Phân tích thực trạng công tác quản trị nhân lực tại các phòng ban

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị nhân lực tại Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội (Trang 55 - 64)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.2. Phân tích thực trạng công tác quản trị nhân lực tại các phòng ban

Phát thanh và Truyền hình Hà Nội

3.2.2.1. Công tác tuyển dụng

Trong những năm qua Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đã thực hiện công tác tuyển dụng thông qua việc tổ chức các kỳ thi sát hạch. Thông qua các kỳ thi sát hạch, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đã tuyển dụng

đƣợc một đội ngũ nhân lực trẻ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đồng thời là đội ngũ lao động kế cận trong tƣơng lai.

Công tác tuyển dụng của Đài những năm qua là cơ bản đã đảm bảo nguyên tắc công khai (thông báo tuyển dụng trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng).

Với chủ trƣơng công tác tuyển dụng phải đƣợc tiến hành quy củ, đồng bộ và tập trung về đầu mối tuyển dụng là Phòng Tổ chức cán bộ, Đài đã xây dựng quy chế tuyển dụng lao động. Trong đó, phân công trách nhiệm và quyền hạn tuyển lao động, đồng thời quy định thủ tục, trình tự tuyển dụng, tiếp nhận lao động vào làm việc.

- Các bước của quy trình tuyển dụng: + Bước chuẩn bị tuyển dụng:

Để chuẩn bị tuyển dụng, Đài cho thành lập Hội đồng tuyển dụng, Hội đồng này sau đó sẽ tiến hành xác định các tiêu chuẩn tuyển chọn cho từng đối tƣợng tuyển chọn.

Cơ cấu Hội đồng gồm:

* Chủ tịch Hội đồng: Tổng Giám đốc

* Thƣờng trực Hội đồng: Trƣởng Phòng Tổ chức cán bộ

* Các ủy viên: Chủ tịch Công đoàn, Trƣởng phòng ban hoặc đơn vị trực thuộc đang có nhu cầu đƣợc bố trí thêm lao động, cán bộ phụ trách đào tạo.

+ Bước thu nhận và sơ tuyển hồ sơ:

Tất cả các hồ sơ đều đƣợc chuyển về Phòng Tổ chức cán bộ, tại đây chủ yếu kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Đơn xin việc, Bản khai lý lịch có chứng thực của địa phƣơng, Giấy khám sức khỏe của các cơ quan y tế có thẩm quyền và bản sao có công chứng các b ng cấp, Giấy chứng nhận trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tất cả bộ hồ sơ đều theo mẫu chung thống nhất của Nhà nƣớc, Đài chƣa có bộ mẫu hồ sơ riêng cho từng loại ứng viên vào các chức vụ và cho công việc khác nhau.

+ Bước phỏng vấn:

Phỏng vấn đƣợc tiến hành rất hình thức chung chung, chủ yếu hỏi thêm các thông tin về ứng viên. Chƣa quan tâm đúng mức vào các kiến thức, kỹ năng, khả năng thích hợp thực hiện công việc cần NNL.

+ Bước ra quyết định tuyển dụng:

Các hồ sơ sau khi phỏng vấn gần nhƣ đƣợc Hội đồng tuyển dụng ra quyết định tuyển dụng tất cả, có rất ít các ý kiến trái ngƣợc nhau trong Hội đồng tuyển dụng vì chƣa có tiêu chuẩn rõ ràng, những kinh nghiệm mềm trong tuyển chọn nhân sự. Trong quyết định tuyển dụng có nêu rõ: Chức vụ, nơi làm việc, lƣơng bổng, thời gian thử việc theo quy định (thƣờng là 2 tháng)... Khi đã có quyết định tuyển dụng, ứng viên tiến hành thử việc. Kể từ khi ký hợp đồng lao động đến hết 1 năm, ngƣời lao động đƣợc hƣởng 85% hệ số lƣơng cấp bậc, đƣợc tham gia BHXH, BHYT theo quy định.

3.2.2.2. Cơ chế quản lý và chính sách sử dụng, đãi ngộ thưởng - phạt

Tiền lƣơng là một phần thu nhập chủ yếu giúp cho cán bộ viên chức duy trì và nâng cao mức sống của họ và gia đình, giúp cho họ có thể hoà đồng với trình độ văn minh trong xã hội. Tiền lƣơng có thể là sự đánh giá đúng sức lao động và công lao mà ngƣời lao động đã cống hiến. Vì vậy, vấn đề trả lƣơng phải thực hiện theo đúng quy định, đúng với sức lao động mà họ đã bỏ ra, đồng thời khuyến khích ngƣời lao động b ng hình thức khen thƣởng giúp ngƣời lao động hăng say với công việc hơn. Thu nhập bình quân cán bộ năm 2012 khoảng 7.000.000 đ/ người.

Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội là cơ quan báo chí đầu tiên đề xuất việc định mức tin, bài cho phóng viên, là cơ sở để trả lƣơng và thƣởng. Sau hơn 10 năm thí điểm, năm 1988, UBND Thành phố Hà Nội đã chính thức công nhận và cho phép áp dụng định mức tin, bài. Cùng với việc mở rộng dịch vụ quảng cáo, tăng nguồn thu, chế độ định mức đã thực sự thúc đẩy tăng

năng suất lao động và nâng cao chất lƣợng sản xuất các chƣơng trình phát thanh, truyền hình, tạo cơ sở vững chắc cho việc áp dụng chế độ tự chủ tài chính theo nghị định 10 của Chính phủ từ năm 2003. Là một đơn vị sự nghiệp có thu, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội thực hiện phƣơng án tiền lƣơng nhƣ sau:

- Chính sách tiền lương

Hàng năm, Đài có trách nhiệm lập kế hoạch tiền lƣơng theo kế hoạch doanh số trình Sở Nội vụ phê duyệt. Tổng chi phí tiền lƣơng theo doanh thu trong năm không đƣợc vƣợt tỷ lệ theo quy định. Các khoản chi theo chế độ chính sách đƣợc lập theo kế hoạch riêng n m trong kế hoạch chi tiêu chung của Đài.

+ Chi phí tiền lƣơng theo doanh thu của Đài phải tuân thủ các quy định của Nhà nƣớc về quản lý tiền lƣơng đối với doanh nghiệp Nhà nƣớc. Quỹ tiền lƣơng đƣợc duyệt nếu chi không hết do tinh giảm lao động thì đƣợc chi trả cho số lao động thực tế tại đơn vị nhƣng phải đảm bảo doanh thu đƣợc khoán.

+ Việc kiểm tra, quyết toán chi phí tiền lƣơng đƣợc thực hiện cùng với các đợt kiểm tra định kỳ, đột xuất của cơ quan có thẩm quyền và xét duyệt quyết toán hàng năm theo quy định của Nhà nƣớc.

+ Tổng giám đốc Đài đƣợc chi trả lƣơng trong kế hoạch đƣợc duyệt cho ngƣời lao động theo quy định của Nhà nƣớc và theo hiệu quả, hiệu suất của từng ngƣời lao động. Cụ thể thu nhập của ngƣời lao động tại Đài nhƣ sau:

Tổng thu nhập = Lƣơng cơ bản(Lcb) + Lƣơng nội bộ(Lnb) + Vƣợt định mức(Lđm) + Các khoản phụ cấp khác + Hệ số phụ cấp trách nhiệm (nếu có)

Lcb áp dụng theo quy định 25/CP (nộp BHXH, BHYT, Đảng phí, công đoàn phí)

Lnb của từng chức danh khác nhau có khác nhau; lao động biên chế khác với lao động hợp đồng (6,6*290.000đ với chức danh chuyên viên trong

biên chế; 4,6*290.000đ với chức danh chuyên viên hợp đồng);

Lđm áp dụng 2 hình thức trả lƣơng: trả lƣơng theo sản phẩm và trả lƣơng theo thời gian

(+) Hình thức trả lương theo sản phẩm: căn cứ vào từng thể loại cụ thể và thời lƣợng sản phẩm thực tế làm ra

Ví dụ: Thực hiện phóng sự 10’ chức danh biên tập: 300.000đ/bài; Quay phim : 150.000đ/bài; KT ánh sáng: 50.000đ/bài; Phát thanh viên: 1.000đ/1’; Kỹ thuật dựng 5.000đ/1’; Kỹ thuật thu lời: 700đ/1’.

(+) Hình thức trả lương theo thời gian:

Chế độ nhuận bút (0,5*hệ số bình quân (khối ăn sản phẩm, cộng tác viên)); Hệ số phụ cấp trách nhiệm (nếu có)

+ Các khoản phụ cấp khác bao gồm: (+) Chế độ ăn trƣa (450.000đ/ngƣời/tháng)

(+) Phụ cấp phƣơng tiện đi lại (100.000đ/ngƣời/tháng)

(+) Phụ cấp tiền sử dụng điện thoại hàng tháng (100.000đ/tháng cho phóng viên, biên tập viên; 250.000đ/tháng đối với Ban Tổng giám đốc và lãnh đạo phòng, ban cấp trƣởng phó)

(+) Phụ cấp tiền thâm niên công tác cho cán bộ trong biên chế với nhiều mức (Từ 10 đến 15 năm: 10.000đ/ngƣời/năm; Từ 16 đến 20 năm: 15.000đ/ngƣời/năm; Từ 21 đến 25 năm: 20.000đ/ngƣời/năm; Từ 26 đến 30 năm: 25.000đ/ngƣời/năm; Từ 31 năm công tác trở lên: 30.000đ/ngƣời/năm).

Việc chi trả lƣơng phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai trong cơ quan và có sự tham gia của các tổ chức công đoàn nhƣng do Tổng giám đốc Đài quyết định. Quỹ tiền lƣơng của Đài có thể tăng theo doanh thu nhƣng không đƣợc tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu hàng năm. Căn cứ vào hiệu quả công việc nếu doanh thu tăng so với năm trƣớc từ 5% trở lên thì Đài đƣợc tăng mức lƣơng.

Hiện nay, Đài thực hiện hai cách tính lƣơng. Cách tính lƣơng sản phẩm (đối với khối biên tập, kỹ thuật làm sản phẩm). Cách tính lƣơng thời gian đối với khối quản lý.

Với cách tính này có ƣu điểm là dễ thực hiện, dễ kiểm tra. Khuyến khích đƣợc ngƣời lao động hăng say làm việc hơn bởi chế độ tiền lƣơng gắn liền với kết quả lao động, khuyến khích sử dụng hợp lý thời gian làm việc, tiết kiệm nguyên vật liệu, tập trung công suất máy móc thiết bị để tăng năng suất lao động. Tuy nhiên theo cách tính này thì ở một số bộ phận đơn giá sản phẩm còn cao do vậy có sự chênh lệch tiền lƣơng giữa khối ăn sản phẩm và khối quản lý.

- Chế độ đãi ngộ thưởng - phạt

Đài đã lập ra quỹ bảo hiểm xã hội trong đó trích một phần để mua bảo hiểm y tế và sử dụng 10% quỹ trợ giúp khó khăn cho cán bộ công chức, trợ cấp khi họ ốm đau, gặp hoàn cảnh khó khăn.

Ngoài ra, Đài đề ra các hình thức thi đua khen thƣởng để nâng cao tinh thần ngƣời lao động. Đài đề ra các hình thức biểu dƣơng, tặng quà sinh nhật, thƣởng sáng kiến, tăng lƣơng trƣớc thời hạn… Hàng năm, vào cuối năm Đài tổ chức cuộc họp bình bầu và khen thƣởng những đơn vị xuất sắc, những cá nhân có nhiều thành tích trong năm của các đơn vị phòng ban. Đài thƣờng xuyên tổ chức đi thăm quan, nghỉ mát, khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV.

Một mặt mạnh khác của Đài là công tác Đảng, công đoàn, Đoàn thanh niên đƣợc duy trì hoạt động đều đặn, nghiêm túc và rất có hiệu quả.

Bên cạnh quy chế chế độ tiền lƣơng, đãi ngộ với ngƣời lao động, Đài cũng xây dựng quy chế kỷ luật, để đánh giá ý thức chấp hành kỷ luật lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, tạo lực công b ng cho ngƣời lao động.

3.2.2.3. Công tác bố trí và sử dụng nhân lực

đã bố trí và sử dụng nhân lực đảm nhận các nhiệm vụ phù hợp với trình độ chuyên môn đƣợc đào tạo cũng nhƣ năng lực, sở trƣờng của từng ngƣời.

Phóng viên, biên tập viên đều tốt nghiệp ngành báo chí và thêm một chuyên ngành phục vụ tốt cho công tác tuyên truyền.

Kỹ thuật viên có trình độ đƣợc bố trí đúng với chuyên ngành đào tạo để phát huy tối đa kiến thức phục vụ cho sản xuất. Các thiết bị camera hiện đại, bàn dựng phi tuyến, bàn dựng HD đều đƣợc bố trí nhân sự sử dụng hết công suất máy móc thiết bị cho việc sản xuất tin, bài, phóng sự, ca nhạc… với chất lƣợng cao.

Các quan hệ nhân sự giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động đƣợc quy ƣớc trong Hợp đồng lao động và quy ƣớc lao động tập thể. Căn cứ vào quy ƣớc tập thể này Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đã ra quyết định về nhân lực nhƣ: điều chuyển cán bộ, bổ nhiệm, miến nhiệm, luân chuyển cán bộ, khen thƣởng và ký luật…

Luân chuyển cán bộ, điều chuyển cán bộ nh m kích thích khả năng làm việc sáng tạo, linh hoạt phù hợp với trình độ, năng lực của cán bộ. Mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả trong công việc, tránh sự nhàm chán, phát huy hết khả năng cho công việc mới. Công tác đề bạt, bổ nhiệm những cán bộ thực sự có năng lực sang đảm nhiệm một vị trí công tác cao hơn, trách nhiệm cao hơn và chế độ đãi ngộ thỏa đáng hơn còn hạn chế. Mục đích của công tác đề bạt, bổ nhiệm để giữ đƣợc những cán bộ có tài năng, giữ vững đƣợc tính trung thành với cơ quan, giảm bớt sự biến động về nhân lực, tinh giản cán bộ và ngày càng hoàn thiện hơn chất lƣợng đội ngũ cán bộ. Công tác luân chuyển và đề bạt cán bộ cấp cao còn bị tình trạng thiếu linh hoạt và công khai dân chủ.

Tổng Giám đốc Đài ra quyết định thành lập Hội đồng Thi đua khen thƣởng và Hội đồng kỷ luật nh m chú trọng công tác khen thƣởng tập thể, cá nhân có thành tích và cân nhắc đến các hình thức kỷ luật đối với ngƣời lao động. Nhƣng

hội đồng khen thƣởng và kỷ luật làm việc còn thụ động và máy móc, đa số các trƣờng hợp chỉ tiếp nhận báo cáo từ phòng chuyên môn gửi lên không có những chỉ đạo sát sao xuống cấp phòng để quan tâm tới từng cán bộ. Những tấm gƣơng có thành tích hay cá nhân vi phạm đƣợc chỉ ra khi đã rõ ràng, không tạo động lực tích cực cho những cán bộ có khả năng ngay từ ban đầu để họ có động lực đến khi thành công và góp phần xây dựng cho tổ chức.

3.2.2.4. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch đánh giá và bổ nhiệm lại cán bộ

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng

Công tác đào tạo, đào tạo lại và bồi dƣỡng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nh m nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ của Đài. Việc đào tạo, bồi dƣỡng một cách thƣờng xuyên, liên tục sẽ củng cố và trang bị những kiến thức cơ bản, những kiến thức mới và kỹ năng làm việc, đảm bảo cho đội ngũ cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Tuy nhiên các khóa đào tạo còn đơn giản, nội dung đào tạo đã cũ và mang nặng lý thuyết rất ít thực hành khiến học viên khó tiếp thu và không bám vững khi triển khai. Quy trình triển khai đào tạo bồi dƣỡng nhƣ sau:

+ Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Hàng năm Bộ phận phụ trách đào tạo thuộc Phòng Tổ chức Cán bộ gửi cho các Phòng, Ban liên quan kế hoạch đào tạo trong năm, tạo điều kiện cho tất cả cán bộ đều có thể đăng ký tham gia học tập.

+ Triển khai thực hiện chính sách đào tạo và phát triển: trên cơ sở kế hoạch đã đăng ký Phòng Tổ chức Cán bộ sẽ xác định hình thức, phƣơng pháp đào tạo, chi phí đào tạo…

- Quy hoạch, bổ nhiệm lại cán bộ

Công tác đánh giá, quy hoạch cán bộ đƣợc tiến hành công khai, dân chủ và theo một quy trình chặt chẽ theo hƣớng dẫn của Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ và

Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội; việc quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp phòng, ban đơn vị và cán bộ lãnh đạo Đài luôn nhận đƣợc sự quan tâm, phối hợp của cấp uỷ và chính quyền. Những cán bộ đƣợc đánh giá, quy hoạch thể hiện đƣợc những tiêu chí sau đây:

Một là, cán bộ công chức đƣợc quy hoạch là ngƣời có uy tín và năng lực lãnh đạo, có phẩm chất chính trị tốt, có đạo đức và lối sống lành mạnh giỏi chuyên môn nghiệp vụ hoàn thành tôt chức trách, nhiệm vụ mà mình đang đảm nhiệm.

Hai là, cán bộ công chức đƣợc quy hoạch phải có trình độ Đại học hoặc tƣơng đƣơng, đối với mỗi cán bộ sẽ đƣợc quy hoạch một hoặc hai chức danh. Độ tuổi cán bộ công chức đƣợc quy hoạch đối với cấp trƣởng hoặc phó phòng ban, đơn vị là không quá 50 tuổi, đối với ban Tổng Giám đốc là không quá 54 tuổi.

Công tác đánh giá, quy hoạch cán bộ cũng quy định rõ: Các phòng ban, đơn vị cần thực hiện thật nghiêm túc, và minh bạch, tránh tình trạng quy hoạch những nhân tố trì trệ, đƣợc bổ nhiệm rồi không còn sáng tạo, vô trách nhiệm với công việc

3.2.2.5. Về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp nhân lực tại Đài

Xuất phát từ tính chất đặc thù của Đài là cơ quan truyền thông thực hiện nhiệm vụ chính trị và phục vụ nhân dân. Nhận thức đƣợc tính chất đặc thù của báo chí là ngòi bút phản ánh chân thực cuộc sống đó, trong những năm qua, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đã chú trọng đến công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên trong thực thi nhiệm vụ; thƣờng xuyên tổ chức phát động phong trào thi đua sâu rộng trong toàn Đài về việc thực hiện tấm gƣơng ngƣời tốt, việc tốt; qua phát động đã chọn ra những tấm gƣơng điển hình tiên tiến và có những hình thức khen thƣởng, biểu dƣơng kịp thời,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị nhân lực tại Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)