Đánh giá thực trạng xây dựng thƣơng hiệu du lịch cộng đồng tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng thương hiệu Du lịch cộng đồng tại đô thị cổ Hội An (Trang 57)

phố Hội An

2.2.1 Kết quả kinh doanh du lịch

Thành quả lớn nhất của ngành du lịch Hội An trong 10 năm qua là đã xây dựng và phát triển được uy tín thương hiệu Hội An - một điểm đến an toàn, thân thiện.

Về khách du lịch quốc tế: nếu năm 2007, số lượng khách quốc tế đến Hội An

chỉ ở mức 518.000 lượt khách, chiếm 12% tổng số du khách quốc tế của cả nước thì đến năm 2012 số lượng khách quốc tế đạt 1.384.000 lượt, tăng hơn 2.6 lần trong vòng 6 năm, chiếm hơn 21% tổng số du khách quốc tế đến Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm trong giai đoạn 2007 – 2012 đạt trên 24%/năm trong khi tính cả nước chỉ hơn 11%/năm và là địa phương có tốc độ phát triển du lịch cao nhất tại khu vực miền Trung. Thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch là 2,32 ngày, cao hơn so với Tp. Đà Nẵng 1,56 ngày, Huế là 2,04 ngày [17]. Mức chi tiêu trung bình của một khách quốc tế là 70 USD/ngày, trong đó 38 USD cho lưu trú, 32 USD cho ăn uống, mua sắm [11].

ĐVT: nghìn lượt/năm

(Nguồn: Chi cục thống kê Tp. Hội An và Sở Du lịch tỉnh Quảng Nam)

Biểu đồ 2.5: Tổng lƣợng khách nƣớc ngoài tham quan và lƣu trú tại Tp. Hội An và các địa phƣơng khác từ năm 2007 - 2012

Về khách du lịch nội địa: bình quân mỗi năm Hội An đón khoàn 1.2 triệu lượt

khách. Giai đoạn 2007 – 2012, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt gần 8%, trong đó năm 2012 là năm du khách trong nước đến Hội An nhiều nhất với hơn 1.4 triệu khách, chiếm 4,2% tổng số khách du lịch cả nước. Tuy nhiên, so với Tp. Đà Nẵng hay tỉnh Khánh Hòa, khách du lịch đến Hội An vẫn còn thấp, đặc biệt là trong 03 năm gần đây.

ĐVT: nghìn lượt/năm

(Nguồn: Chi cục thống kê Tp. Hội An và Sở Du lịch các tỉnh)

Biểu đồ 2.6: Tổng lƣợng khách nội địa tham quan và lƣu trú tại Tp. Hội An và các địa phƣơng lân cận từ năm 2007 - 2012

Về doanh thu du lịch: năm 2012 doanh thu từ du lịch của Hội An đạt 1,44 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2007, tổng thu nhập xã hội từ du lịch cũng đạt 3,36 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 2,6 lần trong vòng 6 năm. Doanh thu du lịch bình quân giai đoạn này hơn 1 nghìn tỷ đồng/năm trong khi tổng thu nhập xã hội từ du lịch của toàn thành phố là 2,18 nghìn tỷ đồng [17]. Đây là những tín hiệu rất khả quan, cho thấy ngành du lịch Hội An đang có những bước phát triển rất ổn định.

2.2.2 Hoạt động quản lý và phát triển DLCĐ tại địa phương

 Công tác quản lý:

Mô hình DLCĐ đã được nghiên cứu và triển khai thử nghiểm với quy mô nhỏ tại làng rau Trà Quế từ năm 2003. Các dự án cộng đồng về văn hóa và du lịch có sự tham gia của người dân là hướng sinh kế bền vững mà rất nhiều tổ chức nước ngoài hướng đến, trong đó Hội An là nơi đặt nền móng cho vấn đề này. Tuy nguồn thu từ du lịch đem đến cho các làng nghề còn thấp, nhưng sự phát triển du lịch đã mở ra một hướng đi mới đầy triển vọng cho các làng nghề.

Thực tế trong những năm qua, bước đầu Tp. Hội An đã thành công trong việc liên kết giữa phát triển làng nghề và du lịch cùng với sự tham gia của cộng đồng hướng đến mục đích gắn lợi ích và trách nhiệm của người dân vào quá trình phát triển du lịch bền vững. Khi cộng đồng dân cư vừa là người cung cấp các sản phẩm dịch vụ du lịch, vừa là chủ thể của hoạt động du lịch cho du khách gồm: nghề may mặc, nghề lồng đèn, nghề trồng rau, nghề mộc, nghề gốm... kết hợp với các chương trình “Đêm phố cổ”; “Phố không động cơ”. Điều này đã, đang và sẽ đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động du lịch, thu hút nhiều nguồn lực cho đầu tư du lịch, bảo tồn và tái hiện các lễ hội gắn với phục hồi làng nghề truyền thống, vận động sự tham gia hưởng ứng tích cực của cộng đồng dân cư địa phương, doanh nghiệp đối với hoạt động du lịch và bảo tồn các giá trị văn hóa.

Ngành du lịch Tp. Hội An đã tích cực đầu tư xây dựng và chỉnh trang cơ sở hạ tầng làng nghề. Làng gốm Thanh Hà đã được đầu tư gần 6 tỷ đồng để cải thiện các tuyến đường dân sinh, xây dựng bờ kè chống xói lở. Thành phố đã hỗ trợ kinh phí đầu tư cải tạo và xây dựng mới 8 lò gốm thủ công cải tiến và thủ công truyền thống

tại làng gốm Thanh Hà; Đối với làng mộc Kim Bồng, hơn 5.2 tỷ đồng đã được thành phố Hội An đầu tư hoàn chỉnh các hạng mục công trình chủ yếu như giao thông nội bộ, nhà trưng bày sản phẩm, đầu tư chuyển giao công nghệ máy chạm khắc gỗ để nâng cao năng suất, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh.

 Công tác bảo tồn di sản tại Hội An

Vấn đề bảo tồn di sản, tài nguyên du lịch luôn song hành với sự phát triển của ngành du lịch. Với lượng khách du lịch lớn cộng thêm tác động của thời gian, sự xuống cấp của phố cổ lại càng trở nên nghiêm trọng. Bên cạnh đó, sự bành trướng của các khu đô thị mới, các đô thị này theo hướng phố cổ làm trung tâm để phát triển không gian, hệ quả là không gian xanh bao quanh phố cổ, vùng đệm quan trọng dần biến mất, các cánh đồng vốn là đặc trưng cảnh quan thiên nhiên của Hội An cũng trở thành khu đô thị. Ngoài ra, còn có những nguy cơ tiềm ẩn như ô nhiễm môi trường, thiên tai, hoả hoạn hay nguy hiểm hơn là sự biến dạng di tích.

Việc phát huy và bảo tồn các giá trị di sản văn hóa là hai mặt của một thể thống nhất, có tác động tương hỗ lẫn nhau. Nhưng yếu tố then chốt chính là cộng đồng. Cộng đồng là một phần không thể thiếu của di sản văn hóa, là linh hồn, là tâm điểm của di sản đồng thời là nhân tố tích cực đóng vai trò quan trọng góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa. Thực tế cho thấy, cộng đồng dân cư là đối tượng hưởng lợi lớn từ du lịch cả về vật chất lẫn tinh thần. Ngoài ra, du lịch còn là cầu nối giao lưu quốc tế, tình cảm yêu mến mà du khách dành cho Hội An sẽ khơi gợi lòng tự hào và tình yêu quê hương đất nước của người dân. Đây là một động lực thôi thúc cộng đồng tích cực tham gia hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Bên cạnh chủ trương thu hút khách du lịch và khuyến khích, hỗ trợ người dân làm kinh doanh các mặt hàng phục vụ du lịch, Tp. Hội An cũng tiến hành tổ chức bán vé tham quan, giúp dân có tiền sửa nhà cổ theo nguyên gốc. Đồng thời có chính sách rõ ràng về miễn thuế và mức đầu tư kinh phí trùng tu từ 30- 75%, thậm chí 100% tùy theo độ hư hại của di tích và vị trí của ngôi nhà Nhờ vậy mà ngày nay Hội An đã trở thành một hình mẫu để cho các địa phương khác học hỏi và áp dụng.

 Sản phẩm du lịch cộng đồng

Ngành du lịch địa phương đang không ngừng xây dựng những sản phẩm du lịch mới. Hiệu quả nhất là sản phẩm “Phố không động cơ” và “Đêm Phố Hội” nhằm tái hiện không gian khu phố cổ theo những nghi thức giao tiếp truyền thống, thói quen sinh hoạt dân gian của người dân phố Hội thế kỷ 18 – 19, đã tạo được sự hấp dẫn đặc biệt đối du khách. Ngoài ra, các tour sản phẩm du lịch khác như: “Mô ̣t ngày làm cư dân Trà Quế” , “Làm thợ gốm Thanh Hà” ,… Đây là sản phẩm mang đậm tính cộng đồng của địa phương khi có sự hổ trợ cực kỳ quan trọng của cư dân phố cổ, họ tham gia một cách tự giác và đầy tinh thần trách nhiệm.

Hội An cũng đã có định hướng phát triển mạnh mạng lưới du lịch Homestay. Các hộ dân sẽ là “chủ đầu tư” nhưng kiến trúc phải tuân thủ dạng nhà truyền thống. Chương trình sinh hoạt hằng ngày cùng du khách phải cụ thể, đậm tính văn hóa bản địa. Trong thời gian lưu trú, du khách hòa vào đời sống gia chủ, tham gia các sinh hoạt thường nhật của người dân nông thôn. Việc đầu tư vào mô hình Homestay cũng là hướng để Hội An phát triển DLCĐ, giúp người dân có thể hưởng lợi trực tiếp từ du lịch, đồng thời mở rộng không gian du lịch đến các vùng ven.

Bảng 2.4: Tóm tắt những sản phẩm Du lịch cộng đồng tại Tp. Hội An Sản phẩm

du lịch Nội dung sản phẩm

Du lịch sinh thái

- Du lịch bảo vệ môi trường rừng dừa nước Cẩm Thanh. - Khám phá hệ sinh thái đại dương Cù Lao Chàm. - Một ngày làm ngư dân Cù Lao Chàm.

- Lặn ngắm san hô và tìm hiểu môi trường biển. - Vớt rát trên sông Hoài.

- Du lịch biển đảo Hội An.

Du lịch văn hóa

- Sản phẩm “Đêm rằm Phố Hội”, “Phố không động cơ”. - Khám phá văn hóa Hội An xưa và nay.

- Nghệ thuật ẩm thực Hội An. - Trò chơi dân gian Bài Chòi.

- Du lịch Homestay.

- Văn hóa tín ngưỡng, chùa và hội quán. - Một ngày làm cư dân Phố cổ.

- Tìm hiểu văn hóa Chămpa, Nhật Bản, Trung Hoa và Châu Âu tại Hội An thế kỷ 17 – 18.

- Lễ hội ông Tổ nghề may. - Lễ hội Cầu Ngư.

- Quảng Nam – Hành trình di sản

Du lịch nông nghiệp

- Một ngày làm cư dân làng rau Trà Quế. - Du lịch làng quê.

- Du lịch sông nước và câu cá trên sông Hoài. - Học nấu ăn cùng với nông dân.

- Khám phá Hội An bằng xe đạp. - Làm nông dân tại xã Cẩm Nam.

Du lịch làng

- Một ngày làm cư dân làng gốm Thanh Hà. - Một ngày làm cư dân làng mộc Kim Bồng. - Một ngày làm cư dân làng dừa nước Cẩm Thanh. - Khám phá văn hóa làng nghề Hội An.

Du lịch nghệ thuật và thủ

công mỹ nghệ

- Cùng làm lồng đèn với người dân Hội An. - Nghệ thuật thêu Hội An.

- Nghệ thuật đúc đồng Phước Kiều. - Nghệ thuật may vá.

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ các làng nghề đã có những cải thiện về mặt thiết kế, kiểu dáng và kích thước, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu, thị hiếu của du khách. Một số sản phẩm lưu niệm của làng nghề thủ công truyền thống của Hội An có thương hiệu nổi tiếng như: đèn lồng, mộc điêu khắc, gốm, mây tre đan. Hiện nay, tất cả các làng nghề tại Tp. Hội An đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam chính thức cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu và thương hiệu sản phẩm. Việc đăng ký, xác lập và bảo hộ nhãn hiệu không chỉ đem lại nguồn lợi kinh tế chung cho các hộ sản

xuất tại làng nghề mà còn bảo vệ danh tiếng của sản phẩm, của thương hiệu du lịch địa phương, giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn đúng sản phẩm, khuyến khích sản xuất, tăng doanh thu, góp phần cải thiện đời sống kinh tế người dân làng nghề.

Phát triển các sản phẩm DLCĐ không chỉ đơn thuần là cải thiện thu nhập cho dân cư bản địa, giảm nghèo, bảo tồn di sản văn hóa mà còn giúp nâng cao chất lượng phục vụ du lịch đối với các sản phẩm du lịch chung, du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng,…thông qua việc cạnh tranh lành mạnh giữa các hình thức du lịch. Theo nghiên cứu của đề tài về đánh giá tính đa dạng của sản phẩm DLCĐ tại địa phương: đa số du khách đánh giá cao về sự đa dạng của sản phẩm với nhiều hình thức khác nhau, đến 63% cho biết hoàn toàn hài lòng, có 9% cho biết sản phẩm DLCĐ vẫn chưa phong phú. Cũng trong khảo sát này, thành công của DLCĐ tại Tp. Hội An là có đến 97% khách du lịch được khảo sát cho biết thỏa mãn với các loại hình sản phẩm - dịch vụ. Trong đó, 47% và 30% là tương đối hài lòng và hoàn toàn hài lòng. Chỉ có rất ít 3% không hài lòng. Do đó, có thể thấy DLCĐ là loại hình du lịch đang rất được khách du lịch ưa thích và đánh giá cao.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm như trên, sản phẩm DLCĐ vẫn còn nhiều điểm yếu, cụ thể:

- Chất lượng sản phẩm không ổn định, do phụ thuộc rất lớn vào tính chuyên nghiệp, kĩ năng và kiến thứcphục vụ du lịch của các hộ tham gia DLCĐ. Mặt khác, sự không đồng đều cả về sự tiện nghi của cơ sở lưu trú đến các dịch vụ gia tăng cần thiết giữa các hộ gia đình sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự cảm nhận của du khách.

- Thiếu các quy chế, các rằng buộc chặt chẽ nhằm đảm bảo sự công bằng về mặt lợi ích giữa các thành phần tham gia DLCĐ.

- Không có cơ quan chuyên trách điều hành chung nhằm tiếp nhận hay phản hồi thông tin từ khách du lịch. Cơ quan có vai trò vừa là nơi quảng bá hình ảnh sản phẩm vừa là nơi đảm bảo chất lượng sản phẩm - dịch vụ hay quản lý tình hình hoạt động của các cá thể có liên quan để có những điều chỉnh phù hợp.

- Chất lượng sản phẩm thủ công mỹ nghệ vẫn còn hạn chế về mặt chất lượng, chủng loại sản phẩm chưa phong phú, hầu hết các cơ sở sản xuất mang tính gia đình nên ít áp dựng công nghệ vào sản xuất. Mặc dù các chính sách phát triển làng nghề, hổ trợ khuyến khích ngành thủ công mỹ nghệ đã được Hội An thực hiện từ năm 2011 nhưng hiệu quả không cao do chưa đặt con người vào trọng tâm.

- Sự phát triển nhanh chóng về số lượng các hình thức DLCĐ mà thiếu sự quản lý chặt chẽ của các đơn vị liên quan vô hình chung sẽ dẫn đến tình trạng sử dụng quá mức nguồn tài nguyên du lịch, rất khó đảm bảo chất lượng dịch vụ cho du khách và cạnh tranh không lành mạnh giữa các chủ thể tham gia DLCĐ với nhau cũng như giữa các chủ thể tham gia DLCĐ với các chủ thể kinh doanh khác.

- Khi có những thay đổi và khi phải đối mặt với việc mức sống ngày càng tăng thì nguy cơ tính cộng đồng trong nếp sinh hoạt truyền thống, lối sống những yếu tố quan trọng thể hiện bản sắc văn hóa Hội An bị mai một sẽ diễn ra như một sự tất yếu. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển các dịch vụ du lịch khác ở dịa phương.

2.2.3 Hiện trạng hoạt động Marketing của Tp. Hội An từ năm 2007 đến nay

 Những thành tựu:

Những năm qua, Du lịch Tp. Hội An đã đạt được nhiều thành công nổi bật trong việc thu hút, tiếp thị hình ảnh địa phương đến du khách trong và ngoài nước cũng như quảng bá sản phẩm DLCĐ đối với du khách khi đến với Hội An bằng nhiều hình thức khác nhau:

-Công tác quảng bá, xây dựng hình ảnh DLCĐ được lồng ghép thông qua các sự kiện văn hóa xã hội thường niên mang tầm châu lục và thế giới: Lễ hội giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản; Festival Di sản văn hóa thế giới các nước ASEAN; Liên hoan và hội thi Hợp xướng quốc tế; đăng cai Hoa hậu Hoàn vũ quốc tế 2008; mới nhất là tổ chức cuộc thi Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam tháng 06/2013.

-Tỉnh Quảng Nam và Tp. Hội An đã định kỳ hai năm một lần tổ chức Lễ hội “Quảng Nam - Hành trình di sản” bắt đầu từ năm 2003. Qua 4 kỳ tổ chức, với sự tham gia của các đơn vị quản lý, nhà đầu tư du lịch, các hãng lữ hành mà đặc biệt là người dân địa phương đã giúp Lễ hội trở thành chiếc cầu nối đưa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng thương hiệu Du lịch cộng đồng tại đô thị cổ Hội An (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)