Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị nhân lực tại Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội (Trang 94 - 101)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.6. Các giải pháp khác

- Tăng cường giáo dục nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ

Đài cần quan tâm đào tạo, bồi dƣỡng không chỉ về chuyên môn nghiệp vụ, mà còn phải quan tâm thuờng xuyên đến công tác giáo dục về chính trị tƣ tƣởng, phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm trƣớc nhiệm vụ, công vụ đƣợc giao. Những yêu cầu cần đạt đƣợc trong công tác này thời gian tới nhƣ sau:

Một là, trong chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ của Đài, nội dung giáo dục về chính trị tƣ tƣởng, phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm trƣớc nhiệm vụ, công vụ đƣợc giao phải trở thành một môn học chính thức. Đối với lực lƣợng Phóng viên, Biên tập viên, kỹ thuật viên mới vào Đài, ngoài việc đào tạo, bồi dƣỡng trang bị kiến thức cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ phát thanh, truyền hình, nhất thiết phải đƣợc bồi dƣỡng trang bị kiến thức về truyền thống của Đài, những yêu cầu về phẩm chất đạo đức và ý thức trách nhiệm, phong cách làm việc của ngƣời làm báo.

Hai là, để đứng vững và có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp đòi hỏi ngƣời lao động cần am hiểu luật pháp cũng nhƣ quyền và nghĩa vụ của mình. Chính mỗi ngƣời lao động cần phải có ý thức tự tu dƣỡng, rèn luyện về phẩm chất đạo đức, ý thức tuân thủ pháp luật; nỗ lực hoàn thiện mình trong việc chấp hành giờ giấc, tuân thủ kỷ luật lao động, tìm hiểu và chấp hành những

quy định do cơ quan, đơn vị đề ra.

Ba là, các cấp uỷ Đảng, cơ quan, đơn vị và bản thân ngƣời lao động cần tổ chức và thực hiện có hiệu quả cuộc vận động học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh. Mặt khác, tăng cƣờng công tác kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ, công vụ để kịp thời phát hiện, uốn nắn những sai sót, lệch lạc, đồng thời xử lý nghiêm minh, thoả đáng những hành vi vi phạm.

- Cải thiện môi trường làm việc và tăng cường sức khoẻ

Cùng với các giải pháp để phát triển về số lƣợng và nâng cao chất lƣợng cán bộ nêu trên, trong thời gian tới Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội còn phải quan tâm thực hiện các giải pháp khác để nâng cao đời sống tinh thần cũng nhƣ sức khoẻ của ngƣời lao động, qua đó động viên, thúc đẩy ngƣời lao động thực hiện tốt hơn nhiệm vụ, công vụ đƣợc giao. Cụ thể là:

Một là, cải thiện môi trƣờng làm việc: việc tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, xây dựng công sở văn minh, hiện đại, xây dựng bầu không khí dân chủ tƣơng trợ lẫn nhau để tạo động lực thúc đẩy sự hăng hái, nhiệt tình của cán bộ. Bản thân mỗi cán bộ khi đƣợc làm việc trong môi trƣờng văn minh, cơ sở vật chất, phƣơng tiện hiện đại sẽ tự mình có ý thức học tập vƣơn lên để làm chủ khoa học, công nghệ, đồng thời rèn luyện tác phong làm việc cho phù hợp. Ý thức xây dựng môi trƣờng coi cơ quan nhƣ nhà của mình.

Hai là, nâng cao sức khoẻ cho ngƣời lao động: thƣờng xuyên phát động phong trào văn nghệ, thể dục, thể thao, qua đó nâng cao đời sống tinh thần và rèn luyện sức khoẻ, thể lực. Đồng thời, thực hiện chế độ khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ để qua đó kịp thời phát hiện bệnh tật, nhất là các bệnh truyền nhiễm có thể lây lan trong cộng đồng, đồng thời qua đó thể hiện sự quan tâm của cơ quan đối với ngƣời lao động không chỉ về trí lực mà còn cả về thể lực.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết Luận

Cùng với sự phát triển và đổi mới của đất nƣớc, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đã có những phát triển mạnh mẽ, tăng mạnh về số lƣợng, chất lƣợng cũng nhƣ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực tài chính, qui mô và chất lƣợng các chƣơng trình phát thanh, truyền hình. Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đã ngày càng thể hiện rõ vai trò là một cơ quan truyền thông lớn của thành phố nói riêng và cả nƣớc nói chung trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị. Đóng góp vào thành công đó có công sức rất quan trọng của đội ngũ NNL các phòng ban của Đài, ở tất cả mọi cấp độ và lĩnh vực hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, công tác quản trị nhân lực của Đài vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập. Điều đó đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết cho công tác quản trị nhận lực của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội trong những năm tới.

Luận văn đã đặt mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ở lĩnh vực này. Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành những nội dung sau:

Một là, hệ thống hóa một số vấn đề Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản trị nhân lực trong tổ chức và đƣ ra một số nội dung chủ yếu của quản trị nhân lực trong tổ chức, doanh nghiệp, kinh nghiệm của một số nƣớc phát triển và một số cơ quan trong nƣớc, thành công và đang trong quá trình tìm hƣớng đi, luận văn đã xác định phát triển NNL là yếu tố quyết định thành công của một tổ chức trong nền kinh tế thị trƣờng nói chung và hội nhập nói riêng.

Hai là, qua phân tích thực trạng công tác quản trị nhân lực tại các phòng ban của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội từ khi hợp nhất hai Đài, luận văn đã chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản trị nhân lực các phòng ban, làm rõ những thành công cũng nhƣ những hạn chế, bất cập trong công tác quản trị nhân lực các phòng ban của Đài và nguyên nhân của những hạn chế đó.

Ba là, thông qua lý luận, nhận rõ thực trạng và dựa trên các quan điểm, mục tiêu phát triển của Đài, luận văn đề xuất, luận chứng những định hƣớng và giải pháp cơ bản hoàn thiện công tác quản trị nhân lực các phòng ban Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội nh m góp phần xây dựng một đội ngũ NNL các phòng ban chất lƣợng cao đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH.

Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực là một vấn đề có nội hàm rộng và liên quan đến nhiều lĩnh vực. Việc thực hiện những giải pháp đã nêu đòi hỏi sự nỗ lực và quyết tâm cao của toàn thể đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý và công nhân viên của Đài, cũng nhƣ sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội.

2. Một số kiến nghị

Ngoài những giải pháp dành nh m hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại các phòng ban chuyên môn cho Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, luận văn mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị lên Thành phố và Trung ƣơng nhƣ sau:

2.1. Kiến nghị với Chính Phủ

- Đề nghị tăng chế độ phụ cấp độc hại vì với mức phụ cấp hiện tại là 0.2 của lƣơng tối thiểu là quá thấp so với những độc hại trong ngành phát thanh, truyền hình.

- Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho ngành phát thanh truyền hình hiện nay đang gặp rất nhiều rào cản và rất khó áp dụng. Nhà nƣớc cần ban hành thêm các văn bản pháp luật và chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao phù hợp với bối cảnh và xu thế hội nhập hiện nay của ngành phát thanh - truyền hình.

- Đề nghị tăng cƣờng hơn nữa các quan hệ hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ để có cơ hội ứng dụng những thành tựu khoa học tiên tiến của của nƣớc phát triển của khu vực cũng nhƣ trên thế giới. Hợp tác trong lĩnh vực đào tạo và có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho ngành phát thanh - truyền hình.

2.2. Kiến nghị với Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội

- Thành phố cần sớm thành lập trung tâm nghiên cứu phát triển NNL nh m nghiên cứu dự báo nhu cầu NNL nhất là trên địa bàn để đảm bảo đào tạo bám sát thực tế. Đây là yếu tố cần thiết để giúp cho Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội và các cơ quan ban

ngành thành phố Hà Nội trong việc tham mƣu và nâng cao chất lƣợng trong công tác quản trị nhân lực.

- Đề nghị Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội cho phép Đài đƣơc chủ động hơn nữa trong công tác tuyển dụng và đào tạo cũng nhƣ trong công tác quản trị nguồn nhân lực theo yêu cầu thực tế của Đài.

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. TS.Nguyễn Thị Minh Anh, 2010. Quản trị nguồn nhân sự: NXB Thống kê, Hà Nội.

2. Mai Quốc Chánh,1999. Nâng cao chất lượng nguồn nhân sự đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước: NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Hồ Anh Dũng, 2002. Phát huy yếu tố con người trong lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay: NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

4. Nguyễn Hữu Dũng, 2003. Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam: Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

5. Vũ Dũng, 2002. Từ điển tâm lý học, NXB khoa học xã hội, Hà Nội.

6. Phạm Minh Hạc, 2001. Nghiên cứu con người và nguồn nhân sự đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội.

7. Nguyễn Tiến Long, 2008. Đề tài nghiên cứu khoa học “Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức của Đài Tiếng nói Việt Nam”

8. Đoàn Văn Khái, 2005. Nguồn nhân sự con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam: Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 9. Nguyễn Bắc Sơn, 2005. Đề tài “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức

quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” 10.Nguyễn Thanh, 2005. Phát triển nguồn nhân sự phục vụ công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nướ: Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

11. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ 2008. Một số vấn đề về nguồn nhân lực ở Việt Nam thời kỳ hậu gia nhập WTO, Bản tin Tuần tin kinh tế - xã hội số 17 (93) ngày 03/12/2008.

12. Bộ Lao động- Thƣơng binh và Xã hội, 2004. Lao động - Việc làm ở Việt Nam 1996-200:, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

13. Bộ Thông tin và Truyền thông, 2012. Quyết định Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành thông tin và truyền thông giai đoạn 2011 - 2020, số 896/QĐ-BTTTT.

14. Chính phủ, 2010. Nghị định số 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

15. Chính phủ, 2015. Nghị định số 17/2015/NĐ-CP quy định về tăng lƣơng cho cán bộ công chức.

16. Đài Phát thanh -Truyền hình Hà Nội, 2012, 2013, 2014,2015. Báo cáo tổng kết và phƣơng hƣớng nhiệm vụ năm; Quy hoạch phát triển hệ thống Phát thanh - Truyền hình Thủ đô đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

17. Đề tài nghiên cứu khoa học “Cẩm nang quản lý phát thanh truyền hình” của Keith Jackson, Phil Charley Tom Hogan, sách do Đài TNVN dịch năm 1998. 18. Đề tài nghiên cứu khoa học “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp

ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước” của tác giả Mai Quốc Chánh,1999: Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Quyết định Phê duyệt Phát triển nhân lực Việt Nam đến năm 2020, số 1216/QĐ-TTg.

20. Quyết định Phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020, số 22/2009/QĐ-TTg.

21. Quyết định Phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020, số 22/2009/QĐ-TTg.

22. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, 2009. Quyết định về việc quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tở chức bộ máy, biên chế của Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Hà Nội, số 118/2009/QĐ-UBND

II. Tiếng nƣớc ngoài.

1. Chisstian, “Quản lý nguôn nhân lực trong khu vực nhà nước” tập I và Tập II (sách dịch) NXB chính trị quốc gia HCM năm 2002.

2. Bernard Wynne, David Stringer, 1997."Competency Based Approach to Training and Development ".

3. George T. Mikkovich, John W.Boudreau, 2002. "Quản trị nguồn nhân lực" (sách dịch), NXB Thống kê.

4. McLagan, P.A.&Suhadolnik,1989. " Models for Human Resource Development Practice " .

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị nhân lực tại Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội (Trang 94 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)