20 55,54 55,90 56,24 56,51

Biều đổ 2.1.Dân số, lao động huyện Bình Sơn từ năm 2005 đến 2014

- Nguồn nhân lực của huyện trong những năm qua phát triển khá nhanh cả về số lượng, chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng nhanh và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

- Cơ cấu dân số của huyện Bình Sơn đang giai đoạn rất tốt, tỷ lệ dân số

năm trong độ tuổi lao động cao và còn kéo dài trong nhiều năm tiếp theo với tỷ lệ dấ số trẻ trong độ tuổi lao động cao và đảm bảo mức sinh thay thế.

Bảng 2.2. Cơ cấu theo nhóm tuổi của lực lượng lao động năm 2014

Nhóm tuổi

Tổng số Tổng số Tổng số

Số người % Số người % Số người %

15-19 13143 13,37 579 12,61 12564 13,41 20-24 12819 13,04 363 7,90 12456 13,29 25-29 12377 12,59 403 8,77 11974 12,78 0 50000 100000 150000 200000 250000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng dân số Thành thị Nông thôn Lao động trong độ tuổi

Nhóm tuổi

Tổng số Tổng số Tổng số

Số người % Số người % Số người %

30-34 11659 11,86 510 11,11 11149 11,90 35-39 12888 13,11 594 12,93 12294 13,12 40-44 12052 12,26 634 13,81 11418 12,18 45-49 9762 9,93 586 12,77 9175 9,79 50-54 8484 8,63 567 12,35 7916 8,45 60+ 5122 5,21 356 7,76 4765 5,09 Tổng số 98305 100 4593 100 93712 100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác Phòng Lao động TB&XH huyện )

- Năm 2014 tỷ lệ lao động tham gia làm việc trong ngành Nông – lâm – ngư nghiệp là 52,42%, ngành Tiểu thủ công nghiệp – xây dựng cơ bản là chiếm 16,91% và trong ngành Thương mại – dịch vụ là 30,67%.

Biều đồ 2.2.Tỷ lệ lao động tham gia vào các ngành kinh tế năm 2014

52.42%

16.91% 30.67%

T l lao động trong các ngành kinh tế

Nông nghiệp công nghiệp Dịch vụ

54

Bảng 2.3. Lao động làm việc trong các ngành kinh tế giai đoạn 2005-2014

ĐVT : Người Năm Ngành kinh tế 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số 86750 86905 87609 89038 89742 90935 92522 93880 96322 98305 % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nông-Lâm- Thủy sản 52744 51813 51523 51776 52060 51424 51452 51062 51436 51532 % 60,8 59,62 58,81 58,15 58,01 56,55 55,61 54,39 53,4 52,42 Công nghiệp- Xây dựng 13021 13192 13369 13685 13973 14368 15174 15584 16067 16623 % 15,01 15,18 15,26 15,37 15,57 15,8 16,4 16,6 16,68 16,91 Thương mại- Dịch vụ 20985 21900 22717 23577 23710 25144 25897 27235 28820 30150

% 24,19 25,2 25,93 26,48 26,42 27,65 27,99 29,01 29,92 30,67

Như vậy, lực lượng lao động tham gia làm việc trong ngành Nông – lâm – ngư nghiệp vẫn còn khá cao, chiếm 52,42 % số lao động đang tham gia làm việc trong nền kinh tế trong khi đó lao động thuộc các hộ dân nhường đất sản xuất nông nghiệp cho các dự án đầu tư, phát triển Khu kinh tế Dung Quất khá nhiều dẫn đến tình trạng một bộ phận người lao động thất nghiệp, thiếu việc làm, thu nhập không ổn định còn khá nhiều. Do đó, công tác giải quyết việc làm, đào tạo nghề và chuyển đổi ngành nghề cho người lao động là hết sức cần thiết.

- Trình độ học vấn của lao động được cải thiện khá nhanh trong 10 năm từ 2005 đến 2014, số lao động đã tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) năm 2005 chiếm 47,43% đến năm 2014 là 70,82%, trong đó có 26,95% tốt nghiệp THPT, đây là điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo nguồn nhân lực, nhất là lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề

cao.Tuy nhiên số lao động có trình độ từ hoàn thành chương trình tiểu học trở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xuống vẫn còn chiếm tỷ lệ 29,18% . Biều đồ 2.3.Trình độ học vấn của lao động Bình Sơn năm 2014 26.95% 43.87% 29.18% Trình độ hc vn ca lao động THCS THPT Tiểu học

- Năm 2005, số lao động qua đào tạo đạt 18,59%, đến năm 2014 được nâng lên 27,54% , tỷ lệ lao động được đào tạo nghề là 22,62%.Đây là tỷ lệ

quá thấp so với nhu cầu của sự phát triển của xã hội, tỷ lệ người trong độ tuổi lao chưa qua đào tạo vẫn còn cao, trong khi đó việc nhường đất cho các dự án

đầu tư, phát triển Khu kinh tế Dung Quất dẫn đến tình trạng một bộ phận người lao động mất đất sản xuất nên xảy ra tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm. Vì vậy nhu cầu học nghề của lao động nông thôn để áp dụng khoa học kỹ

thuật vào sản xuất, tự tạo việc làm, chuyển đổi ngành nghề, nâng cao chất lượng cuộc sống là hết sức cần thiết.

Biều đồ 2.4.Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2005 đến 2014

18.59 19.27 20.47 21.9 22.35 23.8 24.82 26.02 26.7 27.54 14.52 15.16 15.98 17.35 18.41 19.12 20.18 20.89 21.73 22.62 0 5 10 15 20 25 30 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tỷ lệ LĐ qua đào tạo chung (%) Tỷ lệ LĐđược đào tạo nghề (%)

- Hiện nay ở Bình Sơn còn rất thiếu nhân lực trình độ cao, nhất là trong các lĩnh vực: Tư vấn hoạch định chính sách, tư vấn luật pháp (đặc biệt là luật pháp quốc tế), khoa học, công nghệ, tài chính ngân hàng, quản lý doanh nghiệp, chuyên gia kỹ thuật trình độ cao... Trong cơ cấu nguồn nhân lực qua

đào tạo, lực lượng công nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ trên 50%; lao động có trình

độ từ cao đẳng trở lên đạt 10,75%; Lao động bậc trung cấp chiếm 6,79%. Một

đặc điểm khác là: một số đáng kể người lao động được đào tạo nhưng không làm đúng ngành nghề được đào tạo (do không tìm được công việc phù hợp hoặc không có nhu cầu làm việc tại những nơi cần đúng ngành nghề đào tạo vì nhiều lý do khác nhau).

- Một bộ phận lao động nông thôn ở huyện chưa có nhận thức đúng về đào tạo nghề, học nghề. Một phần do tập quán và thói quen canh tác, nông dân tiến hành sản xuất nông nghiệp theo kinh nghiệm, nông dân coi sản xuất nông nghiệp nói riêng và các hoạt động khác trong khu vực nông thôn nói chung là công việc giản đơn không phải học. Do đó, nông dân nhận thức về

việc học tập để sản xuất chưa thực sự cần cho bản thân họ. Nhu cầu học tập của họ được dồn vào cho thế hệ con cháu với mục đích là tìm lối thoát khỏi nghề nông và cuộc sống ở nông thôn.

- Trong một vài năm trở lại đây, dân số và lao động nông thôn ở huyện Bình Sơn có xu hướng tiếp tục gia tăng; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, dù đã có nhiều tiến bộ so với trước, nhưng vẫn còn thấp so với yêu cầu, chưa

đạt chỉ tiêu đề ra;

- Khi đất nước hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế thì những thách thức quan trọng đầu tiên đòi hỏi lao động nông nghiệp - nông thôn phải vượt qua chính là vấn đề khắc phục mọi khó khăn, cố gắng học tập nhằm nâng cao hơn học vấn và chuyên môn kỹ thuật. Bởi lẽ, đây là những yếu tố cơ bản, điều kiện tiên quyết để phát triển nguồn nhân lực, nâng cao sức cạnh tranh trong cơ

chế thị trường của mọi nền kinh tế. Hiện tại, trình độ dân trí, học vấn và chuyên môn kỹ thuật của lao động nông nghiệp - nông thôn còn ở trình độ

thấp, nên nhìn chung, sức cạnh tranh về năng suất cũng như chất lượng sảnphẩm còn bị nhiều hạn chế. Vì vậy, đào tạo dạy nghề cho lao động nông thôn sẽ góp phần giúp tỉnh vượt qua những khó khăn, thách thức này.

- Tình hình việc làm :

Trong giai đoạn 2012 – 2014 huyện đã chỉ đạo, phối hợp với các cơ

quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai các hoạt động nhằm giải quyết việc làm mới và giải quyết việc làm tại chỗ cho 4.690 lao động trên địa bàn huyện, trong đó:

Giải quyết việc làm mới (người lao động làm việc tại các doanh nghiệp) là 2.053 lao động, thông qua các kênh:

- UBND huyện phối hợp với Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh mở 05 Sàn giao dịch việc làm tại huyện, kết quả có 1.069 lao động được các doanh nghiệp trong nước tiếp nhận vào làm việc tại các đơn vị.

- Phối hợp, tạo điều kiện cho Công ty điện tử Foster tư vấn, tuyển dụng lao động trực tiếp tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, kết quả có 984 lao

động được tuyển dụng làm việc tại công ty.

Giải quyết việc làm tại chỗ cho 2.637 lao động, thông qua các kênh vốn vay lãi suất ưu đãi và đào tạo nghề, cụ thể:

- Kênh vốn vay Quỹ quốc gia về việc làm:

+ Trên cơ sở chỉ tiêu nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm được tỉnh phân bổ và vốn thu hồi, UBND huyện chỉ đạo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện kịp thời phân khai nguồn vốn về cho các xã, thị trấn, phối hợp với Hội, đoàn thể, chủ dự án tại cơ sở tiến hành lập hồ sơ, thẩm định dự án. Kết quả, đã giải ngân 10.739 triệu đồng vốn vay giải quyết việc làm

theo Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm, giải quyết việc làm tại chỗ

cho hơn 1.290 lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đến nay, từ nguồn vốn vay đã tạo được việc làm và tăng thu nhập cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện. Hộ vay vốn sử dụng vốn vay đúng mục

đích, biết đầu tư cây trồng, vật nuôi và nhiều mô hình kinh tế đem lại hiệu quả

kinh tế cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của vùng. Nhờ nguồn vốn vay mà nhiều hộ gia đình nằm trong công trình dự án di chuyển đến khu ở mới cũng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ưu đãi và giải quyết công việc cho hộ

nhàn rỗi có việc làm ổn định. Nhiều hộ vay chấp hành tốt việc trả lãi hàng tháng và trả nợ gốc khi đến hạn.

- Giải quyết việc làm qua các kênh khác: Song song với các hoạt động trên, UBND huyện Bình Sơn còn phối hợp với các Hội đoàn thể tranh thủ các nguồn vốn ưu đãi của Trung ương, của tỉnh ủy thác, tạo điều kiện cho người dân được vay vốn giải quyết việc làm, phát triển sản xuất, điển hình như: Nguồn vốn hỗ trợ phụ nữ nghèo của Trung ương hội, vốn dự án tín dụng tiết kiệm, vốn MQI của Hội LHPN tỉnh và huyện đã cho 1.196 lượt người vay, với số tiền là 6.934.000.000 đồng; từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân đã cho 88 hộ vay với số tiền là 1.430.000.000 đồng, nguồn vốn phi Chính phủ của Hội Cựu chiến binh huyện cho vay 63 hộ, với số tiền 323.000.000 đồng…

Từ những hoạt động trên, đã tạo điều kiện cho người dân được vay vốn, học nghề, nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người lao động tại địa phương, đồng thời đẩy mạnh Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trong toàn tỉnh nói chung và cho huyện Bình Sơn nói riêng.

Từ năm 2005 đến 2014, tỷ lệ lao động thất nghiệp của huyện Bình Sơn đã giảm từ 5,59% xuống còn 3,02%.

Biều đồ 2.5.Tỷ lệ lao động thất nghiệp huyện Bình Sơn từ năm 2005 đến 2014 5.59 5.21 4.82 4.47 4.12 3.91 3.86 3.62 3.11 3.02 85.06 85.59 86.11 86.62 87.12 87.61 88.08 88.08 88.99 89.43 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tỷ lệ lao động thất nghiệp (%) Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn (%)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 58 - 69)