2.1 Đánh giá các nguồn lực phát triển Du lịch cộng đồng tại Tp.Hội An
2.1.2 Các yếu tố môi trường bên ngoài
Du lịch Hội An nằm trong khối thống nhất với du lịch khu vực Nam Trung Bộ, sự phát triển của du lịch Hội An gắn bó mật thiết với tình hình phát triển du lịch của cả nước. Nói cách khác, thực trạng môi trường du lịch Việt Nam tác động mạnh mẽ đến du lịch Hội An, tạo ra những cơ hội cũng như đe dọa đến hoạt động của ngành.
2.1.2.1 Chính trị - pháp luật:
Tại Việt Nam, tình hình an ninh - chính trị luôn được giữ ổn định, chính sách ngoại giao cởi mở cùng tiêu chí làm bạn với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đã góp phần đưa Việt Nam nói chung và Tp. Hội An nói riêng trở thành điểm đến an toàn, thân thiện. Ở phạm vi rộng hơn, khu vực Đông Bắc Á và biển Đông đang đối diện với nhiều bấn ổn, vấn đề tranh chấp biển giữa các bên liên quan đang là chủ đề nóng, trong đó tự do hàng hải tại Biển Đông và biển Hoa Đông có tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến hoạt động du lịch.
Hệ thống văn bản pháp quy về du lịch của nước ta thường xuyên được cập nhật nhưng nhìn chung vẫn thiếu đồng bộ, chưa huy động được các nguồn lực cho phát triển du lịch, đặc biệt là thủ tục thị thực xuất nhập cảnh. Nhận thức về du lịch cả ở cấp quản lý nhà nước , quản lý kinh doanh và trong cộng đồng tham gia làm du lịch còn thấp, chưa đầy đủ, dẫn đến nguy cơ làm mất cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo tồn nguồn tài nguyên du lịch, thiếu bền vững. Tp. Hội An hiện nay cũng đang đối mặt với vấn đề cấp bách này.
Công tác quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự trong du lịch tại Hội An đạt được những kết quả nhất định. Lực lượng công an đã phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức hướng dẫn doanh nghiệp công tác đăng ký tạm trú cho khách du lịch và đăng ký qua mạng máy tính tại cơ quan Công an. Tình trạng tội phạm từ các địa
phương khác đến Hội An để trộm cắp, cướp giật tài sản hay cò mồi, chèo kéo du khách đến nay đã được từng bước xử lý dứt điểm.
2.1.2.2 Yếu tố kinh tế
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới từ năm 2008 đến nay đã ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế khu vực và thế giới. Tuy vậy, ngành du lịch vẫn là một điểm sáng với việc đón hơn 6,8 triệu lượt khách quốc tế và 32,5 triệu lượt khách nội địa trong năm 2012, đây là con số kỷ lục từ trước đến nay. Doanh thu du lịch năm 2012 đạt đỉnh với 160 nghìn tỷ đồng, tăng 23% so với năm ngoái và gấp gần 10 lần so với năm 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân 16,6%/năm. Trong đó, du khách Châu Á vẫn đứng đầu với mức tăng 5,5% so với năm trước, trái ngược với sự sụt giảm của du khách đến từ châu Âu và châu Mỹ, khách thương nhân tăng 6,9%. Ngành du lịch hiện đóng góp khoảng 4,3% GDP của cả nước và cung cấp việc làm cho khoảng 3,7% tổng lực lượng lao động [22]. Những con số trên cho thấy Việt Nam đang được nhìn nhận như một điểm đến mới mẻ, hấp dẫn. Hơn nữa, UNWTO dự báo số lượng khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới sẽ tăng trung bình 3,3%/năm từ nay đến năm 2030, như vậy cơ hội tạo sự bức phát về thu hút khách du lịch trong những năm đến vẫn đầy triển vọng.
ĐVT: Triệu lượt
(Nguồn: Tổng cục Du lịch năm, năm 2013)
Biểu đồ 2.1: Thống kê khách du lịch quốc tế & nội địa đến Việt Nam từ năm 2006 - 2012
ĐVT: Nghìn tỷ đồng
(Nguồn: Tổng cục Du lịch, năm 2013)
Biểu đồ 2.2: Tổng doanh thu du lịch Việt Nam từ năm 2006 – 2012
Mặt khác, suy thoái kinh tế cũng góp phần làm thay đổi nhu cầu, động cơ và xu hướng du lịch . Trong đó , chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hưởng du l ịch. Du li ̣ch xanh , du lịch có trách nhiệm , DLCĐ gắn với xoá đói giảm nghèo , hướ ng về cô ̣i nguồn , về thiên nhiên là những xu hướng nổi trô ̣i . Sự gia tăng số lượng của du lịch kết hợp với công tác tình nguyện cung cấp cơ hội tốt cho loại hình DLCĐ tại Hội An phát triển mạnh mẽ.
2.1.2.3 Đối thủ cạnh tranh
Ở cấp độ quốc gia, ngành du lịch đang đứng trước những thách thức rất lớn. Tháng 3/2012, WEF công bố “Báo cáo tính cạnh tranh trong du lịch và lữ hành”, theo đó xếp hạng cạnh tranh của Du lịch Việt Nam năm 2011 đứng thứ 80/139 nước (năm 2009 đứng thứ 89/139 nước). Du lịch Việt Nam ở vị trí thứ 14 trên 26 nước thuộc châu Á - Thái Bình Dương và đứng thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á.
Bảng 2.2: Chỉ số cạnh tranh du lịch và lữ hành 2011 của châu Á -Thái Bình Dƣơng Quốc gia Xếp hạng của khu vực Xếp hạng của 139 nƣớc Số điểm
Singapore 1 10 5.23 Malaysia 7 35 4.59 Thái Lan 10 41 4.47 Brunei 11 67 4.07 Indonesia 13 74 3.96 Việt Nam 14 80 3.90 Philippines 18 94 3.69 Campuchia 21 109 3.44
(Nguồn: The Travel&Tourism Competitiveness Report 2011,www.weforum.org/ttcr) Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là chưa có sự đột phá về mặt Marketing điểm đến; chất lượng dịch vụ còn thấp trong khi giá thành lại cao hơn 30% so với các nước trong khu vực, một phần cũng xuất phát từ nạn “bắt chẹt” du khách. Kết quả là có đến trên 85% khách du lịch đến Việt Nam và không quay trở lại, con số này trong 5 năm qua luôn nằm từ 80-90% [26, tr 2], Việt Nam thường nhằm trong nhóm có tỷ lệ quy lại lần thứ hai thấp nhất khu vực.Ngược lại, có đến 40% du khách quay trở lại Singapore, 45% người du lịch đến Thái Lan lần thứ hai.
ĐVT: %
(Nguồn: Hội nghị đầu tư khách sạn Châu Á - Thái Bình Dương, năm 2012)
Ở khu vực miền Trung, mỗi địa phương đều có một số lợi thế về tài nguyên du lịch để phát triển loại hình du lịch phù hợp với nguồn lực của của minh. Cụ thể: mức độ dễ dàng tiếp cận điểm đến và hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại là nhân tố hình thành lợi thế cạnh tranh du lịch của Tp. Đà Nẵng. Hơn nữa, Đà Nẵng còn có đường bờ biển đẹp, nhiều điểm du lịch hấp dẫn như: bán đảo Sơn Trà, khu du lịch Bà Nà – suối Mơ, đều Hải Vân. Vì vậy, du lịch công vụ kết hợp mua sắm, giải trí và du lịch sinh thái nghĩ dưỡng là những loại hình du lịch thế mạnh; Đối với Thừa Thiên Huế, du lịch văn hóa, lễ hội là sản phẩm du lịch nổi bật của tỉnh hiện nay; Là địa phương có thế mạnh về du lịch biển đảo nên Khánh Hòa chủ yếu phát triển loại hìnhdu lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển; Tỉnh Quảng Bình tập trung khai thác các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch lịch sử, tâm linh.
Nhìn chung, để tạo nên sự khác biệt so với các địa phương khác, cùng với việc phát huy tất cả lợi thế sẵng có, Hội An cần tập trung đầu tư, khai thác DLCĐ, xây dựng hình ảnh Hội An gắn liền với cộng đồng bản địa và nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng thể hiện rõ nét văn hóa đặc sắc của địa phương. Hơn nữa, cần kết hợp giữa du lịch sinh thái, du lịch biển đảo với DLCĐ nhằm tạo nên sự đa dạng cho sản phẩm du lịch.
2.1.2.4 Yếu tố hạ tầng - công nghệ du lịch
Hạ tầng du lịch
Tính đến cuối năm 2012, tổng số cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn cả nước ước tính là 13.500 với 285.000 buồng. Số khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế chỉ chiếm ~10%, vì vậy số lượng phòng cao cấp đang thiếu trầm trọng. Giá phòng tăng bình quân mỗi năm từ 20% – 35% cũng gây khó khăn trong việc thu hút du khách và kéo dài thời gian lưu trú của họ [27]. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng tiếp cận điểm đến của nước ta còn nghèo nàn. Các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển đến các điểm du lịch chưa đồng bộ và chất lượng thấp, chưa kết nối thành mạng lưới. Thiếu các quy hoạch mang tính dài hạn nhằm thu hút các dự án đầu tư có trọng điểm vào hạ tầng du lịch như: giao thông, cảng biển du lịch quốc tế.
(Nguồn: Afternaty real estate, 28/06/2013)
Hình 2.1: Thống kê số lƣợng khách sạn tại Việt Nam tính đến năm 2012
Theo thống kê của Phòng Văn hóa – Thông tin – Du lịch Hội An , Tp. Hội An hiện nay có hơn 3 nghìn buồng phòng sẵn sàng phục vụ trên 5 nghìn khách/ngày. Số lượng Khu nghỉ mát – khách sạn đạt tiêu chuần từ 3 sao trở lên đạt 32%. Ở Cù Lao Chàm đã hình thành 40 nhà có phòng cho thuê để kinh doanh theo mô hình DLCĐ. Số cơ sở lưu trú theo mô hình này vào thời điểm cuối năm 2012 là 61 nhà với 164 phòng, chiếm tỷ tro ̣ng hơn 45,5% cơ sở lưu trú các loa ̣i . Thực tế, đa số các hộ gia đình tại các khu vực làng nghề thường có điều kiện kinh tế thấp nên việc đâu tư vào hạ tầng du lịch, đặc biệt là điểm lưu trú còn hạn chế, mức độ tiện nghi còn thấp, khả năng đáp ứng nhu cầu cư trú, ăn uống hay đi lại chưa được đảm bảo.
Đối với du lịch Homestay, mức độ tiện nghi được cải thiện cao hơn nhưng đa số các hộ dân lại sinh sống ở khu vực nội thị, khu vực cận phố cổ, khu thương mại nên nguy cơ phá vỡ không gian, kiến trúc khu phố cổ rất dễ xảy ra. Vì vậy, vấn đề khó khăn nhất chính là đảm bảo chất lượng dịch vụ và cơ sở vật chất, nếu nơi lưu trú không đầy đủ tiện nghi, sạch sẽ, không đảm bảo an toàn thì du khách sẽ không lựa chọn, không quay lại lần thứ hai.
Hệ thống giao thông đang là một điểm yếu của Hội An, các tuyến đường hầu hết là tuyến đường cũ, diện tích hẹp, tuyến đường nối các đểm đến du lịch tại từ nội thành đến các vùng ven còn rất ít, chất lượng đường thấp, gây khó khăn trong việc
di chuyển trong khi lưu lượng xe du lịch lại rất lớn. Đa số các dự án đầu tư trong thời gian gần đây chỉ tập trung vào việc xây dựng các khu nghĩ dưỡng cao cấp ven biển trong khi công tác thu hút vốn đầu tư, ưu tiên đầu tư vào các dự án DLCĐ, các khu vực nông thôn mang tính xã hội cao vẫn còn yếu, thiếu các dự án hổ trợ về cơ sở hạ tầng giao thông. Nguyên nhân chủ yếu là chưa có cơ chế chính sách khuyến khích, đãi ngộ về thủ tục hành chính và vay vốn phù hợp, đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Công nghệ trong du lịch
Hiện nay, Internet và các công nghệ hiện đại khác đã có tác động tới ngành Du lịch một cách mạnh mẽ, thông tin trực tuyến hiện nay đã trở thành một trong những nguồn ảnh hưởng chủ yếu tới quyết định của khách du lịch ở hầu hết các thị trường lớn. Trên thực tế, khách du lịch trong và ngoài nước ngày càng có xu hướng lựa chọn công cụ internet để tìm kiếm thông tin du lịch trước khi lựa chọn điểm đến. Đặc biệt, đối với những du khách ở xa không thể tiếp cận thông tin du lịch qua tư vấn trực tiếp thì mạng internet là hình thức mua tour hữu hiệu nhất. Nhìn chung, việc áp dụng công nghệ vào hoạt động tiếp thị và quản trị du lịch tại nước ta nói chung vẫn còn hạn chế, chưa khai thác tối đa tiềm năng, sự tiện lợi mà công nghệ truyền thông hiện đại mang lại.
Ở Hội An, việc áp dụng công nghệ trong hoạt động du lịch đã được triển khai ở một số lĩnh vực, trong đó có ứng dụng công nghệ bản đồ số để quản lý, quảng bá di tích Hội An với tổng vốn đầu tư gần 500 triệu đồng. Xây dựng ngân hàng dữ liệu thông tin chi tiết bằng các hình thức video, ảnh, văn bản, thông tin tọa độ, đường đi. Ngoài ra, công trình cũng xây dựng dữ liệu 3D cho 50 điểm di tích, điểm tham quan tiêu biểu. Đặc biệt, Hội An là thành phố đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á cung cấp dịch vụ wifi miễn phí. Dự án được triển khai từ năm 2011 đến 2012 với tổng mức đầu tư ban đầu hơn 20,2 tỉ đồng [25].