Khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính công ty cổ phần kinh doanh khí hóa lòng miền bắc (Trang 86 - 92)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3. Phân tích thực trạng tài chính tại Công ty cổ phần kinh doanh khí hóa lỏng

3.3.2.4. Khả năng sinh lời

 Phân tích khả năng sinh lời của Công ty:

Bảng 3.16. Phân tích khả năng sinh lời

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 NĂM 2013-NĂM 2012 NĂM 2014-NĂM 2013 NĂM 2015-NĂM 2014 +/- % +/- % +/- %

Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 27 28 -3 24 1.00 3.70 (31.00) (110.71) 27.00 (900.00) Doanh thu thuần (tỷ đồng) 4,297 4,074 4,221 2,736 (223.00) (5.19) 147.00 3.61 (1,485.00) (35.18) Tài sản bình quân (tỷ đồng) 1,368 1,370 1,414 1,342 2.00 0.15 44.50 3.25 (72.00) (5.09) Vốn chủ sở hữu bình quân (tỷ đồng) 416 410 394 390 (6.00) (1.44) (15.50) (3.79) (4.00) (1.02) EBIT (tỷ đồng) 46 53 7 37 7.00 15.22 (46.00) (86.79) 30.00 428.57 Tỷ suất doanh lợi (biên lợi nhuận %) 0.63 0.69 (0.07) 0.88 0.06 9.38 (0.76) (110.34) 0.95 (1,334.21) Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA %) 1.97 2.04 (0.21) 1.79 0.07 3.55 (2.26) (110.38) 2.00 (942.92) Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu

(ROE %) 6.50 6.84 (0.76) 6.15 0.34 5.22 (7.60) (111.14) 6.92 (908.21) Tỷ suất sinh lợi căn bản (BEP lần) 0.03 0.04 0.00 0.03 0.01 15.05 (0.03) (87.21) 0.02 456.93

Qua bảng số liệu, ta có thể thấy biên lợi nhuận của Công ty tƣơng đối ổn định từ năm 2012 đến 2013. Năm 2013, biên lợi nhuận tăng 9,38% so với năm 2012 và đạt mức 0,69 lần. Tuy nhiên, năm 2014 là năm khó khăn lớn đối với Công ty nói riêng và toàn ngành nói chung, tốc độ tăng chi phí cao hơn tốc độ tăng doanh thu.Nguyên nhân là do giá khí đầu vào và chi phí vận chuyển tăng. Trong khi đó, giá khí đầu ra gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trên thị, hậu quả là lợi nhuận sau thuế bị âm dẫn đến tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cũng giảm mạnh tại mức -0,07%. Các doanh nghiệp phải đƣa ra cơ chế giá bán lẻ hợp lý nhằm thu hút khách hàng, nhằm nâng cao sản lƣợng và doanh thu. Năm 2015, đánh dấu bƣớc chuyển biến mới trong tình hình kinh doanh của Công ty, mặc dù doanh thu giảm nhƣng kèm theo đó Công ty đã cắt giảm các khoản chi phí, nhất là giá vốn hàng bán do giá cả yếu tố đầu vào giảm. Vì vậy, biên lợi nhuận năm 2015 tăng cao nhất trong 4 năm đạt 0,88%

Tƣơng tự nhƣ chỉ số biên lợi nhuận, tỷ suất sinh lời căn bản, tỷ suất sinh lời của tài sản và vốn chủ sở hữu năm 2014 giảm đột ngột so với năm 2012 và 2013. Sang năm 2015, 3 chỉ số này đã quay về mức ổn định do Công ty đã kịp thời đƣa ra các giải pháp phục hồi tình hình tài chính của Công ty.

 So sánh với nhóm ngành

Bảng 3.17. Phân tích khả năng sinh lời của các Công ty cùng ngành năm 2015

Chỉ tiêu PVG PGS PCG TB Ngành

Tỷ suất doanh lợi (biên lợi nhuận %) 0.88 2.75 0.75 6.27 Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA %) 1.79 5.61 1.41 7.66 Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE %) 6.15 16.33 2.33 12.08 Tỷ suất sinh lợi căn bản (BEP lần) 0.03 0.08 (0.01) 0.08

(Nguồn: Tác giả tự tính toán trên cơ sở số liệu từ báo cáo tài chính đã kiểm toán giai đoạn 2012-2015)

Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy: Tỷ suất doanh lợi của PVG năm 2015 rất thấp so với mặt bằng chung nhóm ngành. Trong khi PGS đạt mức 2,75%, trung bình ngành đạt 6,27% thì tỷ suất doanh lợi của PVG chỉ đạt 0,88%. Điều này chứng tỏ hiệu quả kinh doanh còn thấp, lợi nhuận thấp và kiểm soát chi phí chƣa đƣợc

hiệu quả nhƣ các công ty trong cùng ngành. So sánh ROA và ROE của PVG với nhóm ngành cũng thể hiện tình trạng của Công ty đang là đầu tƣ nhiều nhƣng chƣa kiếm đƣợc nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do Công ty đang tập trung đầu tƣ vào mảng kinh doanh mới với các kho chứa và trạm triết nạp công suất lớn. Công ty cũng đã dự tính và có kế hoạch từ trƣớc cho vấn đề này, dự kiến trong năm 2016 khi các dự án hoàn thành và đi vào hoạt động, các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của Công ty sẽ cải thiện hơn đáng kể.

3.3.2.5. Đòn bẩy tài chính

Từ bảng 3.18 ta thấy, hệ số nợ trên tổng tài sản của Công ty qua các năm tƣơng đối cao, thấp nhất là năm 2012 với 0,68 lần và cao nhất ở năm 2013 và 2014 đạt mức 0,72 lần. Điều này thể hiện tài sản của Công ty chủ yếu đƣợc tài trợ từ nợ. Với mức hệ số qua 4 năm phân tích có thể thấy Công ty đã khai thác khá triệt để đòn bẩy tài chính, biết cách huy động từ nguồn vốn đi vay. Tuy nhiên, nó cũng hàm ý là mức độ rủi ro của Công ty cũng cao. Cũng từ đó, ta có thể suy ra hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu, qua các năm tỷ lệ này đều lớn hơn 1 và đạt mức trên 3 lần. Hệ số này là hợp lý đối với ngành nghề kinh doanh của Công ty.

Ngoài nguồn vốn từ Nhà nƣớc, Công ty còn huy động vốn từ những nhà đầu tƣ bên ngoài nhƣ: ngân hàng và phát hành cổ phiếu. Ngoài ra, từ bảng số liệu cho thấy khả năng thanh toán lãi vay của Công ty năm 2012 là 1,84 lần chứng tỏ thu nhập của Công ty cao gấp 1,84 lần chi phí lãi vay, và gấp 3,53 lần. Duy chỉ có năm 2014, do tình hình thị trƣờng dầu khí biến động nên EBIT giảm mạnh, điều này dẫn đến khả năng thanh toán lãi vay trong năm 2014 cũng giảm mạnh.

Năm 2015, tình hình kinh doanh của Công ty đã đƣợc cải thiện vì vậy khả năng thanh toán lãi vay đã tăng mạnh trở lại. Các khoản phải trả của Công ty cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Bắc rất đa dạng, bao gồm: Phải trả ngƣời bán, thuế phải nộp Ngân sách Nhà nƣớc, phải trả ngƣời lao động, chi phí phải trả, các khoản phải trả, phải nộp khác, phải trả dài hạn…. Ngoài các khoản nợ vay, tác giả đặc biệt quan tâm đến khoản phải trả nhà cung cấp vì nó ảnh hƣởng trực tiếp đến uy tín của Công ty.

Bảng 3.18. Đòn bẩy tài chính Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 NĂM 2013-NĂM 2012 NĂM 2014-NĂM 2013 NĂM 2015-NĂM 2014 +/- % +/- % +/- % Tổng nợ phải trả (tỷ đồng) 868 1,051 987 915 183 21.10 (64) (6.09) (72) (7.29) Tổng tài sản (tỷ đồng) 1,277 1,462 1,366 1,318 185 14.49 (96) (6.57) (48) (3.51) Vốn chủ sở hữu (tỷ đồng) 409 410 378 402 1 0.24 (32) (7.80) 24 6.35 EBIT (tỷ đồng) 46 53 7 37 7 15.22 (46) (86.79) 30 428.57 Lãi vay (tỷ đồng) 25 15 14 9 (10) (40.00) (1) (6.67) (5) (35.71) Hệ số nợ trên tổng tài sản (lần) 0.68 0.72 0.72 0.69 0 5.77 0 0.51 (0) (3.92) Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (lần) 3.12 3.57 3.61 3.28 0 14.21 0 1.34 (0) (9.27) Khả năng thanh toán lãi vay

(lần) 1.84 3.53 0.50 4.11 2 92.03 (3) (85.85) 4 722.22

Bảng 3.19. Phân tích tình hình các khoản phải trả giai đoạn 2012-2015 Đơn vị: Tỷ đồng CHỈ TIÊU NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015 Năm 2013-Năm 2012 Năm 2014-Năm 2013 Năm 2015-Năm 2014 +/- % +/- % +/- % Các khoản phải trả 867 1,051 987 915 185 21,33 (64) (6,11) (72) (7,30) Vay ngắn hạn 243 263 367 407 20 8,23 104 39,54 40 10,90 Phải trả ngƣời bán 387 650 504 370 263 67,96 (146) (22,46) (134) (26,59) Ngƣời mua trả tiền trƣớc 1 8 3 1 7 1.028 (5) (62,03) (2) (60) Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc 6 5 3 1 (1) (16,67) (2) (44) (2) (64,29) Phải trả công nhân viên 14 13 17 24 (1) (7,14) 4 27,69 7 44,58 Chi phí phải trả 3 2 1 11 (1) (35,71) (1) (50) 10 1.122 Các khoản phải trả, phải nộp khác 12 11 9 5 (1) (11,67) (2) (15,09) (4) (46,67) Vay và nợ dài hạn 201 100 84 96 (101) (50,25) (16) (16,20) 12 14,56

Qua bảng phân tích 3.15: Quy mô phải trả biến động qua từng năm. Công ty đã tận dụng đƣợc đòn bẩy tài chính trong cơ cấu nguồn vốn của mình nhƣ đã phân tích ở trên. Trong các khoản vay, khoản phải trả ngƣời bán cũng là một chỉ tiêu rất quan trọng cần xem xét.

Bảng 3.20. Phân tích tình hình khoản phải trả ngƣời bán giai đoạn 2012-2015

Đơn vị: Tỷ đồng CHỈ TIÊU NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015 Năm 2013-Năm 2012 Năm 2014-Năm 2013 Năm 2015-Năm 2014 +/- % +/- % +/- % Phải trả ngƣời bán (Tỷ đồng) 387 650 504 370 263 68 (146) (22) (133) (26) Giá vốn hàng bán (Tỷ đồng) 1,043 3,799 3,969 2,441 2,756 264 170 4 (1,528) (38) Số vòng quay khoản phải trả

ngƣời bán (vòng) 3 6 8 7 3 117

2 35 (1) (16)

Thời gian bình quân 1 vòng quay phải trả ngƣời bán (ngày)

Số ngày phải trả bình quân của Công giảm trong các năm (2012: 134 ngày; 2013: 62 ngày, 2014: 46 ngày, 2015: 55 ngày). Điều này cho thấy:

- Công ty đang có một khả năng tài chính tƣơng đối tốt với số ngày phải trả bình quan giảm dần qua các năm;

- Khả năng tận dụng vốn của nhà cung cấp cũng rất tốt. cho thấy hiệu quả quản lý các khoản phải trả tốt, tối đa hóa đƣợc hiệu quả sử dụng vốn.

So với vốn đi vay, tiền nợ nhà cung cấp có lợi thế hơn do không phải trả lãi. Vì vậy, thời hạn thanh toán phải trả càng lâu càng có lợi cho doanh nghiệp, khi đó thay vì thanh toán cho nhà cung cấp, Công ty có thể sử dụng số tiền đó cho các hoạt động khác cần thiết hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính công ty cổ phần kinh doanh khí hóa lòng miền bắc (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)