Các bước cần thiết để xây dựng thương hiệu du lịch cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng thương hiệu Du lịch cộng đồng tại đô thị cổ Hội An (Trang 36 - 41)

1.4 Lý thuyết về xây dựng thƣơng hiệu Du lịch cộng đồng

1.4.6 Các bước cần thiết để xây dựng thương hiệu du lịch cộng đồng

Hình 1.3 Mô hình xây dựng thƣơng hiệu du lịch cộng đồng

1.4.6.1. Phân tích vị thế, năng lực và các nguồn lực cần thiết để phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương

Đây là nền tảng cho mô hình xây dựng thương hiệu DLCĐ. Nội dung chính của bước này bao gồm 02 phần quan trọng:

Đầu tiên là việc nhận diện những yếu tố cấu thành nên năng lực của địa phương. Ở đây, chính quyền địa phương cần kiểm tra các điều kiện cơ bản và tiên quyết của khu vực địa phương xem có đáp ứng được nhu cầu của DLCĐ hay không, dựa trên một số tiêu chí căn bản sau:

-Tài nguyên văn hóa và tài nguyên môi trường. -Năng lực của cộng đồng.

-Nguồn lực nhân sự

-Cơ sở hạ tầng du lịch, dịch vụ du lịch.

-Xác định và phân loại đối thủ cạnh tranh (địa phương) trong phạm vi cụ thể. -Những xu hướng và phát triển du lịch chính ảnh hưởng đến đến địa phương.

-Nhận diện những cơ hội và đe dọa mà có thể địa phương phải đối mặt.

Trên cơ sở các tiêu chí đã đề ra, phải xác định những yếu tố của du lịch địa phương tạo nên những yếu tố hấp dẫn mềm, sự khác biệt hóa đủ sức thu hút du khách. Ngoài ra, những giá trị tăng thêm cũng là thành tố quan trọng tạo nên diện mạo đặc sắc cho các sản phẩm du lịch.

Thứ hai, ngành du lịch phải phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động của các bên liên quan tại các điểm DLCĐ, trong đó bao gồm các hoạt động:

- Thiết kế các sản phẩm – dịch vụ DLCĐ.

- Quá trình cung cấp sản phẩm – dịch vụ đến khách du lịch.

- Các quy tắc và ràng buộc về lợi ích giữa các bên liên quan trong các hoạt động phát triển DLCĐ.

- Sự tham gia của cư dân bản địa trong mọi hoạt động trong phạm vi thuộc DLCĐ.

- Hiệu quả của các hoạt động bảo tồn tài nguyên du lịch của người dân, các tổ chức cũng như chính quyền địa phương trong khu vực DLCĐ.

- Tìm hiểu những chương trình tiếp thị mà các bên liên quan đang áp dụng tại địa phương.

Tóm lại, kết quả cuối cùng của bước đầu tiên là nhận dạng những điểm mạnh hay điểm yếu cạnh tranh cũng như gắn với những nguy cơ và đe dọa có thể xảy ra trong hiện tại và tương lai đối với ngành du lịch địa phương.

1.4.6.2 Xây dựng mục tiêu và tầm nhìn cho ngành du lịch địa phương

Việc xây dựng mục tiêu và tầm nhìn của ngành du lịch tại địa phương nhất thiết phải gắn liền với công tác xác định các giá trị du lịch cốt lõi và thị trường mục tiêu của loại hình DLCĐ tại Hội An. Gía trị du lịch cốt lõi chính là những lợi thế về tài nguyên du lịch sẵng có của địa phương, tạo nên sự nhận biết từ khách du lịch mà nơi khác không có. Căn cứ vào kết quả về những tiềm năng du lịch đã được tổng hợp tại Bước 1 để tiếp tục phân tích, làm rõ những giá trị này. Xác định thị trường mục tiêu phù hợp với loại hình DLCĐ cũng phải dựa vào nguồn thông tin đã thu thập được có liên quan đến vị thế, các nguồn lực hiện có của địa phương, nói cách

khác chính phần thực trạng phát triển DLCĐ tại Bước 1 là nền tảng để phân đoạn và nhận diện thị trường du lịch mục tiêu mà ngành du lịch phải nhắm đến.

Bên cạnh đó, cộng đồng được khuyến khích chia sẻ thái độ và những mong đợi của họ đối với DLCĐ với nhau và với các bên liên quan khác. Cộng đồng cần phải xác định: họ mong muốn gì từ DLCĐ - mục tiêu phát triển họ cần hướng tới và những mong muốn nào của họ có thể được chấp nhận và không thể được chấp nhận bởi các bên liên quan. Có một tầm nhìn rõ ràng sẽ giúp các bên liên quan xem xét đánh giá được tình trạng hiện tại mà họ đang có, mục tiêu họ mong muốn đạt được trong tương lai và làm thế nào để đạt được mục tiêu đó. Điều quan trọng mà cộng đồng nên hiểu là DLCĐ có thể phải mất một vài năm để đi vào ổn định phát triển. Để điều chỉnh các mục tiêu và duy trì đà hướng tới mục tiêu, cộng đồng cần xác định các mục tiêu ngắn hạn (ví dụ: hai năm, năm năm) và mục tiêu dài hạn cho mình (ví dụ: mười năm, hai mươi năm).

1.4.6.3 Xây dựng các kế hoạch, giải pháp tiếp thị hiệu quả:

- Phát triển năng lực địa phương nhằm xây dựng và duy trì DLCĐ một cách bền vững:

DLCĐ hoàn toàn phụ thuộc vào người dân. Những trải nghiệm của khách du lịch phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ do người dân cung cấp – đây là những người đã được đào tạo các kỹ năng và năng lực cần thiết để cung cấp các sản phẩm du lịch. Đánh giá và thấu hiểu tầm quan trọng về nguồn nhân lực chính là chìa khóa xác định xem liệu cộng đồng đó có khả năng duy trì và phát triển DLCĐ một cách bền vững hay không.

Xây dựng năng lực địa phương không chỉ dừng ở mức độ nâng cao kỹ năng và kiến thức mà còn nâng cao sự tự tin và động lực tham gia vào du lịch cộng đồng. Đây là yếu tố quan trọng nhằm xây dựng niềm đam mê, niềm tin rằng bản thân họ có thể triển khai kinh doanh du lịch cộng đồng.

- Phát triển và tiếp thị các sản phẩm DLCĐ:

Khách du lịch luôn kỳ vọng một sản phẩm độc đáo của bất kỳ một điểm DLCĐ nào đó. Không có một lý do nào mà họ lại ghé thăm một điểm du lịch khi

điểm du lịch đó không có một sản phẩm khác biệt. Một điểm du lịch có thể có một hoặc một vài sản phẩm như các phong cảnh tự nhiên, các di tích văn hóa, các làng nghề, đặc sản địa phương… nhưng cộng đồng địa phương cần thống nhất sản phẩm cần được tập trung thể hiện nét đặc sắc riêng cho địa phương mình.

Xác dịnh thị trường khách hàng mục tiêu. Có rất nhiều đối tượng khách du lịch với những mục đích đi du lịch khác nhau. Cần xác định được đối tượng khách du lịch là nhóm khách hàng mục tiêu (nhóm khách hàng chính) của mình để từ đó đưa ra các hoạt động marketing phù hợp.

Mục tiêu của phát triển và tiếp thị sản phẩm DLCĐ:

-Phải làm cho thương hiệu du lịch của mình thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu hiệu quả hơn thương hiệu của các đối thủ cạnh tranh.

-Mang lại sự hài lòng cho người dân bản địa, chủ thể kinh doanh cũng như đáp ứng được sự kỳ vọng của du khách và nhà đầu tư du lịch.

Giải pháp tiếp thị du lịch bao gồm nhiều công cụ khác nhau nhưng các giải pháp luôn là hỗn hợp của tất cả các công cụ tiếp thị cần thiết trong mối liên kết chặt chẽ với nhau. Hơn nữa, những giải pháp này chỉ có ý nghĩa khi được cụ thể hóa bằng một kế hoạch hành động chi tiết, kế hoạch hành động càng chi tiết càng giảm thiểu tối đa các rủi ro.

1.4.6.4 Thực hiện và kiểm tra

Nội dung của bước cuối này có ý nghĩa không kém phần quan trọng, tác động đến hiệu quả của quy trình xây dựng thương hiệu du lịch cộng đồng. Ngành du lịch địa phương phải triển khai các kế hoạch đã lựa chọn một cách khoa học và phù hợp với tình hình hiện nay của địa phương. Bên cạnh đó, cần phải giám sát, quản lý chặt chẽ quá trình thực hiện, đảm bảo quy trình được thực hiện xuyên suốt, kịp thời.

NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Phát triển DLCĐ là một xu hướng tiến bộ của các quốc gia trong việc định hướng và thực hiện con đường phát triển du lịch bền vững. Ngày nay, các nước đang phát triển lẫn các nước phát triển đều đưa ngành du lịch vào vị trí then chốt trong nền kinh tế của mình, vai trò của DLCĐ càng được quan tâm hơn bao giờ hết. Phát triển DLCĐ trong bối cảnh toàn cầu hóa dựa trên cơ sở nền kinh tế tri thức. Các quốc gia, địa phương đẩy mạnh phát triển DLCĐ để giải quyết mâu thuẫn đang diễn ra khá gay gắt giữa hoạt động của ngành du lịch đại chúng với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường.

DLCĐ là loại hình du lịch sáng tạo, được làm chủ bởi chính cộng đồng địa phương. Hình thức du lịch này áp dụng 03 chiến lược chính: đưa thêm lợi ích kinh tế đến với cộng đồng nghèo nhất; tăng thêm những tác động phi kinh tế và tạo điều kiện cho các cộng này tham gia vào các hoạt động du lịch. Do đó, Phát triển DLCĐ được xem là một hình thức kinh doanh mang tính tích cực và đạo đức để tiến đến một nền thương mại công bằng và có trách nhiệm với thế hệ mai sau. Cũng với loại hình du lịch này sẽ mang đến cho chúng ta những sản phẩm “xanh sạch hàm

lượng công nghệ cao và mang tính nhân văn sâusắc”; bảo đảm lợi ích cho mọi tầng

lớp cư dân trong xã hội. DLCĐ đang được xem là một hình thức xóa đói giảm nghèo có hiệu quả ở nhiều nước đang phát triển.

Như vậy, để phát triển DLCĐ một cách vững chắc và hiệu quả, trên cơ sở phát huy thế mạnh về tài nguyên vốn có của Tp. Hội An, cần phải có chiến lược đồng bộ nhằm xác định các giá trị cốt lõi du lịch của địa phương, khai thác các nguồn tài nguyên quý giá và độc đáo ở đây thành những sản phẩm du lịch đa dạng và hấp dẫn du khách. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu của du khách và tăng khả năng cạnh tranh trong hoạt động DLCĐ của Việt Nam nói chung, khu vực Nam trung bộ nói riêng với các nước trong khu vực, ngành du lịch cũng phải nhận dạng vùng thị trường du lịch mục tiêu trong dài hạn dựa trên những lợi thế, nguồn tại địa phương và các xu hướng, thói quen tiêu dùng du lịch trên thế giới.

CHƢƠNG 2

XÁC ĐỊNH CÁC GIÁ TRỊ CỐT LÕI

VÀ THỊ TRƢỜNG MỤC TIÊU CỦA DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI TP. HỘI AN

Mục tiêu và nội dung chính của Chương: Nội dung Chương 2 là việc triển

khai các bước trong Mô hình xây dựng thương hiệu DLCĐ đã được đề cập ở Chương 1 (trừ bước 4). Dựa trên những phân tích về tiềm năng và thực trạng phát triển DLCĐ tại Hội An, từ đó nhận dạng những cơ hội và thách thức cũng như những điểm mạnh, điểm yếu mà du lịch địa phương sẽ đối mặt, đây là nền tảng để lựa chọn chính xác thị trường mục tiêu và xác định các giá trị cốt lõi tạo nên sự khác biệt của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng thương hiệu Du lịch cộng đồng tại đô thị cổ Hội An (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)