Hệ số Z của Altman

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CUỐI KỲ MÔN HỌC PHÂN TÍCH DỮ LIỆU (Trang 52 - 54)

D. Công thức tính xác suất

3.3 Hệ số Z của Altman

Công thức điểm Z để dự đoán phá sản được Edward I. Altman, lúc đó là Trợ lý

Giáo sư Tài chính tại Đại học New York, xuất bản năm 1968. Công thức này có thể được sử dụng để dự đoán xác suất một công ty sẽ phá sản trong vòng hai năm. Điểm Z được sử dụng để dự đoán các vụ vỡ nợ của công ty và là một biện pháp

kiểm soát dễ tính toán đối với tình trạng kiệt quệ tài chính của các công ty trong các nghiên cứu học thuật. Điểm số Z sử dụng nhiều giá trị thu nhập doanh nghiệp và bảng cân đối kế toán đểđo lường sức khỏe tài chính của một công ty. Điểm này càng thấp thì khả năng phá sản càng cao. Các công ty có điểm Z trên 3 được xem là khỏe mạnh và không có khả năng phá sản. Điểm Z trong khoảng từ 1.8 đến 3 là

vùng xám.Đây là một mô hình tương đối chính xác - việc ứng dụng điểm Z thực tế

trên thế giới đã dự đoán thành công 72% sự phá sản của các doanh nghiệp trước 2

năm.

3.3.2 Công thức

Mô hình này kết hợp 5 chỉ số tài chính khác nhau để xác định khả năng phá sản của các công ty.

Z score = 1,2*A1+1,4*A2+3,3*A3+0,6*A4+1,0*A5

Trong đó:

 A1 = Vốn luân chuyển ( = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn)/Tổng tài sản. Tỷ lệ này cung cấp thông tin về tình hình tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp

 A2 = Lợi nhuận chưa phân phối/Tổng tài sản. Tỷ lệ này đo lường mức độ

phụ thuộc của doanh nghiệp vào nợ.

 A3 = EBIT (Lợi nhuận trước lãi vay và thuế)/Tổng tài sản

 A4 = (Giá thị trường của cổ phiếu*Số lượng cổ phiếu lưu hành)/Tổng nợ.Cho thấy giá trị thịtrường của doanh nghiệp có thể giảm bao nhiêu trước khi nợ phải trả vượt quá tài sản

 A5 = Hiệu quả sử dụng tài sản =Doanh thu/Tổng tài sản. Từ 1 đồng tài sản, doanh nghiệp làm ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

CHƯƠNG 4. KIỂM ĐỊNH GIẢ THIẾT 4.1 Khái niệm

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CUỐI KỲ MÔN HỌC PHÂN TÍCH DỮ LIỆU (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)