Đặc điểm của laođộng nôngthôn ảnh hưởng đến công tác đào tạo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 25 - 36)

1.1.2 .Vai trò của đào tạo nghề cho laođộng nôngthôn

1.1.3. Đặc điểm của laođộng nôngthôn ảnh hưởng đến công tác đào tạo

phần vào mục tiêu phát triển nguồn nhân lực nông thôn theo hướng công nghiệp và hiện đại. Xuất phát từ quan điểm và mục tiêu đó cần thấy rõ công tác đào tạo nghề là khâu then chốt, đột phá. Các cơ sở dạy nghề phải tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đội ngũ giáo viên dạy nghề, cải tiến giáo án, giáo trình và phương pháp dạy nghề để lao động nông thôn được đào tạo ra có đủ trình độ chuyên môn, tay nghề cao đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp hiện đại, sẵn sàng chuyển sang phục vụ phát triển công nghiệp.

1.1.3. Đặc điểm của lao động nông thôn ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề nghề

Đặc điểm người nông dân và lao động nông thôn nước ta là cần cù, chịu khó, sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới để cải tạo thiên nhiên, giúp ích cho hoạt

động nông nghiệp của mình. Tuy nhiên, một trong những nhược điểm của lao

động nông thôn trong giai đoạn hiện nay là làm việc manh mún, do tập quán làm việc theo cảm tính dẫn đến người nông dân không có định hướng phát triển hoạt động nông nghiệp rõ ràng nếu như không có sự tư vấn chi tiết của các cơ quan chuyên môn, của những người có kinh nghiệm. Thiếu việc làm, không tìm được việc làm, thời gian nhàn rỗi, phần lớn chưa có nghề và chưa

được đào tạo nghề là những đặc trưng cơ bản của lao động nông thôn. Chính

đặc điểm của người nông dân như trên làm cho vai trò đào tạo nghề càng trở

nên quan trọng, quyết định sự thành công của việc hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nói chung và thành công của xây dựng nông thôn mới nói riêng.

1.2. NỘI DUNG ĐÀO TẠO NGHỀ

1.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo nghề

Nhu cầu đào tạo nghề là cơ sở quan trọng để hệ thống đào tạo nghề

chuẩn bị các điều kiện vật chất, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên tương

ứng. Ngược lại, nhu cầu đào tạo cũng có thể được tính toán từ việc xem xét các điền kiện vật chất và con người có thể huy động cho đào tạo nghề với nhu cầu từ sự phát triển kinh tế xã hội. Việc xem xét mối tương quan giữa nhu cầu xã hội và khả năng về các điều kiện có thể huy động là quy trình hợp lý nhất

để xác định nhu cầu đào tạo nghềở một quốc gia, một vùng, địa phương trong một khoảng thời gian nhất định.

Tuy nhiên, khi xác định nhu cầu đào tạo nghề, cần xem xét đối tượng của hoạt động dạy nghề, những người học nghề với nhu cầu học nghề thực sự

của họ và các điều kiện của chính họ để có thể tham gia vào quá trình dạy nghề. Nông dân là những người có điều kiện sống khó khăn nên kinh phí học nghề dưới dạng học phí thường sử dụng ngân sách Nhà nước hoặc qua các chương trình hỗ trợ.Thậm chí, một số đối tượng như người nghèo, người dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách khác còn phải hỗ trợ kinh phí cho người học mới thì mới tổ chức được dạy nghề. Vì vậy, xã hội hóa dạy nghề nhằm giảm bớt gánh nặng về kinh phí cho nhà nước mới hy vọng nâng cao trình độ

nghề cho lao động ở nông thôn - khu vực có số lượng người cần dạy nghề rất lớn.

- Về phương pháp xác định: Xác định tổng nhu cầu đào tạo nghề dựa trên số lượng lao động từng năm, chất lượng đào tạo hiện tại và nhu cầu của từng địa phương theo yêu cầu và theo mục tiêu đào tạo nghề các địa phương lựa chọn. Xác định nhu cầu đào tạo theo từng ngành nghề nông thôn theo mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mức độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (cụ

thể là quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp).

1.2.2. Xác định mục tiêu đào tạo nghề

Thuật ngữ mục tiêu được giải nghĩa là: “ Đích đặt ra, cần phải đạt tới,

đào tạo đều hướng tới mục tiêu đào tạo nhất định phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội, các ngành sản xuất dịch vụ, khoa học công nghệ và cá nhân.

Đối tượng của các hoạt động đào tạo là con người và do đó mục đích đào tạo chung là hướng tới hình thành và phát triển nhân cách con người, nhân cách nghề nghiệp thích hợp với nhu cầu phát triển trong từng giai đoạn lịch sử

của xã hội và từng cá nhân. Mục tiêu đào tạo là những thái độ, kiến thức, kỹ

năng nhất định mà người lao động cần đạt tới.

Sơđồ 1.1. Cấu trúc thứ bậc tiếp cận mục tiêu đào tạo

Trên cơ sở mục tiêu đào tạo chung hoặc mục tiêu đào tạo tổng quát sẽ

hình thành các mục tiêu đào tạo cụ thể của từng bậc học, loại hình trường và từng ngành nghềđào tạo, từng bài giảng lý thuyết hoặc thực hành.

Các mục tiêu đào tạo quốc gia thông thường được xác định trong các văn bản pháp chế của nhà nước ( Luật giáo dục, Nghị định của chính phủ hoặc người đứng đầu Chính phủ. . .). Mục tiêu đào tạo quốc gia phản ánh những yêu cầu chung nhất của toàn bộ các hoạt động đào tạo đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách người học, đồng thời cũng định hướng cho toàn

Loại hình đào tạo nghề

Ngành nghề đào tạo

Phần học,

môn học Chương mục Bài githuyảng lý ết

Bài tập, thực hành, thực

bộ các hoạt động tổ chức và quản lý đào tạo trên quy mô toàn quốc và ở mọi cấp học, mọi loại hình đào tạo.

Trong bất kỳ hoạt động lao động nào của con người, thì việc đặt ra mục tiêu luôn được quan tâm và ưu tiên hàng đầu, để từ mục tiêu, chúng ta mới có cơ sở đề ra các điều kiện, chọn lựa các phương pháp thực hiện. Với đào tạo nghề, thì mục tiêu phải xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp, từ “đơn đặt hàng” của thị trường lao động, có thế giáo dục, đào tạo mới thể hiện chức năng vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

1.2.3. Nội dung và phương pháp đáp tạo nghề

- Nội dung chương trình đào tạo bao gồm hệ thống các môn học, các chuyên đề được giảng dạy nhằm cung cấp các kỹ năng, kiến thức, các ứng xử

cần thiết cho lao động nông thôn.

Xây dựng các chương trình đào tạo nghề: Các chương trình đào tạo nghề

là cơ sở để các cơ sởđào tạo nghề thực hiện các hoạt động đào tạo nghề. Các chương trình phải rất cụ thể theo từng nghề và nhóm nghề. Các chương trình hướng đến 2 mục tiêu là trang bị cho người học những kiến thức cơ bản và rèn luyện kỹ năng nghề một cách cụ thể. Để xây dựng chương trình đào tạo nghề, các cơ sở đào tạo nghề phải xác định được hệ thống ngành nghề cơ sở

sẽ tham gia đào tạo. Cơ sở xác định hệ thống ngành nghề là phạm vi sản phẩm của các cơ sở đào tạo nghề sẽ cung ứng. Vì vậy, căn cứ xác định hệ thống ngành nghề đào tạo là nhu cầu của các địa phương các cơ sở đào tạo cung ứng laođộng đào tạo. Xét trên khía cạnh này, mối quan hệ giữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa với hệ thống ngành nghề sẽ phát sinh là cơ sở để xác định nhu cầu đào tạo. Việc xác định nhu cầu ngành nghề đào tạo là sự kết hợp giữa các

địa phương với các cơ sở đào tạo trên địa bàn các địa phương theo mức độ ảnh hưởng của các cơ sởđào tạo. Việc tổ chức xây dựng chương trình đào tạo

thuộc về chức năng của các trường dưới sự chỉ đạo, giám sát và phê duyệt của các cơ quan quản lý nhà nước.

Để có chương trình đào tạo có chất lượng, nhà nước có thể tổ chức xây dựng các chương trình chuẩn theo từng cấp đào tạo nghề, có phần để

từng cơ sở đào tạo nghề bổ sung, lựa chọn cho phù hợp với điều kiện từng cơ sở và yêu cầu sử dụng lao động của từng vùng, từng địa phương.

Tuy nhiên, chương trình đào tạo nghề cho laođộng nông thôn so với chương trình đào tạo nghề nói chung, cần cụ thể và dễ hiểu hơn. Thậm chí

đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng sâu, vùng xa, cho đồng bào dân tộc ít người cần theo phương thức cầm tay, chỉ việc, hết sức cụ thể, không tách rời mà gắn lý thuyết với thực hành theo từng kỹ năng nghề. Thời gian tổ chức các lớp dạy nghề thường ngắn, vào những thời điểm thích hợp, thường là những lúc nông nhàn.

- Phương pháp đào tạo là cách thức để tiến hành đào tạo. Hay nói cách khác, đó là phương thức cụ thể để truyền tải kiến thức cần đào tạo cho người

được đào tạo đểđạt được mục tiêu đào tạo.

Các hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn :

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn với đối tượng đa dạng, có những

đặc điểm đặc thù. Vì vậy, đây là hoạt động rất phong phú và phức tạp, có thể

phân thành các loại hoạt động khác nhau, tùy theo các tiêu chí phân loại có thể phân thành các hình thức đào tạo nghề như sau:

- Theo đối tượng, đào tạo nghề có thể phân thành: đào tạo nghề cho lao

động quản lý: giám đốc, đốc công, tổ trưởng… và đào tạo nghề cho lao động trực tiếp như: đào tạo nghề cho nông dân, cho thợ thủ công và lao động dịch vụ. Đào tạo nghề cho lao động quản lý thường hiểu theo nghĩa rộng của đào tạo, khi coi quản lý là một nghề của người quản lý; đào tạo nghề thường gắn

trực tiếp với hoạt động đào tạo cho người lao động trực tiếp mang tính kỹ

thuật như nghề gò, hàn, nghề mộc,…

- Theo phương thức, đào tạo nghề có thể phân thành: Dạy nghề và truyền nghề. Dạy nghề là truyền bá những kiến thức về lý thuyết và thực hành

để những người lao động nông thôn có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo, thành thục nhất định về nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Dạy nghề gắn với các tổ chức chuyên hoạt động dạy nghề. Truyền nghề là truyền bá kỹ năng thực hành để những người lao

động nông thôn có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo, thành thục nhất định về nghề nghiệp. Dạy nghề và truyền nghề thường áp dụng trong đào tạo nghề cho các lao động trực tiếp với các kỹ năng nghề nghiệp mang tính kỹ thuật.

Dạy nghề là phương thức đào tạo nghề của các tổ chức chuyên nên có hệ

thống cơ sở vật chất, chương trình, đội ngũ giáo viên đào tạo có chất lượng cao so với các phương thức khác. Kết quả của đào tạo nghề theo phương thức này thường lớn về số lượng, có hiệu quả cao về hoạt động đào tạo, đặc biệt người học có thời gian tập trung cho việc học, nên chất lượng học tập cao. Tuy nhiên, cùng một nghề nhưng thực tế áp dụng ở mỗi lĩnh vực có khác nhau nên đào tạo nghề qua các cơ sở đào tạo không thể đi vào các hoạt động

đặc thù của các cơ sở sử dụng lao động cụ thể. Vì vậy người được đào tạo nghề sau khi được tuyển dụng thường sau thời gian tập sự mới có thể thích

ứng với công việc ở chính nghề được đào tạo.

Truyền nghề là phương thức đào tạo nghề của từng cơ sở sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong các gia đình làm nghề thủ công truyền thống. Truyền nghề có ưu điểm là nội dung đào tạo nghề rất sát với môi trường và tính chất nghề mà người đó hoạt động, vì người được đào tạo được đào tạo các nghề

nghề diễn ra với quy mô nhỏ, tính chất nghề đa dạng theo từng người hoặc nhóm người theo yêu cầu đào tạo của từng cơ sở. Vì vậy, xét trên phương diện của đào tạo nghề hiệu quả của truyền nghề không cao.

- Theo mức độ của truyền bá kiến thức nghề có đào tạo nghề mới, đào tạo lại nghề và bồi dưỡng nâng cao tay nghề.

Đào tạo nghề mới: là đào tạo những người chưa có nghề, gồm những người đến tuổi lao động chưa được học nghề, hoặc những người trong độ tuổi lao động nhưng trước đó chưa được học nghề. đào tạo mới nhằm đáp ứng tăng thêm lao động có trình độ tay nghề cao cho xã hội. Vì vậy đào tạo mới có thể thực hiện ở các cơ sở đào tạo nghề chuyên hoặc truyền nghề trong từng cơ

sở sản xuất, kinh doanh.

Đào tạo lại nghề: là đào tạo đối với những người đã có nghề, có chuyên môn nhưng do yêu cầu mới của sản xuất và tiến bộ kỹ thuật dẫn đến việc thay

đổi cơ cấu ngành nghề, trình độ chuyên môn, một số công nhân được đào tạo lại cho phù hợp với cơ cấu ngành nghề và trình độ kỹ thuật mới. đào tạo lại nhằm tạo cho người lao động có cơ hội để học tập một lĩnh vực chuyên môn mới để thay đổi nghề. Vì vậy, đào tạo lại nghề thường được thực hiện ở các cơ sở đào tạo chuyên, những nơi có đầy đủ phương tiện đào tạo cập nhật các kiến thức nghề mới.

Bồi dưỡng nâng cao tay nghề: Bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật hóa kiến thức còn thiếu, đã lạc hậu, bổ túc nghề, đào tạo thêm hoặc củng cố

các kỹ năng nghề nghiệp theo từng chuyên môn và thường được xác nhận bằng một chứng chỉ hay nâng lên bậc cao hơn. Bồi dưỡng nâng cao tay nghề

cũng thường được thực hiện ở những cơ sởđào tạo chuyên.

Các thuật ngữ đào tạo nghề mới, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao tay nghề được sử dụng cho cả trường hợp đào tạo nghề cho lao động quản lý và

đào tạo nghề cho người lao động trực tiếp.

- Xét theo thời gian của đào tạo nghề và các kết quả người học đạt được có cao đẳng nghề, trung cấp nghề và bồi dưỡng nghề. Tương ứng với các cấp

độ của dạy nghề đó có bằng cao đẳng, trung cấp và chứng chỉ nghề. Ở các nước, trong đó có Việt Nam hệ thống đào tạo chuyên nghiệp và nghề lập thành một hệ thống từ trên đại học, đại học… đến bồi dưỡng nghề, tổ chức và phân bố từ thành phố cho đến nông thôn, trong đó đào tạo nghề được xác lập từ cao đẳng nghề đến bối dưỡng nghề. Vì vậy, người lao động có nhiều cơ hội tham gia vào quá trình đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn.

1.2.4. Tổ chức mạng lưới cơ sởđào tạo nghề

Thứ nhất: Xây dựng hệ thống mạng lưới dạy nghề, những chủ thể của quá trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Hệ thống cơ sở dạy nghề ở mỗi quốc gia, mỗi vùng, địa phương và các cơ sở sản xuất kinh doanh rất đa dạng. Đó là hệ thống các trường nghề, bao gồm các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và các trung tâm dạy nghề. Đó cũng có thể là các tổ chức khuyến nông, lâm, ngư, ... làm nhiệm vụ

chung là khuyến khích các hoạt động gắn với các ngành phát triển, trong đó có các hoạt động chuyển giao tiến bộ công nghệ và dạy nghề gắn với quá trình chuyển giao đó. Đó cũng có thể là các tổ chức hội nghề, như hội nuôi ong, hội làm vườn, hội sinh vật cảnh....cũng có nội dung hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ và nâng cao trình độ tay nghề của các hội viên. Đó cũng có thể là các tổ chức chính trị như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh. Thậm chí, còn là các doanh nghiệp, các gia đình dạy nghề dưới hình thức truyền nghề…

Quy hoạch và thiết kế hệ thống các cơ sở đào tạo nghề theo từng cấp học, từng hình thức đào tạo nghề và theo từng vùng địa phương là nội dung

mang tính tiền đề và quan trọng. Trong quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề, vấn đề cơ cấu các loại hình cơ sở đào tạo nghề, xác định chức năng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi (Trang 25 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)